Con dâu mất mặt, bất an vì bố chồng thô lỗ
Càng ngày tôi càng không thể chịu nổi ông bố chồng thô lỗ của mình.
Tôi về làm dâu đã được 3 năm. Trong 3 năm ấy không biết bao nhiêu lần tôi phải mất mặt vì bố chồng thô lỗ. Có lần nhà làm giỗ, rất đông họ hàng đến để mỗi người một việc và để gặp gỡ nhau. Lúc đang chuẩn bị làm thức ăn, tôi được giao trọng trách làm món nộm. Tôi mua đầy đủ gia vị về làm. Riêng có giá đỗ là thứ không thiếu trong món nộm tôi làm. Tôi ra chợ mua giá đỗ về và mang đi ngâm nước muối cho đảm bảo an toàn. Vừa nhìn thấy thế bố chồng tôi hét toáng lên “vứt ngay cái giá đỗ ấy đi! Cả họ quay ra nhìn bố tôi đang giơ rổ giá đỗ trên tay: “Đây con xem, giá đỗ gầy thế này, mua ở chợ là giá đỗ ngâm tẩm hóa chất. Lần sau phải biết mà tránh. Thiếu kiến thức đến thế là cùng!”. Ngay lúc ấy khỏi phải nói tôi xấu hổ đến nhường nào. Tôi biết ông bố chồng tôi nói đúng nhưng tôi rất ghét kiểu nói ấy. Tại sao không phải vì góp ý nhẹ nhàng mà phải la toáng lên làm mất mặt tôi như vậy. Tôi vừa bực mình, vừa xấu hổ. Cả buổi tôi không còn tâm trạng nào vào bếp nữa.
Lần khác, khi nhà có khách của bố mẹ chồng tôi, tôi nấu cơm thiết khách. Hôm ấy tôi nấu khá nhiều canh do lỡ tay. Tôi cũng tự biết vậy. Lúc gần đến giờ ăn, bố chồng đi qua đi lại, mở nồi canh thấy đầy quá lại làm ngay bài ca “nấu cho cả làng ăn hay sao mà lắm thế”. Tôi hiểu ý nên nín nhịn. Đến bữa ăn, có món tôi nấu hơi nhạt vì không muốn cả nhà phải ăn mặn theo ông. Vừa nêm vào miệng ông đã nói “mát” ngay: “món này thiếu muối quá, nhạt như người!”. Tôi quá xấu hổ trước mặt khách. Khách thì cười vui vẻ, thấy vẻ mặt tôi không nói gì nên đỡ lời: “Có con dâu thế này quá tốt rồi. Ông ăn mặn không tốt đâu!”. Nghe vậy, lòng tôi đỡ bực và tủi thân chứ thật sự lúc đó chỉ muốn khóc.
Không chỉ thô lỗ trong lời ăn tiếng nói, bố chồng tôi còn thô lỗ cả trong sinh hoạt hàng ngày. Hang ngay, ông co thoi quen cơi trân va măc quân đui. Môi khi ra khoi nha ông cung không chiu măc chiêc quân soóc vao. Tôi thây bât tiêện qua nên mua quân soóc cho ông nhưng ông vân không măc. Tê nhât, ông rât khai tinh nên môi khi tôi gop y la ông bao tôi cây tre chê ngươi gia. Nhiêu lân, tôi đo măt vi cô hang xom cư goi bao ông ra hanh lang “trông chuôi” hay tâp ta bi “lô hang”. Thâm chi, bon tre con hang xom cư nhin thây bô chông tôi la chung lai chi tro cươi. Điêu khiên tôi luôn thây bât tiên la co ông ba thông gia, ban be cua con cai đên ông cung vân không ăn măc cho lich sư.
