Con dâu láo, được đằng chân lân đằng đầu
Từ ngày mẹ chồng bán hàng nước ngoài vỉa hè, cô con dâu cắt luôn 500 nghìn tiền đưa bà hàng tháng, rồi ngày nào chị về cũng hằm hè vì thức ăn bà làm chưa ngon, chưa đúng khẩu vị với mình.
Buồn lòng vì con dâu
Bà Tuyền (Nghĩa Dũng, Hà Nội) đã về hưu được 5 năm, bà đang sống cùng vợ chồng con trai. Chồng bà mất sớm, một mình bà tần tảo nuôi con trai khôn lớn những mong ngày về già của bà được thảnh thơi thế nhưng…
Chị Thanh Nga – con dâu bà làm nghề kinh doanh, thế nên tính cách chị có phần hơi tính toán, chi li.
Trước, anh Toàn có lương bao nhiêu đều đưa cho mẹ kha khá để bà chăm lo cho gia đình nhưng từ ngày cưới vợ, tiền anh, vợ quản. Mỗi tháng, chị đưa cho mẹ 500 nghìn đồng để chi tiêu ăn uống.
Thấy vợ đưa quá ít, anh cằn nhằn: “ Sao em kỹ tính thế? 500 nghìn cho 30 ngày ăn ư?”
Chị phụng phịu: “Thời buổi này phải chắt chiu từng đồng ấy chứ? Mình có ăn sáng và trưa đâu. Thêm vào đó, mẹ anh còn có tiền lương hưu cơ mà”.
Anh nói thế nhưng rồi cũng để đấy, chẳng bận tâm.
Trong khi đó bà Tuyền nghỉ hưu, lương có ngót nghét 2 triệu đồng. Bà phải chi tiêu bao nhiêu thứ tiền gas, tiền điện, rau cỏ, thức ăn…
Với toàn bộ số tiền ít ỏi đó, mỗi sáng bà lại loay hoay, rộc người nghĩ cách chi tiêu cho hợp lý.
Video đang HOT
Vậy mà, tối nào con dâu cũng bĩu môi chê với chồng: “Đưa tiền cho hàng ngày mà mẹ anh mua cái gì cũng một tí, cơm nấu có từng này thì ai ăn ai nhịn? Bà cứ nghĩ ai cũng già nua và ăn ít như mình vậy? Ngày nào cũng liên khúc đậu, trứng. Hay có tiền bà lại tiêu vung vít tít mù lên”…
Giọng con dâu sang sảng, dù đóng cửa nằm trong buồng bà cũng nghe rõ mồn một, bà buồn lắm. Bà định bụng mấy lần tâm sự với con nhưng lại thôi. Bà nghĩ, con cái đã cả ngày lăn lộn với công việc để mưu sinh, mình giúp được con điều gì thì làm cố.
Đã thế, con trai bà lại thêm vào: “Sao mẹ ky bo thế, nhà con đã đưa tiền vậy mà cả ngày mỗi bữa ăn mẹ làm cũng chẳng xong?”.
Bà chẳng biết phải giải thích với con thế nào, bà có đi ra đường “buôn dưa lê” với đám bạn già như con nghĩ đâu. Sáng sáng, bà kỳ cục xách giỏ đi chợ xa ở phố cạnh sông vì “chợ cóc đó giá rẻ hơn chút chút”, rồi bà lại về giặt giũ, phơi phóng, dọn nhà.
Mang tiếng có con dâu nhưng Nga có bao giờ làm việc nhà. Về tới nhà, tắm giặt, ăn cơm xong, các con lại dắt tay nhau ôm máy tính lên phòng để làm việc. Bà lại cần mẫn dọn dẹp.
Thấy con cái kiếm tiền khó khăn, hay cãi nhau về tiền, bà định bụng dọn 1 cái sạp nhỏ ra trước cửa bán nước.
Anh Toàn thì cản không cho mẹ làm vì “mẹ biết mình bao nhiêu tuổi rồi không, mẹ cơm nước cho tụi con là tốt lắm rồi”. Thế nhưng Nga lại cười khanh khách bảo “anh chẳng biết gì? Mẹ ở nhà buồn chán, cho mẹ bán mấy thứ đó cũng được chứ sao? Vừa khỏe người vừa kiếm được tiền”.
Thế là, từ khi bà cụ bán hàng nước ngoài vỉa hè, chị cắt luôn 500 nghìn tiền đưa bà hàng tháng, rồi ngày nào chị về cũng hằm hè vì thức ăn chưa ngon, chưa đúng khẩu vị với mình.
Bà Tuyền dù ít dù nhiều cũng khá thương và thông cảm với con dâu nhưng xem ra chị không biết điều.
