Con dâu ngỏ ý muốn về ngoại ăn Tết và chia sẻ của bố mẹ chồng “gây bão” mạng xã hội
Ngày giáp Tết, tâm sự của những nàng dâu và tâm tư của bố mẹ chồng thực sự khiến dân mạng xúc động.
Chủ đề cũ nhưng chưa bao giờ hết “hot” trên mạng xã hội những ngày giáp Tết Nguyên đán: Tết nội, Tết ngoại. Chẳng thế mà một đoạn clip với tiêu đề “Với mẹ chồng, Tết nhà ngoại cũng từng là mong ước” đã trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý trên mạng xã hội ngay khi vừa đăng tải. Chỉ sau ít ngày, đoạn clip đã hút hơn triệu lượt xem, hàng ngàn lượt chia sẻ cùng hàng trăm bình luận rôm rả trên nhiều diễn đàn.
Mở đầu đoạn clip phỏng vấn, những nàng dâu đã có chia sẻ rất chân thành về tâm tư nguyện vọng của mình trong ngày Tết. Nhiều người đi lấy chồng xa lâu năm mà chưa từng được về nhà bố mẹ đẻ ăn Tết, muốn ngỏ ý với gia đình nhà chồng nhưng lại sợ, sợ bố mẹ chồng không đồng ý, rồi lại sợ không khí gia đình bị ảnh hưởng…
Biết bao nỗi sợ hãi bủa vây khiến những người phụ nữ ấy đành tặc lưỡi nín nhịn, thế nhưng cứ mỗi lần nghĩ về bố mẹ đẻ ăn Tết ở nhà không có con gái bên cạnh thì họ lại ứa nước mắt, tủi thân.
“Khi mà dọn dẹp nhà cửa cho bên chồng thì mình lại chợt nghĩ về bố mẹ đẻ ở nhà, chắc cũng đang lủi thủi một mình. Lúc ấy, mình thấy thương lắm. Mình chỉ mong bố mẹ chồng hiểu và đồng ý để cho mình về đón giao thừa với bố mẹ đẻ 1 lần thôi, thì đã là hạnh phúc lắm rồi”, chia sẻ của một người phụ nữ.
Clip phỏng vấn chia sẻ của những nàng dâu muốn được về ngoại đón Tết
Những nàng dâu rụt rè, ngại ngỏ ý tâm tư nguyện vọng với bố mẹ chồng hẳn sẽ bất ngờ trước suy nghĩ của chính bố mẹ chồng họ trong vấn đề Tết nội, Tết ngoại và câu chuyện của những ông bố, bà mẹ chồng trong clip đã khiến số đông cảm thấy ấm lòng.
Mẹ chồng nào cũng từng làm dâu, nên họ càng thấu hiểu và đồng cảm với nguyện vọng muốn được một lần về ngoại đón Tết của con dâu.
“Tôi đi làm dâu cũng ít khi được về nhà ngoại ăn Tết. Mãi đến năm bà ngoại bệnh tai biến nặng, tôi mới dám xin ba má chồng về đón Tết với gia đình mình và chăm sóc cho bà ngoại. Nếu tôi không về được, chắc tôi hối hận lắm“, một bà mẹ chồng ở TP. HCM chia sẻ.
1 bà mẹ chồng nghẹn ngào nhớ về quãng thời gian làm dâu, quãng thời gian mong muốn được về ngoại đón Tết.
Đặc biệt, có ông bố chồng từng chứng kiến cảnh mong mỏi đón con cháu về của bố mẹ vợ mình trước đây nên đã lên tiếng ủng hộ con dâu về ngoại ăn Tết. Theo ông: “Tôi nhớ bữa đó cả nhà vừa về tới cổng đã thấy bà ngoại đứng trong nhà ngóng ra, trông chờ, mắt rưng rưng… Mấy đứa con tôi chạy ào tới, ôm choàng lấy bà ngoại. Đó chính là cảm giác gia đình hạnh phúc ngày Tết”.
