Con dâu U40 nặng 320kg cược cả mạng sống để sinh con, bác sĩ thông báo 4 chữ, mẹ chồng oà khóc
Mẹ chồng cũng đã thay đổi thái độ ngay sau đó.
Gần đây, các trang tin tức truyền thông của Trung Quốc chia sẻ lại câu chuyện về một bà mẹ từng nặng 320kg khi mang bầu, đánh cược mạng sống để sinh con lấy nhiều nước mắt, sự đồng cảm từ người đọc.
Vương Uy và chồng – Kim Đức Long nên duyên vợ chồng vào năm 2018.
Theo đó, người phụ nữ có tên Vương Uy, ở Liêu Dương, Trung Quốc từng nặng 120kg trước khi lấy chồng. Cô bị béo phì từ nhỏ, lớn lên do ăn uống không kiểm soát nên cân nặng càng gia tăng. Thậm chí, thời điểm bạn trai của Vương uy dẫn cô về ra mắt, mẹ chồng đã tỏ thái độ không hài lòng. Bà còn không đồng ý cho con trai Kim Đức Long và Vương Uy kết hôn. Song, Kim Đức Long vì quá yêu vợ nên đã bí mật lấy sổ hộ khẩu và đi đăng ký kết hôn với cô vào năm 2008.
Thế nên, khi dọn về chung sống mẹ chồng ngày càng căng thẳng, thậm chí tỏ thái độ không ưa con dâu ra mặt. Sau khi kết hôn, cân nặng của Vương Uy lại càng tăng lên, chị chạm mốc 190kg vào năm 2012. Mẹ chồng chị vốn không hài lòng với thân hình quá khổ của con dâu, và sự tăng cân không kiểm soát càng làm bà thêm chán ghét.
Vương Uy từng miệt mài giảm cân với mong muốn có cơ hội sinh con, được làm mẹ.
Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc sinh con. Trong một lần khám sức khỏe định kỳ, chị được bác sĩ chẩn đoán mắc hội chứng buồng trứng đa nang – nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hiếm muộn suốt nhiều năm qua. Chưa dừng lại ở đó, cân nặng cũng là yếu tố khiến chị khó mang thai bình thường như nhiều người khác hoặc mang thai cũng rất nguy hiểm.
Bác sĩ nói với Vương Phi: “Cơ hội vẫn còn, nhưng với tình trạng hiện tại, cân nặng của chị quá lớn. Nếu không giảm cân, mang thai sẽ rất nguy hiểm”.
Từ đó, để làm mẹ, cô nghiêm túc tập luyện, kết hợp cùng chế độ ăn uống khoa học để giảm cân. Nhờ tập thể dục và ăn kiêng chuyên sâu, tôi đã giảm cân xuống còn 130kg vào năm 2016 và mang thai thành công.
Video đang HOT
Cuối cùng, sau 9 năm chờ đợi, Vương Phi cũng mang bầu nhưng phải đối mặt với áp lực cân nặng.
Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, cân nặng của cô tăng nhanh do phải nuôi Vương Phi đã lên tới 320 kg. Trước đó, khi biết tin cô mang thai ở độ tuổi U40, thể trạng thừa cân, béo phì nên các bác sĩ đã khuyên cô nên bỏ thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con.
Tuy nhiên, chị không chấp nhận từ bỏ. Chị kiên quyết, và quỳ xuống cầu xin bác sĩ: “Tôi kết hôn 9 năm mới có được đứa con này, nguy hiểm đến đâu cũng không sao, tôi chịu hết, cứ giữ đứa nhỏ đi”.
Thậm chí, trước ngày hạ sinh cô còn viết sẵn một bức tâm thư, phòng trường hợp rủi ro xảy ra. Nội dung bức thư có những dòng đầy cảm động như: “Hạnh phúc của mẹ là có con trên đời. Có lẽ khi con đọc được bức thư này, mẹ sẽ không còn ở bên con nữa nhưng mẹ muốn con sau này hãy luôn nhớ rằng mẹ mãi bên con, mãi yêu con. Con là điều quý giá, tự hào nhất trong cuộc đời của mẹ”.
Vương Phi và hành trình có con – sinh con nhiều gian nan.
Và rồi, ngày sinh cũng tới, do cân nặng quá lớn, chị không thể sinh thường mà phải lựa chọn phương pháp mổ đẻ. Tuy nhiên, phương pháp sinh này cũng không thể đảm bảo được an toàn vì cơ thể Vương Phi quá lớn, lớp mỡ dày gấp đôi chiều dài kim tiêm gây tê thông thường. Gây mê lần đầu tiên thất bại. Đến lần thứ 2, bác sĩ phải sử dụng kim tiêm đặc biệt dài 15cm, và may mắn đã thành công.
