Con đem về 25 nghìn nói là tiề.n “công sức mồ hôi”, bà mẹ Hà Nội biết nguồn gốc mà “sang chấn”
Câu chuyện của bà mẹ này cũng dấy lên một cuộc tranh luận rôm rả.
Một bà mẹ ở Hà Nội mới đây “tá hoả” khi con trai đang học lớp 7 cầm về 25 nghìn đồng. Đây là sự việc “bất thường” bởi chị chưa từng cho con tiề.n ăn quà vặt. Hỏi mới biết thì ra con kiếm ít tiề.n bằng cách đi mua, bán quà vặt thuê giúp các bạn trong lớp để kiếm 2-5 nghìn đồng 1 lần. “Con bảo là các bạn viết đồ ăn ra, con sẽ đi mua xong về bạn trả công. Bạn cho gì con cũng không ăn vì ngại, sợ ăn rồi không có tiề.n mua mời lại. Con tích cóp được 25 nghìn, bảo đó là tiề.n công sức mồ hôi của con kiếm được vì mẹ không bao giờ cho con tiêu tiề.n ở trường. Ở lớp, mỗi bạn đi học đều được bố mẹ cho từ 20 nghìn đồng tới 100 nghìn đồng tùy gia cảnh”, bà mẹ chia sẻ.
Chị thắc mắc không biết liệu sau chuyện này có nên cho con tiề.n tiêu vặt hay không?
Có nên cho con tiề.n đi học hàng ngày?
Nhiều người nhận xét, con của bà mẹ này nhanh nhẹn, lanh lợi có tính tự lập. Con là 1 đứ.a tr.ẻ ngoan. Con hiểu chuyện, biết kiếm ít tiề.n bằng sức lao động của mình, lại biết tiết kiệm. Con sẽ biết vất vả như nào để kiếm từng đồng một.
Họ cũng đồng tình việc không cho con tiề.n khi đi học. Trên thực tế, con trẻ mua gì, ăn gì ở ngoài phạm vi gia đình cha mẹ sẽ không kiểm soát được. Hãy nghĩ đến thuố.c điện tử, chất độc hại trá hình dưới hình thức kẹo đẹp mắt. Chưa kể đến các loại bánh kẹo thạch, chân gà toàn tẩm hóa chất. Tốt nhất con muốn ăn gì bố mẹ mua cho con mang đi, hoặc về nhà ăn cũng không muộn. Bên cạnh đó, để con khó khăn một chút con sẽ chăm chỉ và “động não” hơn.
Tuy nhiên, luồng ý kiến khác cho rằng, trẻ con cũng có nhu cầu tiêu vặt. Việc con kiếm ít tiề.n từ bạn bè bằng sức lao động của mình cũng không sai nhưng không nên cổ vũ suy nghĩ đó khiến con trở nên thực dụng, giúp đỡ ai cũng chỉ nghĩ đến tiề.n. Chưa kể, quá sa đà vào việc kiếm ít tiề.n có thể ảnh hưởng việc học.
Cho con tiề.n tiêu vặt không có gì sai. Bố mẹ có thể cho con làm việc nhà, điểm cao thì tặng sao cho con. Đủ sao thì đổi thành tiề.n. Để con quá thiếu thốn con sẽ tự ti, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến tính cách của con.
Video đang HOT
Một người kể, con của cấp trên mình không được bố mẹ cho tiề.n dù nhà rất giàu. Thấy các bạn cùng lớp xung quanh cứ ăn quà vặt, bản thân mình thì không, cháu nảy sinh ý định ăn trộm tiề.n của người giúp việc. Lên văn phòng của ba còn lấy tiề.n nhân viên, bị camera ghi lại. Cho con tiề.n cũng là một cách để dạy con tiêu tiề.n, quản lý tài chính.
“Mình vẫn cho con tiề.n tiêu vặt, dạy con cách tiêu tiề.n, kiếm ít tiề.n, quí trọng đồng tiề.n chứ k để con thiếu thốn. Con tiêu gì cần ghi chi tiết lại, giới hạn số tiề.n được tiêu và nhịn nếu tiêu hết số tiề.n đã cho. Việc nhà con đều phải làm và không được trả công vì con là thành viên trong nhà chứ không phải làm thuê. Còn lại con giúp gì, làm gì tốt mình sẽ thưởng một ít để con tiết kiệm”, một bà mẹ chia sẻ.
