Cơn đau thất thường khiến bé gái mới lớn suýt phải cắt bỏ phần phụ
Xoắn phần phụ ở bé gái là một bệnh lý tự nhiên, nhưng nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn tới hoại tử và phải cắt bỏ phần phụ, ảnh hưởng tới chức năng sinh sản sau này.
Theo thông tin gia đình cung cấp khi nhập viện, vào 15h ngày 4/3, em Trần N.T (SN 2008, Hà Nội) bỗng xuất hiện cơn đau bụng vùng hố chậu sau khi chơi đùa cùng các bạn. Cơn đau ngày càng tăng nhưng đến tối lại dịu đi nên gia đình không đưa em đi khám. Bé gái chưa có kinh nguyệt.
Đến sáng ngày 5/3, cơn đau xuất hiện trở lại, gia đình đưa em đến một cơ sở y tế và được giới thiệu tới khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội với chẩn đoán theo dõi u phần phụ, chưa loại trừ viêm ruột thừa.
Rất nhanh chóng, các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã chẩn đoán bệnh nhi bị xoắn phần phụ và khởi động hệ thống xét nghiệm, hội chẩn chuyên khoa Phụ khoa và chuyên khoa Gây mê hồi sức nhằm mổ cấp cứu.
Bệnh nhi được phẫu thuật nội soi vào lúc 14h20p ngày 05/3 với trưởng ekip là ThS. BS CKII. Trương Minh Phương – Phó trưởng khoa Sản bệnh A4. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ nhận thấy bệnh nhi bị xoắn toàn bộ phần phụ bên phải 3 vòng, buồng trứng và vòi tử cung tím đen, bắt đầu có dấu hiệu hoại tử.
Video đang HOT
Bé gái được cấp cứu vì xoắn phần phụ.
BS Phương cho biết, nếu cắt 1 bên phần phụ, em sẽ rất thiệt thòi trong quá trình sinh sản và nội tiết về sau, các bác sĩ quyết định thận trọng tháo xoắn. Rất may mắn, sau khi tháo xoắn hoàn toàn được 10 phút, phần phụ của em hồng trở lại.
Bác sĩ kiểm tra chắc chắn phần phụ của em đã được cứu.
Để khắc phục hiện tượng xoắn trở lại, ekip phẫu thuật đã cố định phần phụ vào hố buồng trứng. Sau 2 ngày điều trị hậu phẫu, hiện em đã bình phục hoàn toàn, dự kiến sẽ xuất viện và có thể đi học vào ngày 08/3.
Đây không phải lần đầu Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận và xử trí trường hợp xoắn phần phụ ở bé gái.
Theo ThS. BS CKII. Trương Minh Phương, xoắn phần phụ ở bé gái sắp dậy thì là 1 bệnh lý xuất hiện tự nhiên, có thể gặp ở trẻ từ 8 đến 16 tuổi, do buồng trứng của các bé bắt đầu hoạt động dẫn đến tăng kính thước và trọng lượng giống như “quả chùy”, với việc chạy nhảy chơi đùa của trẻ, cộng thêm nhu động ruột khiến cả phần phụ bị xoắn, gây nên bệnh cảnh xoắn phần phụ như trên. Nếu can thiệp sớm, kịp thời thì trẻ sẽ khỏi hoàn toàn mà không để lại bất kỳ một di chứng nào về sau. Nếu can thiệp muộn, phần phụ bị hoại tử dẫn đến phải cắt cả phần phụ.
Phần phụ xoắn thường gây đau đột ngột, đau nhiều kèm theo nôn và buồn nôn. Vài ngày hoặc vài tuần trước khi có cơn đau đột ngột người phụ nữ thường đau âm ỉ từng cơn, đau nhức. kết quả này có thể đoán được do tình trạng xoắn không liên tục do nó có thể tự nới ra được. Cổ tử cung di động đau, khối xoắn đau khi chuyển động ở một bên và thường có các dấu hiệu của phúc mạc.
Bố mẹ nên chú ý trong quá trình chăm sóc con cái, nếu thấy các bé gái đau bụng lệch 1 bên cần khẩn trương đưa con đến cơ sở khám bệnh có khả năng phẫu thuật để được chẩn đoán cũng như can thiệp kịp thời.
Cứu thai phụ ở Hà Nội mắc tiền sản giật nặng
Người phụ nữ nhập viện trong tình trạng huyết áp cao, phù toàn thân, đau đầu nhiều, mắt nhìn mờ, có triệu chứng phù não.
Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội vừa cấp cứu thành công cho sản phụ N.T.N.B. (33 tuổi, ở Hà Nội) mắc tiền sản giật nặng nguy kịch.
Trước đó, người bệnh quản lý thai kỳ tại phòng khám tư nhân, chưa từng sàng lọc hay điều trị dự phòng tiền sản giật. Đây là bệnh lý gây nguy hiểm tính mạng của người mẹ và thai nhi.
Từ tuần thứ 28, chị B. bắt đầu xuất hiện tình trạng phù, nhưng chủ quan nghĩ đây là hiện tượng bình thường trong thai kỳ. Sau 3 tuần, hiện tượng phù toàn thân tăng dần, chị B. cũng bị đau đầu dữ dội.
Tiền sản giật là bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng của thai phụ và em bé. Ảnh: Indiaexpress.
Thai phụ đến khám tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội trong tình trạng huyết áp cao, phù toàn thân, đau đầu nhiều, mệt mỏi, mắt nhìn mờ, có triệu chứng phù não.
Chị B. ngay lập tức được chỉ định nhập viện. Kết quả xét nghiệm cho thấy thai phụ bị rối loạn chức năng gan, thận. Kết quả siêu âm phát hiện chị B. bị tràn dịch ổ bụng, tràn dịch màng phổi.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ xác định đây là trường hợp tiền sản giật thể nặng và chỉ định mổ cấp cứu để đảm bảo an toàn cho cả thai phụ và em bé. Bé gái chào đời với cân nặng 1,2 kg và được chuyển lên khoa Điều trị tích cực. Hiện sản phụ có sức khỏe tốt, trạng thái ổn định.
Các bác sĩ khuyến cáo tiền sản giật là rối loạn thai nghén do huyết áp cao, phù và protein niệu. Bệnh bắt đầu từ tuần 20 của thai kỳ, nếu không chữa trị sẽ dẫn đến co giật (gọi là sản giật).
Đây là bệnh lý gây nguy hiểm tính mạng cho cả thai phụ lẫn em bé. Từ thời điểm 11 tuần 6 ngày của thai kỳ, thai phụ có thể thực hiện sàng lọc tiền sản giật để phát hiện bệnh kịp thời.
Đối mặt nhiều bệnh nguy hiểm, chiến binh tí hon vẫn chào đời khỏe mạnh Chiến thắng một loạt bệnh lý rau tiền đạo, mạch máu tiền đạo, dây rốn bám màng, bé gái vẫn chào đời khỏe mạnh ở tuần 36. Đang ở tuần 30 của thai kỳ bỗng ra nhiều máu âm đạo, chị T.T.T (sinh năm 1985 ở Hà Nội) liền tới khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Qua kiểm tra, bác sĩ...