Tuy nhiên, sau khi gây mê thành công, áp lực bắt đầu tới nhiều hơn. Bác sĩ phải mất 5 phút mới tìm được vị trí tử cung. Trong quá trình này, cơ thể Vương Vĩ không còn sức lực, mỡ bở ụng và sức nặng của đứa trẻ đều sẽ đè lên tim và phổi của cô, gây nguy hiểm đến tính mạng. Cuối cùng, sau hơn 2 giờ phẫu thuật, bé trai nặng 3,5kg đã chào đời khỏe mạnh.
Khi nghe bác sĩ thông báo: “Mẹ tròn con vuông”, anh Đức Long bật khóc và ngã quỵ ngay tại chỗ, mẹ chồng vui mừng đến bật khóc. Về phía mình, nhìn con trai nằm trong vòng tay, chị Vương Uy mỉm cười mãn nguyện. “Vừa nhìn thấy đứa bé, tôi liền không có cảm giác đau .” Vương Phi cười nói.
Câu nói chỉ 4 chữ: “Mẹ tròn con vuông” của bác sĩ khiến cả nhà vỡ òa hạnh phúc.
Sau đó, các bác sĩ tới thăm khám và khuyên cô nên cố gắng giảm cân sau khi sinh xong. Động lực của chị giờ đây không còn là để mang thai, mà là để sống khỏe mạnh bên gia đình nhỏ của mình. Mẹ chồng cũng thay đổi thái độ với con dâu sau khi cô sinh con. Lần đầu tiên, bà dành cho chị ánh mắt đầy cảm thông và tự tay chăm sóc chị trong những ngày đầu sau sinh.
Mẹ chồng Hà Nội bắt con dâu ký tên vào giấy khước từ tài sản mới chia đất, cô gái tuyên bố từ nay chỉ sống vì mình: Ai đúng ai sai?
Câu chuyện đang viral dữ dội trên mạng xã hội vào hôm nay.
Mới đây, trên MXH xôn xao tâm sự của một cô gái đã lấy chồng, sinh con và đang sống ở phía nhà chồng ở Hà Nội. Cô cho biết mình "ê chề, sụp đổ" trước khoảnh khắc mẹ chồng bắt mình ký vào giấy khước từ tài sản trước mặt cả gia đình và đó là điều kiện tiên quyết để chồng cô được chia đất. Cô gái bị sốc vì hành động quá tàn khốc của mẹ chồng, không một chút tin tưởng con dâu, khiến cô có cảm giác bị hắt hủi trước mặt tất cả mọi người.
"Đó cũng là lúc tôi biết mình cần phải sống vì mình nhiều hơn, không còn phải quần quật hi sinh thêm vì nhà chồng nữa" , cô gái kết luận.
Khi đăng tải câu chuyện lên mạng, cư dân mạng đã tranh cãi dữ dội, chia làm 2 phe: Tài sản của bố mẹ chồng trao cho chồng thì có gì mà mình phải buồn?. Nhưng cũng có người lật lại vấn đề: Khi bố mẹ chồng đau ốm, con dâu luôn phải là người gánh vác, vậy tại sao mẹ chồng lại có hành động "coi không ra gì" con dâu đến thế?
Không ai chịu ai, tranh luận bùng nổ.
Tại sao lại phải ê chề, sụp đổ vì tài sản của người khác?
Ở phía quan điểm không hiểu cô con dâu "ê chề, sụp đổ" vì điều gì, bình luận có hơn 1,3K người thích nêu ra góc nhìn như sau:
"Bạn ơi mình xin lỗi nếu như mình nói không đúng ý bạn. Mình cũng làm mẹ và có đứa con trai. Mình cố gắng làm để dành tiền và nếu như mình có tài sản thì chắc chắn mình cũng sẽ làm giống như người mẹ kia. Mình cũng sẽ thương con dâu như con ruột của mình. Nhưng tài sản của mình phải là của riêng con mình bạn ạ. Còn sau này con mình có chia cho vợ hay không là chuyện của nó. Nhưng tài sản của mình thì mình chỉ cho con của mình thôi. Bạn không có việc gì phải buồn, tại nó có phải là của đâu mà, cũng có phải của chồng bạn đâu. Là của nhà chồng mà".
"Em cũng thấy bình thường mà các chị. Đất bố mẹ mình cho mình cũng đâu có chia cho con rể. Chị bạn chơi cùng em bố mẹ chồng cũng gọi lên phòng công chứng ký giấy từ chối liên quan tới tài sản nhà chồng cho chồng đấy".
"Mình thấy nhiều gia đình như vậy mà. Tài sản của ba mẹ chồng cho chồng là con dâu không được đứng tên. Trừ khi tài sản chung làm ra thôi. Và ngược lại tài sản của con gái thì bên ngoại cũng cho riêng".
