Con dâu hành hạ mẹ chồng để trả thù
Ngân hả hê vì nhìn thấy khuôn mặt đau khổ của mẹ chồng, nhưng như thế vẫn chưa đủ, cô còn muốn làm nhiều hơn thế để cho mẹ chồng cô thấy hối hận về việc bà đã coi thường cô ra sao.
Ngân lấy Trung, chuyện tình yêu của Ngân không được mẹ chồng ủng hộ bởi bà cho rằng tướng của Ngân nhìn không phải là gái ngoan hiền. Bà cũng chả phải là người buôn bán cũng chẳng chức trọng quyền cao gì, nhưng bà mong muốn có cô con dâu ngoan hiền để bà được nhờ vả lúc trái gió trở trời. Vì ngại Ngân nên bà chỉ nói với Trung là không muốn Trung cưới Ngân mà bà muốn Trung lấy một cô giáo làng bên khá hiền dịu và ngoan ngoãn. Thậm chí bà còn tự mình sang để đặt vấn đề với gia đình cô gái kia khiến cho Trung khó xử.
Ngân biết và Ngân hận bà lắm, nhưng cô không tỏ ra vô lễ mà vẫn dịu dàng hiền hậu. Một mặt cô động viên Trung cố gắng chờ đợi, nhưng mặt khác cô tỏ ra chán nản và muốn buông tay trong khi cô biết thừa Trung không thể sống thiếu cô được. Vì vậy Trung đã về quyết chí thuyết phục bố mẹ để cưới Ngân cho bằng được. Đám cưới được tổ chức với sự đắc thắng của Ngân và tiếng thở dài thườn thượt của mẹ Trung. Ngân thầm nhủ, không bao giờ cô tha thứ cho mẹ chồng vì đã coi thường cô.
Ngân thầm nhủ, không bao giờ cô tha thứ cho mẹ chồng vì đã coi thường cô. (Ảnh minh họa)
Dù hết lòng phản đối cuộc hôn nhân này, nhưng đến khi Trung cưới, mẹ Trung đã chấp nhận con dâu với mong muốn thuận nhà thuận cửa, bà quan tâm đến Ngân và cũng không đay nghiến con trai mình nữa. Nhưng Ngân thì không cảm nhận được những điều ấy, trong lòng cô vẫn bị ám ảnh thái độ của bà ngày cô về ra mắt.
Cô có thai và bị ốm nghén, mẹ chồng cô lên chăm, cô để cho bà phải hầu hạ như ô sin, lúc thì cô kiếm cớ đau đầu, lúc thì đau bụng, lúc thì thèm ăn một món gì đó phải đi thật xa mới mua được. Vậy là trong lúc Trung đi công tác thì mẹ chồng cô tất bật hết nấu món nọ món kia, lúc lại phải chạy ra đầu phố cách nhà gần 1km để mua cho Ngân món cô muốn ăn. Mùa lạnh, bệnh đau khớp hành hạ nhưng bà vẫn cố nén không dám kêu vì sợ con dâu lại phàn nàn. Có lúc bà nấu nướng bày biện nhiều món theo yêu cầu của Ngân, cuối cùng cô tuyên bố xanh rờn là không ăn ở nhà khiến bà hụt hẫng.
Video đang HOT
Mẹ Trung cũng không dám phàn nàn sợ con trai nghĩ rằng bà cố tình xét nét con dâu. (Ảnh minh họa)
Vốn làm kinh doanh bận rộn nên Trung cũng ít khi để ý mọi việc ở nhà, mẹ Trung cũng không dám phàn nàn sợ con trai nghĩ rằng bà cố tình xét nét con dâu. Ngân cũng biết điều ấy nên càng làm tình làm tội, bà muốn về quê, cô không cho bà về, bắt ở lại để cô có cớ hành hạ bà. Ngân bảo với Trung rằng muốn bà ở lại để chăm sóc, Trung nghe xiêu lòng nên cũng giữ mẹ ở lại. Bà lại thở ngắn than dài ở lại chờ đến lúc Ngân sinh mà lòng đầy lo lắng, chẳng biết lúc sinh con thì cô còn giở trò gì với bà.
Rồi cũng đến lúc Ngân sinh con, con Ngân sinh ra vốn yếu ớt lại hay khóc đêm, Ngân lấy cớ mới sinh con xong cần phải nghỉ ngơi nên Ngân bắt mẹ chồng cả đêm phải ôm cháu. Vậy là những đêm dài mình bà ôm cháu đi lại trong phòng, còn Ngân ôm chăn sang phòng bên ngủ ngon lành, mặc cho bà cháu tự xoay sở với nhau.
Thế rồi Trung nhìn thấy tóc mẹ ngày càng bạc, sức khỏe lại càng yếu dần, Trung sợ mẹ không đủ sức khỏe trông cháu nên muốn bà về quê để nghỉ ngơi và thuê người giúp việc, nhưng Ngân không đồng ý, cô muốn bà ở lại trông cháu với lý do để cháu cho bà yên tâm hơn. Trung thuyết phục bà cố gắng ở lại thêm thời gian nữa.
