Con dâu ‘tức nước vỡ bờ’ bỏ đi, chồng và bố mẹ chồng mới điên cuồng níu kéo
Quả nhiên chồng và bố mẹ chồng đã coi chị là một “hũ vàng”, nên mới có thể cố chấp, kiên trì đến như vậy…
Anh chị đến với nhau là “rổ rá cạp lại” sau khi chị thất bại trong cuộc hôn nhân đầu, còn anh thì li dị vợ. Mỗi người đều dẫn theo một đứa con riêng để bắt đầu xây dựng gia đình mới.
Mọi người ai cũng phản đối việc chị lấy anh vì lo chị khổ, mà chị cương quyết không chịu, nhất định vượt qua tất cả để ở bên anh. Lí do việc hai người đến với nhau bị mọi người phản đối cũng bởi điều kiện của anh kém chị nhiều quá. Chị vừa đi làm vừa kinh doanh thêm, kinh tế dư dả. Còn anh, sau bao năm đi làm vẫn lương ba cọc ba đồng, chưa nói còn gánh nặng bố mẹ già không có thu nhập, cùng với con riêng và vợ cũ.
Nhưng người phụ nữ từng một lần lầm lỡ với người chồng không yêu mình, vô tâm, ích kỉ, thì khao khát lớn nhất của chị là được bù đắp về mặt tình cảm mà thôi. Mà điều ấy anh lại làm vô cùng tuyệt vời. Vật chất ư? Một khi 2 vợ chồng đồng lòng thì lo gì không làm giàu nổi!
Thế nhưng, cuộc đời luôn chẳng màu hồng như người ta thường nghĩ. Nhất là sau khi chị sinh cho anh một đứa con. Cảnh con anh, con em, con chúng ta thực sự không đơn giản chút nào.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Lúc yêu chị, anh lãng mạn, tâm lý, quan tâm săn sóc chị từng li từng tí, dịu dàng chiều chuộng chị bao nhiêu, thì cưới về, anh thờ ơ, lạnh nhạt bấy nhiêu. Chị buồn bã, anh biện minh: “Giờ đã là vợ chồng, phải khác đi chứ, đâu thể mãi như lúc yêu nhau được”. Song thực ra là, giờ anh thấy chẳng cần mất công, nhọc lòng làm những việc lấy lòng chị như xưa nữa, chị đã “sa lưới” rồi mà. Con cá đã mắc câu, ai còn tốn hơi sức bón mồi cho nó nữa?
Phương diện tình cảm là thế, về mặt kinh tế cũng chẳng khá khẩm hơn là bao. Lương anh vốn ít, anh liền vin vào cớ đó để không đưa cho chị xu nào chi tiêu, mặc chị tự gánh vác một mình. Sinh hoạt phí hàng tháng cho cả đại gia đình, gồm bố mẹ chồng, 2 vợ chồng chị và 3 đứa trẻ đều đè nặng lên vai chị. Thì ai bảo chị kiếm ra tiền, còn họ luôn than nghèo kể khổ. Chị còn cách nào khác, chẳng lẽ để cả nhà nhịn đói, hay mặc cho bị cắt điện, cắt nước? Bố mẹ chồng và anh có thể mặc kệ, đợi chị rút tiền ra nộp, nhưng chị lại không thi gan với họ được như vậy.
Vất vả làm việc kiếm tiền lo cho cả nhà, nhưng về nhà chị vẫn phải lao đầu vào cơm nước, dọn dẹp, thậm chí còn phải chăm sóc cả con riêng của chồng. Bố mẹ chồng chị ở nhà rảnh rỗi nhưng chẳng đỡ đần cho chị việc gì, con chị lúc còn bé thì mang gửi bà ngoại, lớn chút cho đi nhà trẻ, ông bà nội than mệt nọ kia không trông giúp.
Thế mà ông bà dường như còn chưa hài lòng, vẫn liên tục ca thán, săm soi, chê trách chị đủ điều. Thậm chí còn mang việc chị từng li dị ra nói mát, khẳng định nếu không có con trai họ rước thì chị còn lâu mới lấy được chồng. Do nghĩ mình đang ban ơn cho người khác, bố mẹ chồng chị chẳng kiêng nể gì mà bóc lột tiền bạc cũng như sức lao động của chị. Ông bà đinh ninh rằng, chị chẳng đời nào dám li dị đâu, đã một đời chồng rồi, mấy ai can đảm li dị để thêm một đời chồng nữa?
Bố mẹ chị biết cảnh sống của con ở nhà chồng thì than vắn thở dài không thôi. Chị nào kém cỏi, cũng ưa nhìn, giỏi giang là thế, thiếu gì người tương xứng, tốt tính, lại đi lao đầu vào bụi rậm như vậy. Sau 5 năm làm “người ở” cho nhà chồng, chị dần chán nản, và hối hận vì quyết định khi xưa của mình. Cứ ngỡ sẽ được bù đắp tình cảm sau những tổn thương, nào ngờ lại phải chịu thêm những dằn vặt khác. Song nghĩ vì con, chị lại cố gắng cuộc duy trì hôn nhân mệt mỏi với anh.