Ảnh minh hoạ
"Ham gì của nhà chồng. Cho chồng thì về sau cũng là của con mình cả chứ của ai. Với tài sản của nhà chồng đâu phải của mình, đã góp gì trong đó đâu không cho thì thôi. Còn việc hy sinh cho nhà chồng là do bà chọn. Chứ tôi làm đúng bổn phận vợ và mẹ thôi, việc nhà chồng để nhà chồng tự quyết tự lo ôm làm gì cho nhức đầu".
"Tôi thấy bình thường và nếu là tôi thì tôi vẫn kí. Thêm giúp tôi điều kiện là sau tài sản đó cho con tôi là đc. Còn tôi không cần đứng tên. Vì tài sản của nhà chồng. Bố mẹ cho thì mừng mà không cho cũng chả sao. Đến mẹ tôi cho tôi đất trước khi tôi kết hôn mà và chồng tôi cũng vui vẻ. Vì chồng tôi bảo sau nếu không ở được với nhau em còn có chỗ quay về. Nên tôi không có nhu cầu chia tài sản của nhà chồng".
"Bạn ơi, tài sản nhà chồng, mẹ chồng muốn chia như thế nào thì kệ họ, họ không muốn bạn dính đến thì càng tốt, khi nào của bạn làm ra hay ba mẹ bạn cho bạn nó mới chính là tài sản của bạn, dính đến tài sản nhà ch nó mệt mỏi lắm bạn à".
"Thế giới giờ lạ nhỉ. Giờ hỏi cha vợ có cho chồng đứng tên tài sản không?? Bản thân 1 thằng đàn ông chân chính cũng chẳng bao giờ tham cái thứ không phải của mình. Vậy các cô cứ hay đem sự hi sinh của mình ra để đòi tài sản nhà chồng?".
Không phải tham lam mà là chạnh lòng
Tuy nhiên, câu chuyện nào cũng có 2 mặt. Nhiều người nhận ra, cô con dâu đau lòng không hẳn vì vấn đề không được đứng tên chung trong tài sản thừa kế mà là cách mẹ chồng đối xử với cô như người ngoài, bắt ký tên trước mặt mọi người trong nhà, khiến phận làm dâu cảm thấy chạnh lòng. Mặt khác, mẹ chồng luôn muốn con dâu chăm sóc khi về già nhưng lúc còn trẻ lại đối xử lạnh lẽo, trong lòng ai cũng sẽ có những tủi thân riêng. Đồng ý rằng tài sản kia vốn không phải của cô nhưng cả đời toàn tâm toàn ý vì nhà chồng, cuối cũng không được họ tôn trọng là cảm giác rất ấm ức, mọi thứ không chỉ vì tài sản mà là danh dự!
"Cùng 1 việc nhưng có nhiều cách làm, bà mẹ chồng lại chọn cách coi nhẹ con dâu nhất như thể nói thẳng là không coi nó là con, chứ không phả vấn đề được chia tài sản hay không. Mọi người đừng chỉ nhìn vào tính đúng sai của pháp lý, hãy đối xử với nhau có tình nghĩa chút đi".
"Vấn đề không phải là tài sản là vấn đề người ta coi mình là người ngoài nên sau này báo hiếu không đến lượt dâu, cứ mỉm cười mà kí bạn ạ".
Ảnh minh hoạ
"Bớt nghĩ lại tự làm mà dành dụm bản thân mình chưa bao giờ nhìn tới tài sản nhà chồng, cho thì cho không thì thôi vì ba mẹ làm được mình cũng làm dc để cho ba mẹ cất sau này bản thân mình cũng đỡ phải lo. Mình biết bạn buồn nhiều nhưng cuộc sống thực tế là vậy đó, tài sản tiền bạc đôi khi bạc bẽo, cố gắng lên nhé!".
"Tôi hiểu cô con dâu này muốn được nhà chồng tôn trọng và công nhận nhiều hơn là nhìn vào vật chất. Tôi cũng hiểu nỗi ấm ức của cô khi mang gánh nặng chăm sóc cha mẹ chồng sau này. Ai có đi làm dâu mới hiểu. Nó là cái tuổi thân tích nghĩ tiêu cực lâu chứ không phải mỗi việc phân chia tài sản này là đau khổ đâu".
Còn bạn, bạn nghĩ gì về câu chuyện này?
Đi ngang phòng bố chồng lúc 10h đêm, nhìn thấy 1 cảnh tượng đau đớn về không dám nói với ai Cô con dâu thẫn thờ một hồi lâu rồi rời đi ngay sau đó. Câu chuyện về cha chồng, được nàng dâu Kiều Ân chia sẻ nhiều trên nền tảng Toutiao đang nhận về nhiều lượt quan tâm của netizen. Theo đó, Kiều Ân cho biết đã về làm dâu nhà ông bà Lý được 10 năm nay. Vào cuối tháng 11 vừa...