Con đầy tháng, tôi chi 1 tỷ xây lại căn nhà cũ ở quê cho bố mẹ chồng
Câu nói của mẹ chồng đã tiếp thêm động lực và sự ấm áp cho tôi.
Sau khi cưới, vợ chồng tôi sống ở thành phố để thuận tiện cho việc buôn bán của tôi và công việc của chồng. Vì bận quản lý cửa hàng nên tôi ít về quê, chồng có về thì tôi gửi tiền, quà về cho bố mẹ chồng. Chỉ những dịp lễ lớn hay Tết, tôi mới về chơi một hai ngày. Vì ít tiếp xúc nên tôi cảm thấy tình cảm giữa mình với bố mẹ chồng có phần lạnh nhạt.
Từ lúc có thai, sức khỏe của tôi yếu đi, thường bị động thai, ra máu nên 3 tháng cuối thai kì phải nằm bất động trên giường. Biết tin, mẹ chồng tôi đi xe ôm đến tận nhà, cầm theo đủ thứ bồi bổ và mấy bộ đồ sơ sinh cho con tôi. Bà ở lại, chăm sóc tôi đến khi tôi chuyển dạ, vào bệnh viện sinh con.
Trong mấy tháng ở nhà tôi đó, tuy nhà có giúp việc nhưng gần như mọi công việc đều do mẹ làm. Bà nhờ chồng tôi tìm kiếm mấy món ăn bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai, in ra rồi bà đi siêu thị, mua về nấu cho tôi ăn. Một tuần, tôi được ăn luân phiên các món, không bị trùng lặp món nào. Có tuần tôi bị ốm, mẹ chồng còn không cho tôi đi ra khỏi phòng ngủ, nếu cần đi vệ sinh thì tôi sẽ đi vào bô và bà đi đổ. Mẹ mới “nuôi” tôi mấy tháng mà tôi đã mập lên, em bé trong bụng cũng lên cân. Nhưng mẹ làm nhiều quá, tôi lại áy náy, bảo mẹ nghỉ ngơi bớt thì bà không chịu. Lúc nào mẹ cũng nói ở quê, bà luôn tay luôn chân quen rồi, giờ ngồi nghỉ một lúc là lại thấy khó chịu trong người.
Ảnh minh họa
Lúc tôi chuyển dạ, chồng còn đang công tác ở tỉnh khác (tôi sinh sớm hơn dự kiến 2 tuần) nên mẹ chồng là người đưa tôi đến viện. Đứng ở cửa phòng sinh, nghe tin tôi sắp lên bàn mổ đẻ, mẹ chồng nắm tay bác sĩ, nói một câu mà tôi ấm áp lạ thường: “Con gái tôi yếu ớt lắm, bác sĩ nhẹ tay thôi nhé, nhẹ tay tôi, chứ con bé sợ đau lắm”. Mọi người trong phòng đều bật cười vì sự thật thà, chân chất của mẹ chồng tôi. Còn tôi như được tiếp thêm động lực vì câu nói đó.
Video đang HOT
Mẹ chồng tiếp tục chăm tôi 5 ngày ở viện và một tháng tại nhà. Tối, bà bế con cho tôi ngủ. Các món tôi ăn đều được nấu riêng, theo chế độ dinh dưỡng khác với chồng tôi. Không hiểu sao, tôi lại nảy sinh tâm lý dựa dẫm, ỷ lại vào mẹ chồng nên cái gì cũng gọi bà. Ngay cả mẹ ruột cũng bảo tôi bị mẹ chồng chiều chuộng đến mức trở thành lười biếng.
Ngày con tôi đầy tháng, vợ chồng tôi đưa con về quê chơi, để ông nội thấy mặt cháu và cũng để mẹ chồng tôi về thăm nhà sau mấy tháng ở nhà tôi. Tối đó, tôi đưa cho bố mẹ chồng 1 tỷ và bảo ông bà xây lại căn nhà mới cho khang trang. Phần thiết kế, tôi sẽ nhờ bạn thân mình vẽ. Phần nội thất, vợ chồng tôi sẽ mua đầy đủ. Nếu 1 tỷ không đủ xây thì tôi sẽ đưa thêm tiền, miễn bố mẹ thích là được.
