Con dâu khóc ngất sau lời trăn trối của mẹ chồng
Lời mẹ chồng nói khiến tôi không thể cầm được nước mắt. Đau đớn thay, khi tôi nhận ra được sự thật này thì mọi thứ đã quá muộn.
Chúng tôi lấy nhau khi cả hai mới cùng ra trường. Ở thành phố người khôn của khó, tôi đề nghị chồng vào Nam làm việc để phù hợp hơn với ngành nhưng chồng tôi một mực không đồng ý. Anh nói bố đã mất rồi, giờ chỉ còn mình mẹ ở quê nên anh không thể để mẹ chịu cảnh một mình sớm tối.
Chúng tôi về quê sinh sống theo quyết định của anh. Bố chồng tôi mất sớm khi chồng tôi mới lọt lòng, bao năm qua một tay mẹ chồng tôi nuôi dưỡng con trai. Nhà chỉ có hai mẹ con nên vốn trước giờ chồng tôi rất một mực nghe lời mẹ.
Về ở được một thời gian, nhờ sự trợ giúp của bên nhà nội chồng mà cả hai vợ chồng tôi đều xin được việc. Công việc tốt lại cho thu nhập cao, nếu không nhờ có người bác đằng nội của chồng thành đạt thì chúng tôi chẳng bao giờ dám mơ có được một công việc tốt như vậy tại nơi này. Thế nhưng, ngày có những đồng lương đầu tiên cũng là ngày tôi và mẹ chồng bắt đầu có những mâu thuẫn.
Muốn mua thêm cái quần cái áo cũng sợ mẹ chồng nói trưng diện … tôi dần sinh lòng hậm hực với mẹ chồng từ đó. (Ảnh minh hoạ)
Vì sống cùng nhau nên mẹ chồng tôi đề nghị, lương hai đứa đưa mẹ cầm rồi cần gì tiêu thì báo mẹ. Tôi ban đầu cũng không nghĩ nhiều vì chồng cũng nói, đưa cho mẹ cầm hai đứa đỡ tiêu linh tinh nhiều hơn.
Thế nhưng, càng về sau tôi càng thấy bực mình khi rõ ràng mình kiếm ra tiền, mà một đồng tiêu cũng phải mở mồm xin phép. Là tiền của mình nhưng khi hỏi xin, mẹ chồng tôi lại tra khảo xem tôi định tiêu gì, làm gì với số tiền đó. Muốn mua thêm cái quần cái áo cũng sợ mẹ chồng nói trưng diện, muốn thỉnh thoảng đi ăn chơi với bạn bè lại sợ mẹ chồng nói lãng phí, không tiết kiệm … Tôi dần sinh lòng hậm hực với mẹ chồng từ đó.
Thời gian qua đi, mâu thuẫn giữa tôi và mẹ chồng trở nên căng thẳng hơn khi tôi sinh con đầu lòng. Vì quen với cách sống chỉ có hai mẹ con nên mẹ chồng tôi muốn chỉ đạo và lo mọi việc trong nhà, chuyện chăm con của tôi cũng không phải ngoại lệ.
Đẻ xong, bà bắt tôi phải ở cữ đúng 3 tháng 10 ngày. 3 tháng 10 ngày sống quanh quẩn trong 4 bức tường, tôi tưởng như mình sắp phát điên. Bữa cơm hàng ngày cũng chỉ loanh quanh hai món canh rau ngót và thịt nạc rang, hôm nào đổi bữa thì là cháo móng giò. Tôi thì phát ngán với những bữa cơm ấy, mẹ chồng tôi thì một mực tin rằng, đẻ xong phải ăn vậy con mới không lo đi ngoài.
Mỗi ngày con lớn khôn cũng là mỗi ngày sự chăm sóc, nuôi dạy khác biệt giữa hai thế hệ khiến tôi thêm khó chịu với mẹ chồng. Mỗi khi tôi muốn dạy con thì bà lại chạy đến ôm nó đi rồi dỗ dành, hứa hẹn mua gì cho nó. Chồng tôi chứng kiến hết mọi chuyện nhưng lại chỉ cười xoà: “Bà có mỗi đứa cháu nên xót là phải”.
Video đang HOT
Mỗi ngày con lớn khôn cũng là mỗi ngày sự chăm sóc, nuôi dạy khác biệt giữa hai thế hệ khiến tôi thêm khó chịu với mẹ chồng.
(Ảnh minh hoạ)
Mãi đến khi con trai tôi được 5 tuổi, tôi mới có cơ hội thoát khỏi cảnh mẹ chồng là số 1. Công việc của chồng tối sẽ thăng tiến hơn nếu bây giờ chồng tôi chịu khó đi tỉnh xa thực tế vài năm.