Đi vệ sinh thì ông không bao giờ có thói quen đóng cửa. Ông ngồi thì lâu mà không bao giờ chịu đóng cửa nên tôi buộc phải tự tạo thói quen cho mình là rất thận trọng mỗi lần vào nhà vệ sinh. Có lần ông chỉ khép hờ, tôi không biết nên mở toang cửa ra. Gặp ông ngồi trong đó tôi vừa hoảng hồn, vừa xấu hổ. Xong việc ông đi ra, gặp tôi, ông không những không xấu hổ mà còn mắng “lần sau làm gì đừng có mà hấp tấp”. Tôi như chết đứng chẳng thể nói được gì.
Video đang HOT
Không thể sống cạnh bố chồng thô lỗ, rất nhiều lần tôi đề cập chuyện ra ở riêng nhưng chồng tôi không nghe vì anh là con duy nhất trong nhà. Bây giờ tôi không biết phải làm sao để thay đổi khi mà mỗi ngày về nhà nhìn thấy bố chồng là tôi mất hết cả niềm vui mà trở nên căng thẳng. Mong các bạn cho lời khuyên. Xin chân thành cảm ơn!
Theo Giadinh
Quay trở lại nhà em gái, tôi choáng váng nghe được những lời vợ chồng em nói với nhau
Quay lưng đi mà nước mắt tôi rơi không ngừng. Nuôi em gái bao nhiêu năm, chịu bao nhiêu vất vả khổ sở, kết quả thật quá đắng cay.
Học hết lớp 9 thì tôi xin mẹ nghỉ học. Không phải vì tôi học tệ hay quậy phá gì mà vì tôi còn một đứa em gái nữa. Nhà tôi nghèo không thể nuôi nổi một lúc hai đứa cùng đi học. Lúc đó tôi chỉ có suy nghĩ sẽ đi làm kiếm tiền nuôi em đi học. Tôi dồn hết hi vọng vào em gái mình.
Em nhỏ hơn tôi 4 tuổi rất ngoan ngoãn, học giỏi. Nghỉ học rồi tôi chạy chợ buôn cá kiếm tiền lời. Thời gian đầu cực nhọc, vất vả lại liên tục bị lừa tiền khiến tôi chán nản. Nhưng chỉ cần nghĩ đến em gái, bao nhiêu cực nhọc của tôi lại tan biến hết.
Bán cá buổi sáng, chiều tôi lại bán rau, bán chuối. Dần dần tôi biết cách buôn bán hơn và kiếm tiền được nhiều hơn. Từ khi bố mất vì tai nạn, gánh nặng kinh tế gia đình đều do tôi gánh vác. Mẹ tôi chỉ ở nhà cơm nước, giặt giũ cho em gái tôi. Con bé cũng hay nói sau này nó giàu có, nó sẽ nuôi lại tôi. Tôi không cần em nuôi, chỉ cần nghe được những lời ấy cũng đủ để vui cả ngày và có thêm động lực rồi.
Vì em, tôi chẳng dám yêu đương ai. Tôi sợ yêu rồi lấy chồng sẽ không thể nuôi em được nữa. (Ảnh minh họa)
Đúng là không phụ sự kì vọng của tôi. Em gái tôi đậu vào một trường đại học lớn. Nhưng đi kèm với đó là tiền học phí, tiền sinh hoạt cũng rất cao. Tôi lại phải gồng gánh nhiều hơn để kiếm đủ tiền hàng tháng gửi vào cho em học. Em nói sẽ đi làm thêm nhưng tôi không cho. Tôi chỉ cần em học thật giỏi là được.
Vì em, tôi chẳng dám yêu đương ai. Tôi sợ yêu rồi lấy chồng sẽ không thể nuôi em được nữa. Tôi muốn đợi em có việc làm ổn định có thể tự nuôi mình tôi mới dám yêu. Rồi em gái tôi cũng vào làm ở một công ty nước ngoài, tiền lương một tháng bằng tiền tôi làm mấy tháng. Thời gian đầu nó còn gởi về cho chị cho mẹ. Sau đó thì nó mua xe ga, sắm sửa cho bản thân. Mỗi lần về nhà là tôi lại thấy nó khác hẳn. Sành điệu hơn, trẻ trung, chịu chơi hơn. Nhưng thái độ thì không thể chấp nhận được.