Việc lớn, việc nhỏ trong nhà bà đều miệt mài làm hết, nhưng chẳng bao giờ vừa lòng được con dâu (ảnh minh họa)
Không chỉ chị Nga, mà rất nhiều nàng dâu khác, được mẹ chồng chiều chuộng quá lại xem nhẹ tình cảm đó.
Bà Phúc (Yên Ninh, Hà Nội) dù đã 68 tuổi nhưng suốt ngày bà chỉ ở nhà trông cháu, nấu cơm cho… các con đi làm về ăn. Ăn xong, bà lại lọ mọ rửa chén bát. Nhiều tuổi nhưng việc lớn, việc nhỏ trong gia đình bà đều miệt mài làm hết. Thế nhưng chị Ánh Hoa – con dâu bà chẳng bao giờ vừa lòng.
Lúc nào chị cũng gọi điện về xem bà có bế cháu đi lang thang ngoài đường không. Bố mẹ chồng khuyên rằng: “Các con không nên giữ con quá, thằng Mít đã 3 tuổi rồi mà chẳng cho con ra đường, suốt ngày ở nhà, làm vậy con nó nhát”.
Nhưng chị gạt đi bảo: “Môi trường độc hại thế này, mà trời trở lạnh rồi, bà định ôm nó ra đường để cảm à?”.
Chưa hết, đến cơ quan, chủ đề mà chị “buôn bán” với mấy bà bạn lúc nào cũng là mẹ chồng: “Dù nhà chồng ở phố đấy, thế mà bà ý ăn mặc cứ như con mụ nhà quê vậy. Gặp ai mình cũng xấu hổ”.
Vậy nên, khi đồng nghiệp đến thăm nhà, chị lại nói nhỏ với mọi người rằng: “Bà ý là giúp việc đấy. Già rồi nhưng trông con mình cũng tàm tạm, được cái không ăn cắp vặt”.
Có lần, bà Phúc nghe được câu nói ấy, bà buồn lắm, chẳng biết thế nào mới vừa lòng con dâu. Bà kể chuyện với con trai, anh mắng vợ té tát, chị lại quay ra hằm hè mẹ chồng.
Chị lúc nào cũng xem việc bà thức khuya, dậy sớm giặt giũ áo quần, tắm cho cháu, dọn dẹp nhà cửa, cơm nước mà bà vẫn thường làm là chuyện đương nhiên, là chuyện bắt buộc. Về nhà mà thấy nhà cửa bừa bộn là chị lại nhắc nhở: “Lười thế này thì mai sau ai mà hầu được cho?”.
Bà lại cuống quýt ra dọn.
Lời bàn
Chuyên gia tâm lý Đoàn Thúy Hương (Trung tâm tư vấn Tình yêu – Tình dục TP HN) cho rằng, trong các mối quan hệ gia đình, quan hệ mẹ chồng – nàng dâu được nhận định là phức tạp nhất.
Giữa họ bao giờ cũng tồn tại một người đàn ông, chồng của người này nhưng là con trai của người kia. Nếu được mẹ chồng cưng chiều, người con dâu cũng phải biết đáp trả và ngược lại, nếu được con dâu yêu thương, người mẹ cũng sẽ biết thương, biết quý. Đừng được voi đòi tiên, chỉ biết nhận mà không biết cho. Bởi mọi thứ tình cảm đều cần được đón nhận với một thái độ trân trọng mới vững bền.
Có được một người mẹ chồng thương chiều và biết điều như những trường hợp trên không phải là nhiều. Việc các bà mẹ chồng hiền và thích ôm mọi việc cũng xuất phát từ thực tế là những người trẻ mới lập gia đình, có con nhỏ, phải phấn đấu cho sự nghiệp, biết các con phải dành nhiều thời gian cho công việc, nên cần sự trợ giúp của người thân về cả vật chất và tinh thần.
Cả hai phía cần phải thay đổi. Bố mẹ chồng cần để cho con cái tự lập, như vậy các con mới hiểu được giá trị của sự giúp đỡ lớn lao này. Mặt khác, bố mẹ lại có thời gian để tận hưởng những thú vui tuổi già.
Theo Afamily
Chờ con dâu đi vắng, mẹ chồng ăn vụng thịt gà
Về nhà sớm hơn dự định, chị Vinh uất lên khi biết mẹ chồng nhân lúc chị đi vắng mới gọi con gái sang thịt gà để ăn. "Đây không phải là chuyện con gà, chuyện miếng ăn, mà là chuyện bụng dạ con người ăn ở với nhau", chị Vinh, 41 tuổi, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, chưa hết cay đắng khi nhắc chuyện cũ.