Nghe thấy chồng nói vậy, tôi như mở cờ trong lòng, ra sức ủng hộ chồng phát triển sự nghiệp. Chồng tôi ban đầu rất băn khoăn vì mẹ chồng tôi thì chỉ muốn ở quê còn anh em họ mạc, chồng tôi lại không nỡ để bà ở nhà một mình. Sau khi tôi động viên rằng mình chỉ đi vài năm rồi quay lại, thành công hơn thì mẹ cũng mát lòng, khi ấy anh mới đồng ý đi.
Được thoát khỏi nhà chồng, tuy là về tỉnh xa xôi nhưng trong lòng tôi vẫn cảm thấy vô cùng sung sướng. Thế là từ nay tôi thích ăn gì, tiêu gì cũng không còn cảnh phải ngửa tay xin tiền mẹ chồng nữa. Để chồng đỡ phần nào lo lắng, tôi đề nghị gửi mỗi tháng 3 triệu về để mẹ tiêu pha.
Từ ngày được ra ngoài, tôi luôn lấy cớ để không phải về quê chồng. Khi thì là công việc của tôi bận đột xuất, khi thì là con vừa ốm xong thể đi xa. Chồng tôi cũng sốt ruột nhưng bản thân công việc của anh cũng bận túi bụi nên ngày tháng cứ thế trôi đi.
Cho đến một ngày, chúng tôi nhận tin từ quê báo mẹ chồng ốm nặng phải về gấp. Bà bị tai biến, khi chúng tôi về đến nơi thì tình hình đã rất xấu. Lời cuối bà nói khi ấy đã khiến tôi không thể quên được mãi những năm sau này.
Sau bao nhiêu chuyện bà vẫn không một lời trách cứ tôi, tiền bạc cũng gom góp để đó cho hai vợ chồng. (Ảnh minh hoạ)
“Cuối cùng thì mẹ cũng được gặp các con. Bao năm qua mẹ vẫn sống bằng tiền lương hưu của mình. Số tiền lương hàng tháng các con gửi mẹ đã một phần gửi ngân hàng, một phần mua vàng để dành. Giờ mẹ chẳng còn sống được bao, các con hãy bán mảnh đất ở quê rồi cộng với số tiền đó gom góp mua lấy một căn nhà trên thành phố và cho các cháu ăn học”.
Lời mẹ chồng nói khiến tôi không thể cầm được nước mắt. Sau bao nhiêu chuyện bà vẫn không một lời trách cứ tôi, tiền bạc cũng gom góp để đó cho hai vợ chồng. Thế nhưng đau đớn thay, khi tôi nhận ra được sự thật này thì mọi thứ đã quá muộn.
Theo Eva
"Hại não" nghĩ 1001 cách chiều CHỒNG KHÓ TÍNH, ĐỎNG ĐẢNH NHƯ THỜI TIẾT
"Khó tính không biết đường nào mà chiều!", đó là than thở của không ít bà vợ có chồng khó tính. Chiều những ông chồng như vậy vô cùng "hại não"!
Khốn khổ với ông chồng "thời tiết"
Chồng chị Kiều Chinh (Ninh Bình) nói chung là tốt tính, chỉ có điều anh tính khí hay thất thường khiến tâm trạng mấy mẹ con cũng trồi sụt theo thái độ "thời tiết" của chồng.
Lúc nào chồng cũng chê chị Chinh nấu ăn dở, vụng, đoảng rồi áp đặt sở thích ăn uống cho cả nhà. Tối nào anh cũng bắt chị làm cái thực đơn ngày hôm sau "dài như sớ" để anh chọn món. Thành thử cứ tối đến là chị Chi ca "điệp khúc" "ngày mai ăn gì".
Trong khi bọn trẻ nhao nhao "Con ăn gì cũng được" thì chồng là yêu sách đủ thứ và quay sang hỏi vợ: "Sao ở nhà này đến ăn cái gì em cũng phải hỏi anh? Em không hiểu sở thích của chồng con gì cả". Chị "đơ như cây cơ", không biết trả lời sao.
Chồng khó tính, hay xét nét vợ là một trong những nỗi ám ảnh của chị em. Ảnh minh họa.
Buổi sáng cả nhà lục tục dậy vệ sinh cá nhân, ăn sáng rồi đi học, đi làm. Chị giục bọn trẻ rề rà trong toilet vì sợ muộn giờ học, anh ngăn vợ "không được giục con đi toilet nhỡ làm con không thoải mái". Đến lượt anh vào toilet, chị không dám giục.
Đến khi anh ra, nhìn đồng hồ anh trách "Sao không giục anh đến giờ đi làm". Chị giải thích do anh "không cho giục khi đi toilet", anh làu bàu "Việc quan trọng thì phải...giục anh chứ!" (?!).
Mỗi lần hai cả nhà đi ăn hàng, đi chơi, cái tính khí thất thường khó chiều của anh khiến ai cũng bực. Những kỳ nghỉ lễ dài, cứ nghĩ đến đi chơi với "ông chồng thời tiết" là chị Chinh chỉ muốn ở nhà cho khỏe.