Nó mang cả dép vào nhà vì chê nền nhà bẩn. Tôi lại phải kiếm tiền ốp men thì lần sau nó mới để dép bên ngoài. Khi này tôi cũng đã có chồng và sinh được cậu con trai nhỏ. Lâu lâu dì về thăm, con trai tôi mừng, chạy ra ôm lấy dì thì bị em gái tôi đẩy ra và chê bai dơ bẩn. Nó còn phủi phủi váy áo như thể sợ dính đất cát. Cũng vì hành động này mà mẹ tôi chửi và đuổi nó ra khỏi nhà. Tôi phải năn nỉ lắm mẹ tôi mới nguôi giận. Nhưng tình cảm thì chẳng còn khăng khít nữa.
Hai năm sau thì con bé lấy chồng thành phố. Ngày cưới hỏi, tôi phải chạy vạy khắp nơi mượn được một cây vàng. Tôi nói sẽ cho nó trước dòng họ để nó khỏi mất mặt rồi nó phải trả lại cho tôi để tôi trả cho người ta. Giờ tôi cũng có chồng có con còn phải lo gia đình nữa nên không thể gồng thêm số vàng này nữa. Nó đồng ý.
Vậy mà cưới xong, tôi đòi lại thì nó nhất quyết không trả. Nó còn nói vàng mừng cưới cho em gái mà còn đòi lấy lại, đúng là chị không ra hồn. Tôi tức lắm. Nhờ có chồng hiểu và thông cảm động viên nên tôi mới bỏ qua chuyện này. Cưới vừa xong thì em gái tôi mua nhà luôn trên thành phố.
Em đáp lại rằng nhà tôi chồng thì nằm liệt giường, con thì mới học mẫu giáo, cho tôi mượn rồi biết khi nào tôi trả lại... (Ảnh minh họa)
Một tuần trước, chồng tôi bị tai nạn lao động phải phẫu thuật gấp. Thiếu tiền nên tôi chạy đến nhà em gái để mượn. Em lấy lý do mới mua nhà không có tiền nên không đưa. Cùng đường, tôi phải lấy sổ đỏ thế chấp ngân hàng mới có tiền chữa cho chồng. Vậy mà nó đến thăm chồng tôi được hai lần rồi biệt hẳn.
Hôm qua, chồng tôi được xuất viện nhưng tôi không đủ tiền đóng viện phí. Tôi lại chạy đến nhờ em gái. Quả nhiên em từ chối và còn đưa tôi hai triệu rồi bảo cho hẳn tôi chứ không cho tiền cho mượn. Cầm tiền ra cổng rồi thì tôi mới hay mình quên cái mũ bảo hiểm trong nhà. Đi vào lại để lấy, tôi vô tình nghe được cuộc nói chuyện của vợ chồng em.
Chồng em hỏi tại sao nhà còn tiền mà không cho chị mượn thanh toán viện phí. Em đáp lại rằng nhà tôi chồng thì nằm liệt giường, con thì mới học mẫu giáo, cho tôi mượn rồi biết khi nào tôi trả lại, có khi còn mất luôn. Tôi đứng sững, nước mắt cứ chảy không ngừng. Tôi nuôi em ăn học bao nhiêu năm, hi sinh cho em biết bao nhiêu, kết quả nhận lại thật quá đắng cay.
Theo Afamily
Rồi mọi chuyện cũng đâu vào đấy, dù bằng cách này hay cách khác... Chỉ khi tự bản thân mình trải qua những chuyện đó, tự mình nghiệm ra thì mình mới thấy thấm thía. Vậy thì cứ sống đi, tập quen với những điều "khôn lường" sẽ đến trong cuộc sống của mình, mỉm cười đón nhận nó. Hẹn gặp đối tác trong một chiều Hà Nội nắng thật đẹp. Thật không may, đến nơi hẹn...