Con dâu không đồng ý chuyện góp 100 triệu làm nhà thờ họ, mẹ chồng tuyên bố xanh rờn khiến cô khốn khổ
Từ trước đến nay, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của Kiều khá thoải mái. Thế nhưng mọi chuyện đã thay đổi từ cách đây mấy hôm.
Kiều về làm dâu trong nhà được khoảng vài năm nay. Được cái mẹ chồng và cô hợp nhau về mọi mặt nên mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu khá thoải mái. Hai mẹ con thân thiết đến mức thỉnh thoảng còn rủ nhau đi xem phim, ăn uống và mua sắm mà không có sự hiện diện diện của bố chồng và chồng cô.
Kiều có một cửa hàng bán quần áo thời trang nên cũng bận rộn. Nhiều hôm đến tận tối mịt cô mơi về nhưng mẹ chồng chẳng hề giận dỗi gì mà vẫn chuẩn bị cơm nước sẵn sàng cho vợ chồng cô. Về phần mình, mỗi tháng hai vợ chồng gửi bà khoảng 10 triệu để chi tiêu. Nhìn chung, để bố mẹ vui vẻ, nhà cửa êm ấm, Kiều không tiếc số tiền này.
Thế mà khoảng vài ba ngày hôm nay, thái độ của mẹ chồng Kiều với con dâu thay đổi hoàn toàn. Từ một người dễ tính, bà trở thành mẹ chồng cay nghiệt trong truyền thuyết. Cả ngày bà chăm chăm soi mói khiến cô cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
(Ảnh minh họa)
Việc nhà cửa nôi trợ, mẹ chồng Kiều cũng bỏ bê luôn. Vì thường xuyên về muộn do bận cửa hàng nên mỗi bữa tối, cô làm khá gọn nhẹ. Có hôm cô chỉ kịp luộc mớ rau và rán đĩa trứng. Thế mà mẹ chồng lại buông lời mắng mỏ: “Vợ chồng tôi chẳng sống được mấy nỗi nữa mà chị cho ăn như thế này đấy à? Hay muốn chúng tôi chết sớm? Đúng là vụng về!”.
Đương nhiên, không có gì bỗng dưng mà thay đổi và mẹ chồng cô như thế này cũng là có nguyên nhân cả. Chung quy cũng chỉ vì số tiền 100 triệu mà bà bắt vợ chồng con trai đưa để đóng góp xây nhà thờ tổ.
Thực ra bố chồng Kiều quê gốc ở tận miền nam, sau này ra miền bắc làm việc và lấy vợ nên biệt tích từ đó đến giờ. Mới đây, ông bà nghe được ở đâu tin sắp chia mảnh đất hàng nghìn mét vuông của tổ tiên. Bố chồng cô định không can dự nhưng mẹ chồng thì hoàn toàn ngược lại:
- Ông dở hơi à? Đất của tổ tiên mình chứ ai mà không lấy. Ông không phải ngại chuyện đóng góp, trước giờ không đóng góp gì thì giờ đóng.
Video đang HOT
- Bà định đóng bao nhiêu mà nói? Mấy chục năm nay người ta thờ cúng tổ tiên, lúc khó khăn thì chả thấy mặt minh đâu, đến khi chia chác lại ló mặt về. Người ta cười cho đấy.
(Ảnh minh họa)
Chồng đã nói đến thế nhưng mẹ chồng cô nhất định không nghe. Bà bắt vợ chồng cô chuẩn bị 100 triệu để sắp tới ông bà về góp tiền làm nhà thờ. Nghe mẹ chồng nói xong, Kiều không khỏi bất ngờ và hoang mang, cô vừa mới dồn tiền đi lấy hàng năm mới. Bởi vậy cô bảo với mẹ chồng mong bà thông cảm cho vợ chồng cô vì không có tiền.
Ai ngờ mẹ chồng cô sỗ sàng mắng con dâu ngay trước mặt cả nhà khiến Kiều điếng người. Không chỉ có thế, từ hôm đó đến giờ bà hết mát mẻ con dâu làm ra tiền mà chẳng nhờ được gì rồi tuyên bố xanh rờn là sẽ cắm sổ đỏ, vay ngân hàng.
