Con dâu “đuổi khéo” mẹ chồng về quê
“Thôi, con nói thật là tốt nhất bà nên về quê sớm đi, không đến lúc con cãi nhau lại bảo con dâu bất hiếu, tiền làm hỏng đồ có khi còn đắt hơn tiền thuê người giúp việc, lại đỡ bị ức chế”.
Quân lấy vợ được 6 năm. Với vị trí làm việc bình thường, phải rất chật vật Quân mới có thể bám trụ lại ở Hà Nội. Nhà Quân vốn rất nghèo, bố anh mất từ khi anh còn nhỏ, mẹ anh ở vậy nuôi anh và hai chị gái. Đến khi lo xong cho các chị lập gia đình và Quân học xong đại học thì số tiền mẹ anh nợ lên đến mấy chục triệu, bà vẫn gắng gồng bươn chải lo trả nợ.
Thảo – vợ anh, sinh ra và lớn lên ở thành phố, đến khi lấy Quân bố mẹ Thảo đã mua cho hai vợ chồng cô một mảnh đất giáp trung tâm Hà Nội để vợ chồng cô xây nhà, tiện cho việc ở lại sinh sống, công tác.
Sau khi lập gia đình xong, nghĩ bố mẹ Thảo đã cho đất rồi nên Quân không dám hỏi Thảo chuyện tiền xây nhà mà anh đành nói chuyện với mẹ, nhờ mẹ vay tiền. Thương con, mẹ anh lại chạy vạy vay mượn khắp nơi rồi cầm cố cả sổ đỏ căn nhà bà đang ở để có tiền đưa cho Quân xây nhà.
Gia đình Thảo vốn có điều kiện, ngày cưới cô được bố mẹ cho rất nhiều vốn riêng cộng với tiền tích cóp của mình. Bản thân Thảo hoàn toàn có thể hỗ trợ Quân để anh không phải chạy ngược xuôi vay tiền xây nhà. Vậy nhưng cô để mặc chồng tính toán. Cô rạch ròi cho đó là nhiệm vụ sòng phẳng giữa mình và Quân. Cô đã lo phần đất thì Quân phải lo phần tiền chi phí xây dựng nhà. Dẫu có đôi lúc nhìn Quân gầy sọp đi vì lo tiền xây nhà cô cũng mủi lòng. Tuy nhiên khi lại nhớ lời bố mẹ: “Đừng có mà cưng chiều chồng quá không rồi nó lại ỉ lại vào vợ thì khổ”, cô lại mặc kệ.
Về phần Quân, lúc nào đầu anh cũng căng ra như kéo. Lúc này anh mới thấm thía cái câu mọi người thường rỉ tai nhau “Làm ruộng thì ra, làm nhà thì tốn” quả thật là chẳng sai. Số tiền dự kiến ban đầu đã tăng lên gần gấp rưỡi khiến anh mệt mỏi và căng thẳng. Nhà cửa đang xây thì Thảo có bầu, đến lúc xây xong nhà thì cô chuẩn bị sinh con. Lúc đó thì Quân không còn đồng tiền nào, Thảo lại lôi anh ra để so sánh với “chồng người ta”, nhiều lúc Quân thấy tủi thân và thấy mình bất lực. Quân thấy tình yêu, sự quan tâm tới vợ con của mình không thể nào đáng giá hơn “chồng người ta” có nhiều tiền được.
Video đang HOT
Sinh con xong, đưa con về nhà, vì không có tiền thuê giúp việc nên anh bảo mẹ lên giúp đỡ mẹ con Thảo để cô có thời gian nghỉ ngơi. Hơn nữa, mẹ anh cũng mong gần con, gần cháu để phụ giúp, đỡ đần. Những tưởng việc mẹ anh chủ động lên chăm con dâu và chăm cháu khiến Thảo cảm động. Thế nhưng, mới chỉ ngày đầu mẹ anh lên đã xảy ra “chiến sự” giữa mẹ chồng – nàng dâu. Thảo khó tính, mẹ Quân lại ở quê quen nấu nướng và dọn dẹp kiểu ở quê nên chẳng mấy khi Thảo tỏ ra hài lòng với mẹ chồng. Bà nấu gì Thảo cũng chê, nấu cháo móng giò Thảo chê nát, nấu canh rau ngót Thảo chê mặn và cứng, nấu thịt gà Thảo chê hôi, bà giặt tã cho cháu thì Thảo chê bẩn và hằn học mang cho vào máy giặt… Có lúc Quân thấy mẹ buồn nhưng anh cố gắng động viên mẹ vì anh mà ở lại thêm thời gian nữa rồi anh sẽ tính cách khác. Ngày nào Quân về nhà, Thảo cũng lôi anh vào phòng rồi chê mẹ chồng đủ kiểu. Hôm thì chê mẹ không biết tắm cho cháu, hôm thì nói bà bẩn, hôm thì bảo bà chẳng biết nấu nướng làm cho mẹ con cô bị đói. Có lúc thương mẹ quá Quân phát khùng lên thì Thảo lại khóc tấm tức, cô gào lên rằng Quân chỉ nhất mực bênh mẹ mà bỏ rơi mẹ con cô. Có lúc hai vợ chồng cãi nhau Thảo định ôm con chưa đầy tháng về nhà ngoại, Quân lại vội vàng xuống nước vì không muốn cô bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề sau khi sinh con.