Song khi phát hiện anh lén lút qua lại với vợ cũ, tiền lương anh làm được đều giấu đi lo cho con riêng và lập quỹ đen tiêu xài mua sắm cho vợ cũ, chị cắn răng quyết định ly hôn. Ngày chị xách hành lí ra khỏi nhà anh, chồng và bố mẹ chồng chị còn bĩu môi khinh bỉ: “Xem cô đi được đâu, cái loại đàn bà 2 đời chồng tưởng hay hớm lắm đấy mà còn ra vẻ!”.
Ảnh minh họa
Chị mang con riêng và con chung với chồng về nhà mẹ đẻ ở tạm một thời gian, rồi tìm một căn nhà tầm tầm làm tổ ấm mới cho 3 mẹ con. Chị đi chưa đầy tháng, anh đã vội vã chạy sang khẩn thiết van xin chị quay về. Anh nói, anh hối hận lắm rồi, mong chị trở về, anh sẽ làm mọi cách để chuộc lại lỗi lầm với chị. Anh nhỏ nước mắt, đau khổ cho hay, sau khi chị đi, anh mới nhận ra anh yêu và cần chị biết nhường nào, bố mẹ anh cũng vô cùng nhớ chị.
Chị bật cười, anh và nhà anh không thương nhớ chị mới là lạ. Đang yên lành, có giúp việc không lương phục vụ cơm bưng nước rót, giờ ông bà phải tự làm mọi việc, còn chăm con riêng của anh. Rồi thì, mọi chi phí hàng tháng vốn chẳng cần chi ra xu nào, mức sống còn đủ đầy, dư dả. Hiện tại với mấy đồng lương của anh lo cho cả nhà, tiết kiệm tính toán từng đồng chả đủ, muốn ăn một bữa ngon bỗng trở thành khó, cả nhà họ sốt xình xịch lên là điều quá dễ hiểu.
Thời gian sau đấy, mặc anh và cả bố mẹ chồng nhiều lần tới nhẹ nhàng khuyên nhủ, tỏ ra hối lỗi, thậm chí khi không đạt được mục đích còn điên cuồng khủng bố chị, gây áp lực bắt chị quay về với lời dọa dẫm bắt con thứ 2 của chị với anh ta về.
Quả nhiên họ đã coi chị là một “hũ vàng”, nên mới có thể cố chấp, kiên trì đến như vậy. Song đã quá hiểu bản chất thật sự của cái chữ “thương nhớ” ấy, đời nào chị mềm lòng quay về. Chị hối hận còn chưa kịp đây này! Cuộc sống hiện tại của 3 mẹ con chị nhàn tênh mà vui vẻ, có bao nhiêu chị chỉ cần lo cho 2 con, chẳng phải cung phụng cho những đối tượng chẳng thật lòng với mình. Thế mới biết ngày xưa chị ngốc như nào, nhưng may còn kịp tỉnh ngộ!
Theo Thời Đại
Vợ chồng lục đục khi tài chính 'cưa đôi'
Chị quyết định về chung nhà với anh dù tình yêu chưa đủ độ chín, vì chị bị gia đình giục giã chuyện cưới xin khi tuổi không còn trẻ.
Vì không còn trẻ, vì từng chứng kiến nhiều trục trặc, khúc mắc trong các cuộc hôn nhân của bạn bè nên họ rất "tỉnh táo" trong cuộc hôn nhân của mình. Vợ chồng họ thỏa thuận, mọi thứ có thể chung nhưng kinh tế phải riêng và sòng phẳng. Chồng lo tiền sữa, vợ lo tiền học cho con. Chồng lo tiền điện, nước, vợ lo tiền chợ búa. Những đồ đạc cần sắm sửa trong nhà thì "cưa đôi". Chồng lo "đối ngoại" với gia đình nhà vợ bằng tiền của... vợ. Ngược lại, vợ cũng biếu bố mẹ chồng, mua sắm quà cáp cho người nhà nội từ tiền của chồng...
Cuộc sống những năm đầu diễn ra rất bình yên, vì họ đều chấp nhận sự sòng phẳng này. Gia đình hai bên đều hài lòng với chàng rể, con dâu vô cùng quan tâm, chăm lo cho bố mẹ vợ, bố mẹ chồng.
Tuy nhiên, khi kinh tế ngày càng trở nên khó khăn, cuộc sống của họ không còn yên bình nữa. Thu nhập của chị bị cắt giảm một nửa, chị ngỏ ý nhờ anh hỗ trợ thêm tiền chi tiêu trong gia đình nhưng anh... làm ngơ. Dù hậm hực, nhưng chị đành chấp nhận tằn tiện để vẫn có thể lo nửa số tiền trong gia đình.
Thời gian gần đây, công ty của chồng gặp khủng hoảng. Thương lượng với vợ để giảm tiền phải nộp hàng tháng không được, ngay lập tức, anh nhắc đến chuyện ly hôn vì chị "học anh" theo cách: Phần của ai, người ấy lo.
Theo PNVN
Con dâu vô tâm với nhà chồng Chị buồn khi mình hết lòng hết dạ với con cái nhưng con dâu chị lại vô tâm, hờ hững, không quan tâm tới bố mẹ chồng. Chị Thanh Tâm thân mến! Tôi năm nay ngoài 50 tuổi. Tôi có hai con, một trai một gái, các cháu đã xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái. Hiện vợ chồng tôi ở với...