Cả nhà Kiều giờ chẳng ai can nổi bà nữa vì gia đình cũng có thiếu thốn gì đâu mà bà phải như thế. Mấy bữa này bà hành em sống không yên, ăn cơm cũng chẳng nuốt trôi. Hay bây giờ có nên đi vay 100 triệu rồi đưa luôn cho nhẹ đầu không chứ thế này chắc cô không làm ăn được gì mất.
Theo docbao.vn
Ông bà "tuân lệnh'" cháu, bố mẹ khó dạy con
Không có hướng dẫn về việc làm ông bà như thế nào nhưng ông bà là người phải chịu áp lực rất lớn với việc hỗ trợ con cái chăm sóc cháu.
Để bà đánh chừa nhé!
Đó là câu nói thường dùng nhất của bà Đinh Thị Huế (ở Ba Đình, Hà Nội) đối với đứa cháu nội mới hơn 3 tuổi. Bất cứ khi nào bé Su không hài lòng về chuyện gì, bà cũng tìm được một "kẻ xấu" để "đánh chừa" thì bé mới không ăn vạ hoặc khóc lóc. Mỗi khi bé Su bắt bà phải "xử" ai hay "xử" đồ vật nào làm bé khó chịu là bà ngay lập tức... "tuân lệnh".
Buổi chiều khi mẹ bé Su về, thấy 2 chị em đang chơi nhưng cô chị nhỡ tay làm rơi món đồ chơi của Su xuống đất, bé giẫy đành đạch, đòi mẹ đánh chị. Dù đã được mẹ an ủi, chị xin lỗi nhưng Su vẫn cứ khóc. Bé muốn mẹ đánh chừa chị là phải được như ý thì mới chịu. Chị Bảo nhất quyết không làm theo ý thì mẹ chồng chị vội chạy ra ôm cháu rồi bảo: "Nín đi, để bà đánh chừa chị Bống nhé".
Đây không phải lần đầu bé Su đòi hỏi rồi bướng bỉnh như thế. Chị đã làm đủ cách nhưng không "trị" được con, vì chị cứ vắng nhà là lại đâu vào đấy. Chị tủi thân rồi cũng ngồi khóc. Cả nhà loạn lên mỗi người một ý chỉ vì một đứa trẻ.
Chị Bảo tâm sự: "Mẹ chồng rất tốt, cách sống của bà cũng khá hiện đại chứ không cổ hủ, thế nhưng cái cách nuông chiều cháu thì bà không bỏ được. Bà xót cháu 5 thì tôi cũng xót con 10. Tôi cũng đã thử áp dụng nhiều cách dạy con không đòn roi, cũng cố hiểu tâm lý của con nhưng chẳng áp dụng được. Thằng bé rất bướng và không phải là đứa trẻ có thể thỏa hiệp ngoài việc làm theo ý nó. Cũng may mẹ chồng tôi là người dễ tính và thương con cháu, nếu không thì chắc mẹ chồng con dâu đã căng thẳng vì bất đồng trong cách nuôi dạy trẻ".
Vì sao ông bà "nghe lệnh" cháu?
Không có hướng dẫn về việc làm ông bà như thế nào nhưng ông bà là người phải chịu áp lực rất lớn với việc hỗ trợ con cái chăm sóc cháu.
Những đứa trẻ thường có nhiều đòi hỏi và không hiểu được lý do đúng sai, chúng chỉ đòi những gì chúng thích, nếu không thỏa mãn thì chúng khóc theo bản năng. Chính vì "khả năng" khóc lóc và ăn vạ này của trẻ tùy từng mức độ mà ông bà cảm thấy "sợ" và buộc phải chiều theo ý chúng.
Trẻ rất ngây thơ nhưng cũng rất nhạy bén. Nếu được đáp ứng đòi hỏi, ngay lập tức chúng nghĩ rằng mình cứ đòi là được. Nếu ông bà không cương quyết ngay từ đầu thì chắc chắn trẻ sẽ được nước lấn tới.