Những ngày đầy căng thẳng với cả ba người cứ diễn ra trong căn nhà nhỏ đó. Sự việc như giọt nước tràn ly cho đến một lần vừa về đến nhà chưa kịp bước vào cửa, Quân đã nghe thấy tiếng rơi vỡ của thủy tinh rồi nghe tiếng Thảo rít lên: “Bà có biết đây là lần thứ mấy bà làm vỡ đồ rồi không? Bà không biết làm thì đừng có làm, người gì mà chậm hiểu, nói mãi mà cũng không làm được. Thôi, con nói thật là tốt nhất bà nên về quê sớm đi, không đến lúc con cãi nhau lại bảo con dâu bất hiếu, tiền làm hỏng đồ có khi còn đắt hơn tiền thuê người giúp việc, lại đỡ bị ức chế”.
Quân dắt xe ngược lại ra cổng, tối đó anh đi uống bia với bạn bè đến say khướt mới về. Sáng hôm sau anh chở mẹ ra bến xe sớm để hai mẹ con về quê mà không báo gì với Thảo, mặc cho Thảo gọi điện hàng chục cuộc. Cuối cùng Quân chỉ nhắn lại một tin nhắn: “Anh với mẹ về quê, anh đưa mẹ về cho em đỡ phải nuôi thêm một người ăn hại. Khi nào em suy nghĩ lại thì anh lên”. Rồi Quân tắt máy. Anh chẳng biết cuộc hôn nhân với Thảo rồi sẽ đi đến đâu, anh quặn lòng nghĩ đến những ngày người mẹ đứt ruột đẻ ra anh bị con dâu đối xử như thế…
Theo PLXH
Giàu đổi bạn, sang đổi vợ thật chẳng sai
Vậy là rõ mười mươi, người ta nói "giàu đổi bạn, sang đổi vợ" thật chẳng sai chút nào. Cô vợ nhà quê như Linh mất chồng là phải.
Lâm kết hôn với Linh khi cả hai vẫn đôi bàn tay trắng, bạn bè người thân đến dự lễ cưới vừa mừng vừa tủi cho đôi bạn trẻ. Mừng vì cuối cùng thì cả hai cũng có nơi có chốn, nhưng phần tủi thì nhiều hơn khi nghĩ đến tương lai trước mắt của hai người.
Lâm vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ được bà nuôi dưỡng, hai bà cháu chật vật lắm mới nuôi được nhau nhưng năm Lâm học lớp 8 thì bà Lâm qua đời, họ hàng Lâm người thì ở xa, người thì vì hoàn cảnh khó khăn nên chẳng ai chịu đứng ra đùm bọc Lâm. Kể từ đó Lâm phải nghỉ học, làm thuê khắp nơi từ việc nhẹ đến việc nặng sống qua ngày. Linh sống gần nhà với Lâm, gia đình Linh cũng thuộc vào diện nghèo khó. Nhưng vì có đầy đủ cả bố mẹ nên Linh vẫn được ăn học lên cao.
Càng lớn thân hình Lâm càng vạm vỡ, cao lớn, sức vóc khỏe mạnh. Nhưng vì không được ăn học đàng hoàng nên Lâm chẳng thể xin được công việc gì nhàn hạ. Còn Linh lớn lên cũng xinh đẹp, dịu dàng. Hai người thân thiết với nhau từ nhỏ cho tới khi Linh nhận được giấy báo kết quả đỗ Đại học, cô và Lâm ít liên lạc với nhau hơn. Một năm Linh về quê thăm bố mẹ được 2-3 lần, lần nào cô cũng chạy đến nhà Lâm trước tiên, dù có ở xa đến đâu thì tình cảm Linh dành cho Lâm chưa bao giờ thay đổi. Nhiều lần Linh vừa cười vừa nói với Lâm "Lâm đợi Linh học xong, Linh kiếm được nhiều tiền Linh xin bố mẹ cho chúng ta làm đám cưới. Lâm ở nhà ráng đợi Linh nhé". Lời Linh nói không đơn thuần chỉ nói cho vui. Linh mang lời ước hẹn lên thành phố học suốt 4 năm.