Nhưng bố mẹ chồng lại nhất quyết không nhận. Lần đầu tiên, mẹ chồng giận tôi. Bà nói tôi đang trả công cho bà hay sao, bà là mẹ chứ có phải người dưng đâu mà tôi trả công chăm sóc bằng tiền. Mà ý tôi không phải như vậy. Một tuần rồi, mẹ chồng vẫn nấu ăn, giặt giũ, chăm mẹ con tôi nhưng bà không niềm nở, vui vẻ như cũ nữa. Tôi phải làm sao để mẹ hiểu được tâm ý của mình đây?
Tôi xấu mặt khi vợ không chịu trả nợ cho bố mẹ chồng dù nhà đẻ rất giàu
Khoản nợ vài trăm triệu đồng với gia đình vợ chỉ là con số rất nhỏ, nhưng cô ấy nhất định không đứng ra trả nợ thay cho bố mẹ chồng, khiến tôi xấu mặt với cả nhà.
Tôi và vợ kết hôn đã 10 năm. Tôi là trai tỉnh lẻ, còn vợ tôi thì được ví như lá ngọc cành vàng, sinh ra trong một gia đình giàu có ở đất Hà Nội.
Lúc đến với cô ấy, tôi rất mặc cảm vì hoàn cảnh gia đình, bố mẹ làm nông nghèo, quanh năm chân lấm tay bùn. Nhưng bố mẹ vợ là người tốt, ông bà quý tôi ở vẻ chất phác, hiền lành, vì thế không quan tâm nhiều tới gia cảnh con rể tương lai. Vợ tôi thì càng không để ý tới mấy chuyện đó, cô ấy thường bảo: "Em lấy anh vì con người anh. Tiền bạc tiêu mãi thì cũng hết, quan trọng là vợ chồng biết bảo ban nhau làm ăn để xây dựng hạnh phúc gia đình".
Sau khi kết hôn, hai chúng tôi dọn về căn nhà thuê trong ngõ nhỏ chỉ vỏn vẹn 15m2. Bố mẹ vợ xót con gái nên chỉ một năm sau, ông bà sang tên một căn chung cư ở gần trung tâm, bảo vợ chồng tôi chuyển về đó để tiện đi lại.
Cuộc sống cứ thế êm đềm trôi qua. Tôi đi làm ở cơ quan nhà nước, thu nhập chưa đầy chục triệu đồng nhưng có nhiều thời gian cho gia đình. Còn vợ tôi điều hành công ty của nhà ngoại, công việc kinh doanh rất tốt. Thu nhập của cô ấy đủ để chúng tôi sống xông xênh.
Mặc dù được chiều chuộng từ nhỏ, vợ tôi rất biết nghĩ, luôn quan tâm tới nhà chồng. Mỗi lần về quê tôi, thấy trong nhà thiếu thốn đủ thứ, cô ấy chạy ngay ra chợ sắm sửa đầy đủ không thiếu một thứ gì. Cách đây vài năm, cô ấy còn đưa hơn trăm triệu đồng cho tôi để sửa căn nhà của bố mẹ cho tươm tất.
(Ảnh minh họa được tạo bởi AI)
Biết tôi không kiếm được nhiều, mỗi tháng cô ấy trích tiền lương gửi về cho bố mẹ chồng 5 triệu đồng để mua thịt cá, nhưng vẫn khéo léo nói là tôi gửi. Từ ngày lấy vợ, cuộc sống của tôi lẫn cả gia đình ở quê đều thay đổi, bố mẹ tôi không phải vất vả dãi nắng, dầm mưa ngoài ruộng nữa, cũng không cần tiết kiệm, kham khổ quá mức nữa.
Tuy nhiên mới đây, trong nhà tôi xảy ra chuyện lớn khiến hai vợ chồng căng thẳng. Chuyện là vợ chồng cô em gái tôi mấy năm gần đây tập tành chơi cổ phiếu. Thời gian đầu, mọi việc khá dễ dàng nên em phất lên nhanh chóng. Đang đà làm ăn được, em gái về rủ bố mẹ tôi chơi cùng. Ông bà nghe bùi tai nên đi vay mượn để mua cổ phiếu theo con gái, với hy vọng vài tháng là thu tiền về.