Chị Hồ Thu An (Đống Đa - Hà Nội) kể lại: "Hôm ấy vừa đi làm về tôi chứng kiến cảnh đứa con nhỏ hơn 2 tuổi của tôi đang đòi ông nội đưa cho cái kéo để cắt giấy, ông lập tức đứng lên với cái kéo rồi đưa cho cháu. Tôi phát hoảng vội chạy vào lấy cái kéo từ tay con, thằng bé khóc thét lên đòi lại. Nó ăn vạ gần một tiếng đồng hồ chỉ vì muốn bằng được cái kéo.
Sợ nhất là hôm ông đưa cả hộp thuốc của ông cho cháu chơi, khi tôi có ý trách thì ông bảo rằng trẻ con làm sao nó mở ra được. Thực tế tôi đã chứng kiến một cậu bé lên 2 được ông bà cho chơi tuýp thuốc bôi da và phải đi cấp cứu vì... ăn gần hết tuýp thuốc.
Cứ cháu đòi là ông bà "tuân lệnh" vô điều kiện. Chẳng hiểu từ bao giờ những đứa trẻ lên 2 lên 3 lại có thể điều khiển được cả người lớn như thế".
Nhiều ông bà không chỉ chiều cháu vì yêu cháu, mà còn chiều cháu vì sợ con cái trách mắng vì đôi khi cháu khóc quá thành ốm thì bố mẹ chúng lại trách ông bà.
Yêu chiều cháu theo cách nào cho đúng?
Ngày nay, cái thời "yêu cho roi cho vọt" không còn nữa, thậm chí các chuyên gia tư vấn tâm lý còn đưa ra rất nhiều phương pháp dạy trẻ không đòn roi, không quát mắng mà vẫn đạt hiệu quả mong muốn.
Yêu thì mới chiều, đó là tâm lý chung của các ông bà thời nay đối với cháu. Nhưng giới hạn của sự yêu chiều đó phải có mức độ nhất định và phải được thống nhất giữa các thế hệ trong gia đình.
Để giúp các con dạy dỗ và trông chừng những đứa trẻ, ông bà không nên quá bảo thủ hoặc tự ái khi nhận được ý kiến từ các con. Đặc biệt đừng để trẻ nhìn thấy sự mâu thuẫn giữa bố mẹ và ông bà, điều đó sẽ không tốt cho suy nghĩ của trẻ về người lớn. Trẻ sẽ làm nũng hơn, bướng bỉnh hơn, bớt nể sợ người lớn và càng khó bảo hơn...
Để thống nhất cách dạy con cháu giữa bố mẹ và ông bà, các chuyên gia tâm lý cũng khuyên bố mẹ nên nói chuyện với ông bà về các nguyên tắc dạy con, cùng lên danh sách những gì trẻ được làm và không được làm. Tốt nhất nên nói từng việc một, đừng một lúc mà đưa ra đủ thứ nguyên tắc, ông bà sẽ không nhớ hết và sẽ khó chịu vì cảm thấy bị chỉ đạo. Nếu bố mẹ phân tích mọi việc dựa trên lợi ích của con trẻ sẽ dễ dàng được ông bà đồng thuận. Đặc biệt bố mẹ chú ý tránh chê bai ông bà cổ điển, lạc hậu. Kinh nghiệm xưa của ông bà cũng rất đáng để cha mẹ ngày nay tham khảo.
Yến Nhi
Theo giadinh.net.vn
Ông bà "tuân lệnh'" cháu, bố mẹ khó dạy con Không thể phủ nhận vao trò của ông bà đối với cháu, nhưng cũng không thể không nhận ra những tiêu cực qua cách dạy dỗ của ông bà với cháu. Để bà đánh chừa nhé! Đó là câu nói thường dùng nhất của bà Đinh Thị Huế (ở Ba Đình, Hà Nội) đối với đứa cháu nội mới hơn 3 tuổi. Bất...