Ông bố chồng này “đấu lý” vợ: “Bà nhà tôi nói rằng làm dâu bên này phải theo phong tục, gia giáo này nọ… Tôi mới bảo bà ấy, thế ngày xưa bà làm dâu nhà tôi thì những ngày Tết bà cũng muốn về ngoại ăn Tết cơ mà. Thế sao bây giờ bà lại cấm con dâu về ngoại ăn Tết? Tôi nói thế, bà ấy ngồi im, bà ấy không nói gì nữa”.
Ông bố chồng chia sẻ lại kỷ niệm đưa vợ cùng các con về thăm ông bà ngoại ngày Tết.
Được biết, đoạn clip phỏng vấn bố mẹ chồng là một trong những hoạt động ý nghĩa của chiến dịch “Tết nhà ngoại”. Hiện đoạn clip vẫn đang chứng tỏ được sức hút của mình đối với người xem.
Theo Trí Thức Trẻ
"Về ngoại sướng thật" - chia sẻ của cô con gái ở cữ bên ngoại đảm bảo ai cũng thấy mình trong đó
"Cơm không phải nấu, bát không phải rửa, nhà không phải quét, chỉ lúc nào em xung phong làm thì làm thôi. "
"Sáng lười dậy sớm nên ông toàn bế con chơi, rửa mặt mũi, xi tè rồi thay bỉm tã cho con. Bà thì nấu cháo theo công thức mẹ dặn trước rồi ông bà cho cháu ăn uống, vệ sinh...", mẹ trẻ kể.
Theo văn hóa người Việt Nam, sau khi sinh con được đầy tháng, các chị em thường xin về nhà ngoại một thời gian để nghỉ dưỡng. Ngắn thì 1 tháng, dài thì cũng phải đôi ba tháng rồi mới trở lại nhà nội.
Với nhiều người, cảm giác được ông bà ngoại chăm bẵm, cưng nựng cả mẹ lẫn con như là lần thứ hai trở thành đứa trẻ bé bỏng ngày nào của ông bà vậy.
Chẳng thế mà, cho dù có đi lấy chồng hay tận đến khi sinh nở con gái vẫn luôn mong được về nhà cha mẹ đẻ.
Đó cũng là tâm trạng hân hoan của một người mẹ trẻ khi được về nhà ngoại ở cữ.
"Về ngoại sướng thật đó. Cơm không phải nấu, bát không phải rửa, nhà không phải quét, chỉ lúc nào em xung phong làm thì làm thôi.
Sáng con dậy sớm lôi mẹ dậy, mẹ lười không dậy nên toàn ông bế con chơi, rửa mặt mũi, xi tè xi ị rồi thay bỉm tã cho con. .
. Bà thì nấu cháo, xay cháo theo công thức mẹ dặn từ trước rồi hai ông bà cho cháu ăn uống, vệ sinh các kiểu... chán rồi mới mang lên phòng gọi mẹ dậy cho con ti một lát xong ông lại bế cho mà ngủ tiếp (con em quấy đêm không ngủ được mấy nên ngày em hay ngủ bù).
Trưa đến ông bế cháu ru cháu ngủ trưa, mẹ tha hồ ngủ hoặc xem phim, không cần lo.
Tối lại ông bà thay phiên bế và chơi với cháu, mẹ có thể tắm gội giặt giũ thoải mái (nhà có máy giặt nhưng đồ của con em em toàn giặt tay, không thích giặt máy).
Thời gian còn lại có thể xem phim, chat chit hoặc tranh thủ ngủ sớm cũng được. Tầm 11 - 12h ông bà mới đưa bé cho mẹ bế để đi ngủ.
Nhà có đồ gì ngon ông bà dành hết cho em, ép mẹ ăn để lấy sữa cho con và dỗ là toàn đồ sạch đấy, thành phố không kiếm được đâu. Rồi còn bao nhiêu cái đáng yêu nữa mà không kể hết được. Yêu thương lắm ý.
Nhưng mà những tháng ngày thiên đường của mẹ con em sắp hết rồi. Một tháng trôi qua nhanh quá. Sắp phải về rồi. Luyến tiếc quá nhiều!