Tuyệt tình vì con gà
Tuy đã xây nhà mới trên nền đất cũ được chia nhưng cuối cùng, thuận theo lời thuyết phục của đại gia đình, nhất là anh trai chồng mới chuyển nhà lên thành phố, chị Vinh đồng ý về sống cùng mẹ chồng. Làm dâu 12 năm, sống cách nhau có vài chục bước chân, Vinh và mẹ chồng vốn có quan hệ tốt, hai bên quý nhau.
"Đến khi ở cùng thì mới biết mình tưởng bở. Bố bọn trẻ chỉ hắt hơi sổ mũi, bà đã cuống lên như cháy nhà, anh ấy uống thuốc, ngủ ngon rồi mà nửa đêm bà còn bắt tôi dậy nấu cháo giải cảm. Còn tôi ốm liệt giường vẫn phải gượng dậy phục vụ cả nhà, ăn xong mệt quá vứt bát đấy để mai rửa còn bị bà mắng là lười nhác", Vinh tố khổ.
Điều làm Vinh hậm hực nhất là bất cứ việc lớn nhỏ nào trong nhà, cả việc riêng của vợ chồng chị, mẹ chồng cũng chỉ bàn với con đẻ chứ không bao giờ nói với con dâu một tiếng. Có lần chú em họ chồng sang gặp Vinh bảo chị đưa 2 chỉ vàng, Vinh ngơ ngác chẳng hiểu gì thì chú ta giải thích: "Chị Loan (em gái chồng Vinh) bảo em là anh chị cho vay, lúc nào có thì trả".
Vinh vẫn chưa hiểu ra sao thì mẹ chồng từ trong buồng đi ra thủng thẳng bảo: "Nó làm nhà còn thiếu một ít, hôm qua mẹ với con Loan bàn nhau là vợ chồng mày có 2 chỉ vàng, cho nó vay. Anh em phải giúp nhau. Thế chồng mày chưa bảo gì à?".
Chị Vinh tức nghẹn. Hai chỉ vàng bố mẹ đẻ cho hồi cưới, chị vẫn cất kỹ sau này cho con trai lấy vợ, hoặc phòng khi bất trắc, hồi làm nhà túng thiếu cũng không dám bán. Vậy mà mẹ chồng, em gái chồng tự ý hứa cho vay vàng của riêng chị, cứ như chị là cục đất vậy. Vinh bảo tại mẹ không hỏi con hẵng hứa, vàng ấy bán mất rồi. Mẹ chồng khăng khăng "tao biết là vẫn còn".
Chú em họ hầm hầm ra về. Mẹ chồng nhảy lên nhiếc móc. Vì chuyện này, cả họ nhà chồng lên án Vinh hẹp hòi, keo kiệt. Còn Vinh thì ngày một chán ngán khi thấy mình bị coi là người thừa, "công dân hạng hai" trong gia đình.
Nỗi uất ức của Vinh lên đến đỉnh điểm vào cái ngày chị báo với mẹ chồng là có việc, chiều tối mới về. Nhưng việc không như dự định, chị về lúc 12h thì thấy cả nhà đang ăn uống vui vẻ, có cả cô em chồng. Mẹ chồng bảo con gái: "Con gà này mẹ muốn để dành bồi dưỡng cho mày, con Vinh cứ đòi thịt mấy lần rồi nhưng mẹ gạt đi bảo để bữa khác. May hôm nay nó đi vắng, chứ con gà bé tẹo, cả đống người ăn chả bõ".
Vinh ném thịch cái túi xuống nền nhà khiến ai nấy giật nảy. Chị đay nghiến: "Nếu bà không muốn cho con dâu ăn thịt gà thì cứ nói thẳng là không được ăn, việc gì phải chờ con đi vắng cho sốt ruột", rồi quay sang chồng: "Nhìn anh vui nhỉ? Con gà ấy vợ anh nuôi từ khi mới nở đấy, thế mà vẫn phải lừa vợ con đi vắng để thịt ăn với nhau à?".
Mẹ chồng sau phút đơ máy vì xấu hổ, đã phản công bằng cách mắng con dâu có miếng ăn thôi mà cũng làm ầm ĩ lên. Vinh bảo: "Bà ạ, miếng ăn chả là gì, nhưng nhờ nó mà con thấy, bà luôn coi con là người ngoài, một miếng ngon nếu cho con ăn bà cũng thấy phí. Bà đã không coi con là con thì con cũng chả dám coi bà là mẹ. Từ hôm nay mấy mẹ con con dọn về nhà mình, anh ta có về hay không thì tùy".
Nhục mặt với vợ nên cuối cùng chồng Vinh cũng chịu dọn về nhà cũ. Từ đó chị rất hiếm khi qua nhà mẹ chồng và cũng không gọi bà một tiếng "mẹ" nào nữa".
