Con dâu tái mặt sợ ngày nghỉ dài 30-4
Giống như dịp nghỉ Tết, dịp 30-4 này cũng khiến nhiều cô con dâu sợ khiếp vía vì phải về quê chồng. Những cô con dâu vốn sợ nhà chồng thì đúng là những dịp nghỉ dài giống như cơn ác mộng. Mỗi năm có vài dịp nghỉ dài, nhưng dịp nghỉ Tết khiến các cô con dâu lo lắng nhất. Tết nhất họ hàng gần xa sum họp, gia đình đông đúc lại còn chuyện nữ công gia chánh để cúng cáp khiến nhiều người lo sợ. Nhiều người chỉ mong nghỉ Tết ngắn ngắn hay tìm cách trốn tránh nhà chồng bằng cách đi du lịch xa vì áp lực.
Cũng vì chuyện này mà nhiều gia đình, nhiều cặp vợ chồng mâu thuẫn, cãi vã.
Chị Hạnh, lấy chồng được 3 năm nhưng chỉ về quê đúng vào dịp Tết nguyên đán. Vậy mà dịp 30-4 này cơ quan chị được nghỉ tận 5 ngày, chị muộn phiền vì lo lắng chồng sẽ tính chuyện về quê. Chồng chị nặng gia đình nên những ngày lễ Tết chỉ tính về quê, cho các cháu sum vầy bố mẹ. Nói thì cũng đúng, con cái muốn gần bố mẹ là chuyện đương nhiên nhưng tôi lại sợ, lại lo rằng, bà mẹ chồng khó tính sẽ bắt bẻ tôi, khiến những ngày này tôi khó sống.
Thú thực, con dâu dù có được lòng bố mẹ chồng hay không thì cũng không muốn dồn hết tất cả những ngày nghỉ ở nhà chồng. Dù sao thì cũng không thể thoải mái như ở nhà mình. Vả lại, dịp nghỉ dài chỉ mong gia đình con cái được đi chơi với nhau. Chị cũng bàn với chồng như thế nhưng anh không nghe. Chị Hạnh đâm cáu bẳn rồi nói qua nói lại với anh chỉ biết nghĩ tới gia đình mình mà không biết tới bố mẹ vợ. Cả hai cãi vã om sòm, cuối cùng chị về nhà ngoại còn anh thì tự tính, đi đâu thì đi.
Thú thực, con dâu dù có được lòng bố mẹ chồng hay không thì cũng không muốn dồn hết tất cả những ngày nghỉ ở nhà chồng. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Trường hợp của chị Nhung cũng tương tự như vậy. Vì sợ bố mẹ chồng phật ý nên chị phải theo ý chồng. Mấy ngày nghỉ tới chị phải về nhà chồng sum họp. Nếu không về thì bố mẹ chồng lại bàn tán, họ hàng cô bác cũng đánh giá con dâu không biết điều. Nhưng nghĩ đến ngày đó chị lại thấy nản. Chị chỉ muốn được nghỉ ngơi mấy ngày bên gia đình, cứ ở trên Hà Nội trong căn nhà trọ cũng được, khỏi phải về quê chồng vừa áp lực vừa mệt mỏi. Thật ra, bố mẹ chồng cũng không phải quá khó nhưng về nhà chồng khác ở nhà mình, dù sao con dâu cũng phải ý tứ này nọ. Chị thấy chán vì chuyện đó.
Dù bố mẹ chồng và con dâu có hòa thuận nhưng cũng chẳng mấy cô con dâu muốn mấy ngày nghỉ về phục vụ nhà chồng, đó là chuyện dễ hiểu. Nhưng bố mẹ nào thì cũng mong con cái sum vầy. Hãy coi như cả năm mới có một đôi lần, vì vậy hãy tận dụng kì nghỉ để ở bên cạnh bố mẹ. Có thể chia sẻ với chồng về những suy nghĩ của bạn, có thể phân đôi, vài ngày nhà mẹ đẻ vài ngày ở nhà chồng, như vậy thuận tiện hơn. Không thì đi du lịch ngắn 1-2 ngày còn lại về nhà chồng, đó cũng là cách giải quyết tốt. Có như vậy thì cả vợ và chồng đều thoải mái. Đừng có khư khư giữ quan điểm của mình khiến chồng phật ý và vợ chồng cũng sẽ mất đoàn kết, ảnh hưởng tình cảm vợ chồng.
Theo Eva
Chị em, sao cứ phải sợ nhà chồng?