Sắp tới về Hà Nội lại 1 mẹ 1 con vật lộn với nhau. Hoang mang quá!".
Đính kèm bài viết là bức ảnh ông ngoại đang bế cháu khiến chị em xúc động.
Ngay khi được đăng tải, câu chuyện của mẹ bỉm này đã nhận được rất nhiều sự đồng tình xen lẫn háo hức từ phía hội chị em.
Ai nấy đều cảm thấy như chính mình là nhân vật chính trong câu chuyện ấy. Thậm chí có người còn phải thốt lên "Sao mà giống mình quá!".
- Giống em. Lên ngoại ai cũng kêu béo nhưng mai lại phải đi rồi.
- Về ngoại thoải mái thật. Giờ 2 mẹ con em vẫn đang quấn chăn ôm nhau. Chẳng đâu thoải mái bằng nhà mình các mom ạ.
- Cùng cảm giác ạ. Con 3m26d về ngoại được hơn 2 tháng sướng, thoải mái vui vẻ nay về lại nhà nội cứ nghĩ đến ông bà ngoại, ngôi nhà quen thuộc là nước mắt trào ra.
- Giống mình quá. Hết cữ mình về nhà nội còn khóc nhiều hơn cả ngày đi lấy chồng. Nhớ bố mẹ mà ông bà cũng nhớ con, nhớ cháu. Vì mình đi lấy chồng xa, cả năm mới về ngày Tết. Lúc bố mẹ tiễn 2 mẹ con ra xe khách về Hà Nội mà không dám ngoái lại nhìn vì sợ khóc theo.
- Đúng là không nơi nào sung sướng hạnh phúc, thoải mái và được nuông chiều giống công chúa như ở nhà ngoại. Thèm được về ở với bố mẹ thôi!
Bên cạnh đó, rất nhiều mẹ đã xúc động khi nhớ lại khoảng thời gian từng ở cữ nhà bố mẹ đẻ của mình.
" Ngày mình về ở cữ, sáng nào mẹ cũng nấu khi thì cháo, khi thì phở, cơm nóng, bánh... đổi món cho mình ăn đỡ ngán.
Cháu cứ dậy là ông với bà thi nhau bế bồng bảo đỡ cho mẹ. Bố mẹ cứ giục mình tranh thủ ngủ đi cho đỡ mệt hoặc giải trí gì thì làm đi. Ngày tạm biệt ông bà để 2 mẹ con về nội mà mình buồn cả đêm không ngủ được", mẹ Thu Hòa viết.
Facebook Tuyết Lê nghẹn ngào: " Giống cảm xúc của nhau quá! Bao giờ cũng thế, chỉ có cha mẹ mình mới thương và luôn coi mình như 1 đứa trẻ mặc dù mình đã lấy chồng và có con.
Mình từ khi sắp sinh đến bây giờ được 4 tháng, ông bà ngoại luôn ở bên cạnh chăm lo từng tí một. Thương bố mẹ nhiều lắm nhưng không thể nói nên lời chứ!".
Mặc dù ở nhà nội hay nhà ngoại thì cũng đều được yêu thương, thế nhưng trong sâu thẳm trong trái tim bất cứ người con gái nào sau khi đi lấy chồng cũng đều ước mong được một lần trở về nhà, được trở về vòng tay bao bọc, chở che của bố mẹ đẻ, để có được cảm giác chiều chuộng, nâng niu như cô công chúa nhỏ ngày nào.
Dẫu rằng, thời gian đó là ngắn ngủi, nhưng hạnh phúc ấy là điều quý giá mà mẹ bỉm nào cũng chỉ mong nó kéo dài mãi mãi.
Theo Trí thức trẻ
Đứa trẻ khóc thét trong bức ảnh cưới của dì, dân mạng tò mò về nguyên nhân Trong đám cưới của dì, cô cháu gái đáng yêu một mực không chấp nhận "chia sẻ" dì với bất cứ ai, liên tục khóc như mưa và tuyên bố: "Dì Út là của con!" Đám cưới là một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người, là ngày vui của toàn thể gia đình, họ h.àng. Thế nhưng, không khí rộn...