&'Thóc đâu mà đãi gà rừng"
Những nàng dâu như chị Vinh thường được gọi là ghê gớm vì dám ra mặt so đo với mẹ chồng. Có điều nếu không có nhà riêng để về thì cũng chưa chắc chị đã dám làm um lên rồi bỏ đi. Các nàng dâu gặp trường hợp bị gạt ra rìa như chị vốn rất nhiều nhưng đa số phải chấp nhận.
Chị Vân, sống ở ngay Hà Nội, cũng thất vọng và đau buồn khi biết hóa ra mình không thực sự được coi là con cái trong nhà, nhưng chẳng dám "đấu tố", thậm chí còn chẳng dám tâm sự với chồng vì sợ sinh chuyện. Chị chỉ âm thầm.
Không phải là dâu trưởng nên dù sống chung, chị vẫn ấp ủ kế hoạch ra riêng và cố gắng chắt chiu, tiết kiệm. Được cái Vân kiếm tiền rất khá, sau 6 năm đã đủ để nghĩ đến chuyện mua chung cư trả góp.
Hai vợ chồng bàn bạc với nhau, bố mẹ chồng biết được bèn gọi lại bảo: "Mua căn hộ tập thể làm gì. Tiền đó chúng mày dùng xây lại cái nhà này, sau này chúng mày ở luôn, có phải đàng hoàng hơn không. Thằng cả giỏi làm ăn đã có biệt thự rồi, bố mẹ chỉ cho một số tiền lấy khước là được". Hai vợ chồng thấy có lý, số tiền định mua chung cư, nếu dùng xây nhà thì sẽ hoành tráng lắm. Vân định chờ mấy hôm nữa đến ngày đáo hạn là rút sổ tiết kiệm ngay.
Hai hôm sau, Vân tình cờ nghe được bố mẹ chồng thì thầm bàn bạc với nhau. Bà khen ông "tỉnh", phản ứng nhanh. Ông đắc ý: "Tôi phải vậy, cái nhà này mới được như ngày nay. Bà xem, con Vân nó sắc sảo, kiếm tiền giỏi, hơn hẳn con trai mình. Ai mà biết chúng nó có ở với nhau suốt đời hay không. Nó mua nhà bên ngoài không đủ tiền, mình kiểu gì cũng phải cho thêm. Nhà mang tên vợ chồng nó, ly dị phải chia đôi, hóa ra lại đem thóc đãi gà rừng à? Xây lại nhà này thì giấy tờ vẫn là vợ chồng mình, nếu bỏ nhau thì con Vân phải tay trắng ra đi".
Vân lạnh người, không phải hú vía vì suýt mất tiền, mà vì trước giờ chị vẫn nghĩ mình được bố mẹ chồng quý như con đẻ và cũng yêu họ hết lòng. Hóa ra con dâu bao giờ cũng chỉ là người khác dòng máu. Vân nghĩ nát nước rồi quyết định đem hết sổ tiết kiệm gửi mẹ đẻ, rồi về "thú nhận" với chồng rằng trước đây chị trót tham nên nói dối là gửi tiết kiệm chứ thực ra đã cho vay ngoài để ăn lãi cao, nay người ta làm ăn thất bát chưa trả được.
Mới đây, chị rút tiền mua một căn hộ xây gần xong, sau đó báo ngay với chồng là em đòi được tiền rồi, giá nhà xuống đáy nên mua ngay kẻo thiệt, sau này ở hay không tính tiếp. Chồng chị vô tư chẳng nghĩ gì, nhà của bố mẹ còn đẹp, chưa nhất thiết phải xây lại, Vân mua được thêm nhà là thêm của, càng tốt.
Vân tâm sự: "Mình chẳng muốn tính toán làm gì, nhưng họ coi mình là gà rừng thì mình cũng coi họ là cáo thôi, phải phòng thân. Nói chung làm con dâu thì phải hết lòng thương yêu bố mẹ chồng, nhưng tấm lòng của mình, họ phải thật lòng đón nhận thì mình mới trao được. Tình cảm mà, bao giờ cũng phải đến từ hai phía".
Theo Eva
Lời dâu văng vẳng bên tai Cả đêm đó, bà Nguyên không sao chợp mắt nổi, vì lời con dâu cứ văng vẳng bên tai. Không ép được con dâu thì bà đành xuống nước, mỗi ngày bà đều bắt xe ôm mang cháo và đồ ăn riêng đến cho con dâu. Bà bảo: "Mọi việc để đấy mẹ làm, con đừng đụng tay đến việc gì...". Khi Bách...