Ban đầu Trung ít khi để ý đến sự thay đổi trong gia đình, nhưng dần dần Trung thấy Ngân ngày càng béo tốt đẫy đà còn mẹ chồng thì ngày càng gầy trong khi con thì hay quấy khóc. Lúc đó Trung mới nhận ra thái độ của Ngân dành cho mẹ chồng không giống như những gì cô kể với anh. Một vài lần anh cố ý về nhà nhưng không gọi trước, anh đau lòng thấy vợ mình đang nằm khểnh xem ti vi còn mẹ mình thì ôm cháu hoặc lụi cụi nấu nướng. Trung đã góp ý với Ngân nhưng Ngân nói thẳng: “Dù mẹ anh có tốt đến mấy thì em cũng không thể quên được cách mẹ anh đối xử với em khi em về ra mắt bà, làm thế thì có thấm vào đâu mà anh xót thương”. Trung đã góp ý với Ngân nhưng Ngân không thay đổi mà ngày càng quá đáng tới mức mẹ Trung đã phải vào viện vì kiệt sức và suy nghĩ quá nhiều.
Trung đã góp ý với Ngân nhưng Ngân không thay đổi mà ngày càng quá đáng tới mức mẹ anh đã phải vào viện vì kiệt sức và suy nghĩ quá nhiều. (Ảnh minh họa)
Khi thấy vợ biết tin mẹ chồng vào viện mà vẫn đi làm móng và uống cà phê với bạn bè thì Trung đã không nhịn được nữa, anh chỉ thẳng tay vào mặt vợ mà nói: “Nếu cô còn cư xử như một kẻ vô học khiến mẹ phải đau lòng, nếu cô còn tiếp tục cố chấp đến quá khứ mà làm đảo lộn cuộc sống hiện tại thì tôi sẽ bước ra khỏi cuộc đời cô ngay lập tức”.
Trung không biết mình làm thế có quá đáng với Ngân hay không, nhưng đã đến lúc anh không thể chấp nhận được con người của Ngân hiện tại nữa…
Theo VNE
Ăn cơm Việt thì đừng nên chê trai Việt
Yêu được anh ngoại quốc, cô này về chê đàn ông Việt thôi rồi! Nào là đàn ông Việt gia trưởng, nào là họ chỉ biết khư khư cái túi tiền, nào là đàn ông Việt bảo thủ, trì trệ,...
Đàn ông Việt chẳng thua gì trai Tây (ảnh minh họa)
Nhiều chị em hạnh phúc vì lấy được chồng Tây?
Tôi có một cô bạn, có người yêu Việt Nam 4 năm nhưng vì phải đi du học, nên cô ấy đã lập nghiệp bên nước ngoài và công thành danh toại. Nhưng cũng trong thời gian đó, cô ấy đã đem lòng yêu một anh chàng Tây và bỏ luôn anh người yêu Việt 4 năm tình nghĩa. Dù là cũng có chút đau khổ nhưng thời gian ở bên cạnh người yêu ngoại quốc, cô ấy bảo, &'đó là một người đàn ông tuyệt vời, sống thoáng, không gia trưởng, lại rất chiều người yêu'. Cô ấy bảo, &'lửa gần rơm lâu ngày cũng bén', thế nên cô có cảm tình và đã yêu anh ta trong thời gian cảm thấy cô đơn. Thế là cuộc tình 4 năm nhanh chóng tan thành mây khói. Cô ấy trở thành người phụ nữ được gắn mác lấy chồng Tây. Với mọi người ở nhà cô ấy, cái chuyện yêu đường chàng trai Tây là to tát lắm. To tát hơn là cái mác đi học ở nước ngoài lại còn lấy được chồng Tây thì thử hỏi, có ai bằng. Cô ấy thật sự cảm thấy hãnh diện với gia đình về điều đó và quên đi chuyện, trước đây mình cũng từng sống chết yêu anh chàng người Việt này thế nào. Tất nhiên, gia đình cô ấy có lý do để tự hào. Học ở bên Tây về thì tất nhiên trình độ của mình phải hơn hẳn người học ở Việt Nam. Đó là người ta luôn nghĩ như vậy, cứ ra nước ngoài là ngon ăn đã, còn chẳng biết thực hư ra sao, họ có học thật sự bên ấy không hay là chỉ nhanh nhanh chóng chóng tóm được anh chàng ngoại quốc rồi nghĩ rằng, tương lai mình sẽ có được cuộc sống sung sướng và giàu có.