"Nhìn người ta được chồng yêu chiều hết mực mà phát thèm! Còn mình thì phải khổ sở chiều theo ý của chồng. Nhiều lúc bực mình chỉ muốn đi trốn đâu đó vài ngày", chị Chinh than thở.
Bi hài trị chồng "kiểu gì cũng chê"
Lấy nhau 8 năm nay nhưng số lần chị Hằng (Hà Nội) được chồng khen nấu ăn ngon chỉ đếm chưa đầy một bàn tay. Vốn khó tính, lại hay đi ăn hàng, nên khi về nhà, chồng chị luôn cảm thấy vợ nấu ăn "không chuẩn".
Biết anh có thói quen ăn đồ nhạt, chị chủ động nấu nhạt hơn so với khẩu vị của mình. Nhưng khổ nỗi dù cả nhà ăn vừa khẩu vị anh vẫn chê... nhạt quá. Chị nêm thêm chút mắm thì anh lại chê mặn. Thành thử, có hôm chị cáu: "Anh quen ăn hàng giờ về nhà, vợ nấu kiểu gì cũng chê là sao? Chê thì tự vào bếp!". Nhìn ánh mắt "hình viên đạn" của vợ, anh chuồn thẳng cẳng.
Những hôm anh không đi nhậu với bạn, về sớm phụ vợ nấu cơm thì cũng làm chị Hằng "phát rồ" không kém. Bởi anh cứ đứng cạnh chị, khoanh tay trước ngực càm ràm nào là lấy sẵn cái bát, cái thìa, đong đếm mắm muối bao nhiêu. Xét nét từng hành động của chị, anh vỗ ngực "May có chồng chỉ đạo bữa cơm mới ngon như thế!".
Nghe cái giọng sốt sắng chỉ đạo của anh, chị chỉ muốn...tắt bếp, khỏi nấu nướng nữa. Trong bữa cơm, kiểu gì anh cũng phải bới ra một điểm trên mâm để chê bai. Điều đáng nói là dù chê nhưng anh vẫn đánh chén sạch bách.
Đừng khổ tâm nghĩ chiêu chiều chồng khó tính, chị em hãy thử "mặc kệ" để anh ấy tự xoay xở mới thấy trân quý những gì vợ dành cho mình. Ảnh minh họa.
Tính anh vốn ở sạch. Anh sạch đến nỗi mọi người trong nhà gọi anh là "người vô trùng". Cái sự sạch sẽ này có ưu điểm là chị Hằng không bao giờ phải lo nghĩ thu gom, giặt quần áo cho chồng như nhiều bà vợ khác. Chăn ga gối đệm cũng đều do một tay anh giặt vì "sợ vợ giặt không sạch". Ban đầu chị Hằng tự ái, nhưng sau thấy mừng quá vì đỡ phải lao động.
Thế nhưng cái sự khó tính sạch sẽ thái quá của chồng cũng khiến chị nhiều phen lao đao. Nhà chật, có hôm chị pha mỳ tôm ăn trong nhà. Anh lập tức xua chị ra ngoài sân ăn mỳ tôm cho...đỡ mùi.
Anh kỹ tính tới mức sau bữa cơm là không ăn gì, kể cả hoa quả. Bao nhiêu lần chị Hằng gọt hoa quả cũng là bấy nhiêu lần chị tự ăn một mình. Nhưng nếu anh nổi hứng ăn thì vợ phải là người "bóc vỏ, bỏ mồm" anh mới chịu.
Sau bao nhiêu lần ấm ức, chị tung chiêu "makechong" - dịch nôm na là "mặc kệ chồng". Càng chiều chồng càng lấn tới, hay vì hại não nhức óc nghĩ cách chiều theo ý chồng, chị áp dụng kế cứ chồng chê là chị không làm nữa, giương cao khẩu hiệu "chồng tự túc là hạnh phúc".
Thấy mặt chồng nhăn nhó, khó đăm đăm, chị tỉnh bơ hỏi: "Sao trán anh hôm nay nhăn nhăn như cắm hai thẻ hương trên trán vậy?". Có hôm anh tức giận, trợn mắt lên nhìn chị. Chị nhìn vào mắt anh đắm đuối và bảo: "Anh đừng trợn mắt lên. Vì dù có trợn hết cỡ mắt anh cũng chỉ to bằng nửa mắt em thôi mà!". Áp dụng kế này lâu lâu, chị thấy anh cũng dễ tính ra mấy phần.
Theo Emdep
Chưa kịp vui vì có bộ ảnh bầu kỷ niệm, tôi đã bị chồng đuổi ra khỏi nhà Bố mẹ chồng cũng ngay lập tức gọi điện cho bố mẹ tôi để đến đón tôi về. Có lẽ không có ai thiệt thòi hơn tôi. Bầu bí hay suy nghĩ nhiều đã khổ, vậy mà bây giờ tôi còn bị chồng và nhà chồng đuổi ra khỏi nhà với một lý do rất vô lý. Ngay từ đầu tôi đã sai...