Hãy thử đặt địa vị mình giống như con gái của mẹ chồng, cuộc sống sẽ thoải mái hơn. Đọc nhiều bài viết thấy chị em lo lắng, sợ hãi thậm chí là thất kinh hồn vía vì mẹ chồng hay phải sống chung nhà chồng. Xem ra, tư tưởng nàng dâu mẹ chồng và những câu chuyện về gia đình nhà chồng đã khiến chị em bị ảnh hưởng và bị ăn sâu vào mình. Vì thế, có nhiều chị em, dù chưa bước chân về nhà chồng cũng vô cùng hoảng loạn vì nghĩ tới cảnh phải ở chung với mẹ chồng.
Trên thực tế không phải bà mẹ chồng nào cũng ghê gớm và không phải cô con dâu nào cũng khó sống với mẹ chồng. Chỉ là, chính những người trong cuộc chưa thực sự thông thoáng tư tưởng, chưa thực sự thoải mái khi gần gũi nhau nên mới nảy sinh ra quá nhiều vấn đề trong cuộc sống.
Nói một lời đơn giản, hãy coi mọi thứ nhẹ nhàng. Hãy thử đặt địa vị mình giống như con gái của mẹ chồng, cuộc sống sẽ thoải mái hơn.
Có nhiều chị em tâm sự, về nhà chồng, đói ơi là đói, có khi ăn 3 bát cơm nhưng lại chẳng dám ăn, toàn phải ăn 1 bát. Có khi thèm thịt mà không dám gắp nhiều, lại chỉ dám ăn rau vì ngại nhà chồng đánh giá này nọ. Nhưng thật ra, bố mẹ chồng cũng như bố mẹ mình, thấy con cái ăn khỏe bố mẹ mừng. Nói về chuyện ý tứ, có thể ông bà cũng sẽ đánh giá cô này cô kia chưa có ý thức nhưng đó chỉ là ngày đầu, còn ngày hai, ngày ba thì không thành vấn đề. Chị em có thể ở nhà mẹ đẻ ăn bao nhiêu thì giờ ăn bấy nhiêu. Nếu đói thì nấu nhiều cơm kêu con đói, nếu muốn ăn món gì thì hỏi bố mẹ và đánh tiếng với bố mẹ. Vậy là có bữa cơm thịnh soạn mà không phải nghĩ ngợi gì. Dần dần, cái mà bạn sợ là vô duyên sẽ biến thành sự vô tư hồn nhiên của con trẻ, khiến bố mẹ không còn thấy có khoảng cách với con dâu.
Dần dần, cái mà bạn sợ là vô duyên sẽ biến thành sự vô tư hồn nhiên của con trẻ, khiến bố mẹ không còn thấy có khoảng cách với con dâu. (ảnh minh họa)
Hoặc đôi khi, có thể mẹ chồng không hài lòng về bạn nhưng chính vì bạn không dám gần gũi, cứ lo lắng rằng bà mẹ chồng này không tốt, hay soi bạn nên không thể khiến mẹ con đồng cảm với nhau được. Thay vì sợ hãi, hãy thử một lần dùng tháng lương của mình, mua cho mẹ bộ quần áo hay cho bố chồng cái cavat để thể hiện lòng hiếu kính. Nói đó là món quà ngày nhận lương, bố mẹ nào chẳng thấy con dâu chu đáo.
Đừng khép lòng, hãy mạnh bạo để thử nghiệm. Bạn sẽ làm được điều bạn mong muốn. Không phải mẹ chồng nào cũng khắt khe với con dâu. Còn nếu cảm thấy quá sợ hãi, hãy nói thẳng với chồng để ra ở riêng.
Tôi thấy, thường là chị em không dám gần gũi bố mẹ chồng, nhất là mẹ chồng và luôn coi mẹ chồng như kẻ thù nên mới thành ra lo sợ. Có nhiều cách nhưng chị em chưa thử, vì vậy, hãy cố gắng thử một lần, khi không được thì tính đường khác. Đừng chưa gì đã rụt cổ rồi.
Chúc các bạn thành công và làm một người con dâu tốt.
Theo Eva
Đẻ con đẹp quá cũng bị mẹ chồng ghét Bà Hồng hẳn sẽ yêu thằng cháu đích tôn hơn nhiều nếu nó xấu xí hơn một chút, nghĩa là ít ra cũng giống bố cái mũi cà chua hay đôi mắt một mí. Sinh con đẹp cũng bị ghét Đến thăm Lệ sinh con, mấy cô bạn xuýt xoa, trầm trồ: "Ôi, sao mà xinh thế, khôi ngô quá đi mất. Nét...