Đàn ông Việt cũng có nhiều nhược điểm, cô bạn tôi nói không sai. Nhưng không phải ai cũng giống nhau, ở đâu chẳng có người này người nọ. (ảnh minh họa) Yêu được anh ngoại quốc, cô này về chê đàn ông Việt hết lời. Nào là đàn ông Việt gia trưởng, nào là họ chỉ biết khư khư cái túi tiền, kiếm được tí tiền thì giương oai, nào là đàn ông Việt bảo thủ, trì trệ, không tâm lý với vợ con. Khi yêu thì ngọt ngào, khi lấy về thì họ không còn là người yêu như trước nữa, bắt đầu khô khan, nhạt nhòa, không bao giờ biết tặng hoa, tỏ tình hay nói những lời ngọt ngào với vợ. Nói chung, cuộc sống hôn nhân với đàn ông Việt giống như trách nhiệm, làm cho có vậy.
Cứ bước vào hôn nhân là hết tình yêu. Nên đó là lý do vì sao người ta sợ hôn nhân đến vậy. Nói chung, cô ấy nói vậy không hẳn là sai, cũng có cái đúng. Hôn nhân vốn là &'nấm mồ chôn tình yêu', nhiều người vẫn nói thế. Tuy vậy, không phải gia đình nào cũng hết ngọt ngào khi kết hôn. Chỉ là một vài trường hợp, có lẽ là do chính bản thân họ không biết điều phối cuộc hôn nhân của mình mà thôi.
Đàn ông Việt &'cây nhà lá vườn', quá tốt
Đàn ông Việt cũng có nhiều nhược điểm, cô bạn tôi nói không sai. Nhưng không phải ai cũng giống nhau, ở đâu chẳng có người này người nọ. Vì bản thân đàn ông Việt, họ vốn sinh ra đã được quy định chuyện, đàn ông là trụ cột gia đình, phụ nữ là người vợ, người mẹ và là người làm nội trợ. Tuy xã hội phát triển, nhưng gần như sự phân biệt ấy vẫn chưa thể xóa bỏ. Và vì vậy, đàn ông họ luôn coi trọng trách của mình là việc kiếm tiền. Tất nhiên như vậy, tức là, phụ nữ phải đảm đương việc nhà. Tuy là việc đó không hẳn đúng đắn, nhưng chúng ta cũng không thể trách họ được, vì chuyện tự cho mình là người có quyền hành trong gia đình, không phải từ họ mà ra.
Chịu thương chịu khó cũng là một đặc tính tốt. Đàn ông ngoại thoáng nhưng vì văn hóa của họ quy định như thế. (ảnh minh họa) Tôi thấy, đàn ông Việt mình nhiều người quá chiều người yêu, cung phụng người yêu hết lòng. Có những người hi sinh vì vợ con, dù đã có con cái lớn rồi, họ vẫn gánh trách nhiệm với gia đình, vẫn yêu thương và chăm sóc cả nhà không nề hà gì. Đàn ông dù có chơi bời một tí nhưng họ luôn hướng về gia đình mình.
Phụ nữ hay chê đàn ông Việt bởi vì họ trọng tư tưởng &'được voi đòi tiên'. Thú thực, có chồng rồi thì chán chồng. Chưa lấy được thì yêu đương nồng thắm, lấy được rồi thì kêu than đủ thứ. Nói chung, phụ nữ cũng lắm chuyện...! Chịu thương chịu khó cũng là một đặc tính tốt. Đàn ông ngoại thoáng nhưng vì văn hóa của họ quy định như thế. Chúng ta là người phụ nữ Việt, hãy cứ ăn cơm Việt, uống nước Việt và lấy chồng Việt. Không nên vì thấy những điểm khác của đàn ông ngoại mà chê bai người mình. Bởi, ở mỗi nơi có mỗi kiểu người, tốt xấu là do chúng ta nhận định. Đàn ông ngoại chưa hẳn đã tốt, bản thân họ sốn thoáng nhưng cũng không thể khẳng định, sự thoáng đãng ấy không khiến họ nghĩ, có vợ rồi nhưng quan hệ với cô gái khác, ôm hôn người khác là chuyện thường.
Vậy thử hỏi, nếu bạn là phụ nữ Việt, bạn có chấp nhận như vậy không. Bạn thích họ chỉ vì bạn đã quen với lối sống của người ngoại quốc, chỉ vậy mà thôi, chứ chưa hẳn, họ đã hơn đàn ông Việt... Và đặc biệt, tôi không thích những người phụ nữ chê đàn ông Việt, &'vơ đũa cả nắm'...
Theo VNE
Những bố mẹ chồng khiến con dâu phát... sợ Cấm đưa con về nhà bố mẹ đẻ Câu chuyện của chị Nguyễn Thị Ngọc Hạ ở Phùng Khoang (Thanh Xuân, Hà Nội) kể về những tình huống chết dở vì phải sống chung cùng với bố mẹ chồng khó tính. Hiện vợ chồng chị Hạ đã có với nhau một cậu con trai gần 2 tuổi và phải sống với bố mẹ...