Tuy nhiên, đời không như mơ, mã cổ phiếu mà cô em tôi chọn bất ngờ mất giá, cứ lao dốc mãi không phục hồi. Bố mẹ tôi rơi vào cảnh nợ nần mà không có khả năng chi trả.
Nghe tin bố mẹ mắc nợ lớn, lãi mẹ đẻ lãi con, tôi rất lo lắng. Tôi đi làm bao nhiêu năm, đồng lương ba cọc ba đồng chẳng tích cóp được đồng nào để giúp bố mẹ, làm sao có thể giải quyết món nợ hàng trăm triệu đồng. Cực chẳng đã, tôi bèn bàn với vợ trả hộ bố mẹ, nhưng cô ấy nói không còn tiền tiết kiệm vì tất cả đã đổ vào đầu tư.
Tôi đề nghị vay mượn ông bà ngoại để trả, nhưng đáp lại sự mong mỏi của tôi, cô ấy từ chối, nói thẳng: "Ông bà tự đưa mình vào thế đi vay nặng lãi, giờ ông bà phải đứng ra giải quyết hậu quả cùng gia đình cô em chứ sao lại để con trai chịu trách nhiệm".
Vợ còn chặn họng tôi bằng câu nói này: "Từ lúc lấy nhau, ông bà ngoại đã cho vợ chồng mình quá nhiều, em không thể để những việc này làm phiền ông bà nữa".
Tôi nghe mà cảm thấy thất vọng trước sự ích kỷ và vô tình của người vợ đầu gối tay ấp bao năm nay, càng ngao ngán hơn khi cô ấy đề xuất giải pháp thế chấp ngôi nhà bố mẹ tôi đang ở để vay tiền ngân hàng trả nợ, sau đó cô ấy sẽ hỗ trợ ông bà thanh toán dần khoản vay mới này.
Thực sự tôi không hiểu cô ấy đang nghĩ gì. Ngôi nhà đó là đất tổ tiên, nơi thờ cúng sau này của bố mẹ tôi, nếu đem thế chấp thì còn ý nghĩa gì nữa. Trong khi đó, vài trăm triệu đồng với nhà đẻ cô ấy chỉ là một con số rất nhỏ. Người ta nói nội ngoại nên công bằng, vợ tôi chỉ biết xót bố mẹ đẻ mà không biết xót bố mẹ chồng, không muốn san sẻ khi gia đình tôi gặp khó khăn dù việc đó nằm trong khả năng.
Món nợ mỗi ngày một phình to do lãi suất cao nhưng đến bây giờ vợ chồng tôi vẫn chưa quyết định được nên làm gì. Tôi giận vợ đến mức chẳng muốn ngồi chung mâm, còn bố mẹ thì ngày ngày gọi điện bảo tôi kiếm tiền gửi về. Thậm chí ông bà còn trách tôi những lúc khó khăn không biết đường nhờ vợ; họ hàng cũng xì xào, chê trách khiến tôi cảm thấy xấu mặt và cả xấu hổ thay cho cô ấy.
Tôi đã nghĩ tới việc sẽ tự mình thưa chuyện với ông bà ngoại, tuy nhiên nếu tôi qua mặt vợ như vậy, chắc chắn cô ấy không hài lòng. Xin độc giả hãy cho tôi lời khuyên, nên làm gì để vợ tôi thay đổi quan điểm, hay là cứ tự mình vay ông bà ngoại cho được việc đã, rồi mọi thứ tính sau?
Vừa kết hôn với người chồng giàu có, tôi cay đắng phát hiện bản thân nhận một cú lừa ngoạn mục Khi biết bản chất thật của chồng và sự toan tính của bố mẹ chồng về cuộc hôn nhân này, tôi cay đắng rơi nước mắt. Tôi xuất thân từ nông thôn, lên thành phố học tập và làm việc. Cũng giống nhiều người tỉnh lẻ, cuộc sống nơi thành thị của tôi cũng chẳng hề dễ dàng nếu không muốn nói là...