Nếu cho con tiề.n, điều vô cùng quan trọng đó là bố mẹ nên dạy con các kiến thức tài chính cơ bản như ý thức tiết kiệm ít tiề.n, mua sắm vừa phải không lãng phí, mua sắm những món đồ thực sự cần thiết và thiết lập ngân sách. Có thể dạy con về cách theo dõi, ghi chép chi tiêu. Để việc này trở nên hấp dẫn hơn, bố mẹ có thể hướng dẫn con sử dụng một chiếc sổ xinh xắn để ghi chép. Khuyến khích con tiết kiệm một phần tiêu tiêu vặt mỗi tuần để dành cho những mua sắm lớn hơn, những món đồ con thích có giá trị lớn trong tương lai.
Toát mồ hôi với chi phí cơ bản của gia đình 3 người ở Hà Nội, mẹ bỉm sợ đến mức không dám đẻ thêm
Chi phí cơ bản của 1 gia đình có con nhỏ ở Hà Nội lên đến 22 triệu.
Ai cũng biết rằng việc nuôi dưỡng một đứ.a tr.ẻ từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành thường đòi hỏi một khoản chi phí đáng kể thậm chí là "khủng khiếp".
Ảnh minh họa
Các khoản chi bao gồm chi phí cho sữa, thức ăn, quần áo, đồ chơi, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, và nhiều hoạt động phát triển khác cho bé. Trong giai đoạn đầu đời, chi phí cho sữa công thức, bỉm, tiêm phòng...
Đấy là chưa tính đến việc trẻ nhỏ sức đề kháng chưa cao nên việc ốm đau phải đi gặp bác sĩ hay vào viện là việc khó tránh khỏi, mỗi lần như vậy thì tiề.n lại đội nón ra đi.
Khi trẻ lớn lên, chi phí giáo dục từ mầm non đến đại học cũng cần được tính toán kỹ lưỡng. Điều này chưa kể đến những chi phí không lường trước như điều trị y tế trong trường hợp trẻ ốm đau .
Để quản lý tài chính hiệu quả, nhiều gia đình phải lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm, và đôi khi là phải hy sinh một số nhu cầu cá nhân để đảm bảo có đủ nguồn lực cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Hòa vào câu chuyện muôn thuở về chi tiêu của gia đình khi có sự xuất hiện của 1 em bé thì mới đây chủ kênh TikTok M.B đã chia sẻ về các quản chi tiêu của gia đình mình trong 1 tháng.
1. Tiề.n thuê nhà: 6 triệu đồng
2. Tiề.n học cho con: 4 triệu đồng
3. Tiề.n bỉm: 600.000 đồng
4. Tiề.n sữa: 800.000 đồng
5. Tiề.n ăn: 5 triệu đồng
6. Hiếu hỷ: 1 triệu đồng
7. Tiêm phòng cho con: 1 triệu đồng
8. Nuôi thú cưng: 500.000 đồng
9. Chi phí khác (con ốm đi khám, mua sắm quần áo): 2 triệu đồng
"Sơ sơ" tất cả tổng chi tiêu cho 1 tháng là khoảng 22 triệu đồng, nhìn vào khoản nào cũng không cắt giảm nổi.
Với các khoản chi phi không thể vén khéo được hơn nữa này thì M.B sợ đến mức chia sẻ cảm xúc với con trai mình rằng: "Xin lỗi con nhưng mẹ chỉ sinh một mình con thôi. Mẹ không đủ kinh tế, mẹ không đủ sức khỏe. Và mẹ cũng muốn sống cho bản thân mẹ nữa".
Những chia sẻ về chi tiêu của gia đình M.B khi có 1 em bé ở Hà Nội cũng chính là nỗi lòng của không ít gia đình. Quả thực chi phí cho 1 em bé khi ở các thành phố lớn rất cao, nếu không có kế hoạch chi tiêu và quản lý tài chính hợp lý thì việc thiếu trước hụt sau là việc đương nhiên sẽ xảy ra.
Một số mẹ bỉm khác cũng đồng tình với M.B, với chi phí cao và thu nhập khó có thể tăng lên thì việc có sinh thêm con quả thật là điều khiến các mẹ bỉm sữa rất sợ hãi.
Gen Z Hà Nội làm series "100 ngày mẹ bắt tìm người yêu": Mình nhận được hàng trăm tin nhắn làm quen! "Mình nhận được hàng trăm tin nhắn mỗi ngày. Có nhiều bạn nhắn tin làm quen hoặc trêu đùa là: 'Mình cưới nhau luôn đi cho mẹ em đỡ lo' ", cô bạn chia sẻ. Câu hỏi " Bao giờ có người yêu, khi nào thì lấy chồng?" có lẽ đã chẳng còn quá xa lạ với nhiều bạn trẻ ngày nay, Gen...