Ảnh minh họa.
Giữ đúng lời hứa năm nào, sau 4 năm ăn học xa quê Linh cầm tấm bằng giỏi về quê và được nhận vào làm hành chính cho Ủy ban huyện. Dù lương không cao nhưng với Linh thế là đủ, đủ để nuối sống bản thân và đủ để tiến tới hôn nhân. Linh xin bố mẹ được làm đám cưới với Lâm, lúc đầu bố mẹ Linh không đồng ý vì e ngại Lâm không có gia đình, không nghề nghiệp sau này không thể mang hạnh phúc đến cho con gái mình. Nhưng Linh một mực đòi cưới Lâm, hơn thế bố mẹ Linh chưa bao giờ ghét Lâm, thậm chí ông bà còn quý mến Lâm bởi tính hiền hậu, chịu thương chịu khó chỉ là sinh không hợp thời mà thôi.
Cuối cùng bố mẹ Linh chấp thuận gả Linh cho Lâm. Ngày đưa Linh về nhà chồng mẹ Linh ngấn hai hàng nước mắt. Bà thương cho con gái phải sống trong túp nhà siêu vẹo, về nhà chồng không ai ra đón, đám cưới vỏn vẹn chỉ có nhà gái, hàng xóm hai bên. Thương con nhưng ông bà cũng chỉ biết để đấy chứ có làm được gì đâu vì ông bà cũng nghèo khó như bao người.
Cuộc sống nghèo khó nhưng chỉ cần có tình yêu Linh và Lâm quyết vượt qua tất cả. Thời gian đầu sống chung với nhau Lâm quan tâm, chăm sóc Linh chu đáo khiến Linh cảm động vô cùng, cô tin mình đã quyết định đúng. Số tiền lương ít ỏi của Linh cộng thêm số tiền Lâm đi làm thuê có được dù đã cố gắng tích cóp, dè dụm nhưng hai vợ chồng vẫn không thể cất nổi căn nhà mới. Ở vùng đất nghèo khó này dù có tần tảo đến đâu nhưng không có lương bổng hàng tháng thì chẳng bao giờ ngước đầu lên được, huống hồ Lâm đi làm thuê buổi được buổi không, trời nắng còn được chứ rơi vào tháng mưa thì chỉ ở nhà.
Nghĩ đến vợ, thương vợ nên Lâm quyết tâm lên thành phố kiếm việc. Nhưng 4 năm sống trên đất Hà thành đã giúp Linh hiểu được nỗi khổ cực, vất vả thế nào để sống được trên đó khiến Linh ngăn bước chân Lâm lại. Lâm gạt đi mọi lý do Linh đưa ra, từ trước đến nay anh có bao giờ sợ khổ, sợ vất vả đâu. Vậy là Linh bằng lòng để Lâm đi làm xa dù trong lòng cô rất lo sợ Lâm sẽ bị cám dỗ làm biến chất con người. Mấy ngày đầu xa vợ Lâm thường xuyên gọi điện về, anh nói với vợ đã xin được một công việc tốt là làm nhân viên giao hàng, một tháng cũng được 5 triệu, được nhà chủ nuôi ăn, nuôi ở. Nghe chồng nói vậy Linh mừng lắm.
Nhưng nếu chuyện chỉ dừng lại ở đó thì chẳng có gì đáng nói. Đằng này sau 3 tháng làm nhân viên giao hàng, Lâm may mắn lọt vào mắt một người đàn ông khi anh đến đó giao hàng. Ông ta nói sẽ nhận Lâm vào câu lạc bộ người mẫu của ông ta, mỗi tháng trả cho Lâm 8 triệu, có thưởng nếu làm tốt, được dạy dỗ bài bản, được mặc những bộ trang phục đắt tiền, được giao lưu với nhiều người mẫu, ca sĩ nổi tiếng. Lâm không băn khoăn suy nghĩ nhiều, anh nhận lời và xin nghỉ việc giao hàng ngay tối hôm đó.
Đúng như những lời người đàn ông đó nói, mỗi tháng anh nhận được 8 triệu đồng tiền lương, số tiền nhận được anh gửi về quê cho vợ xây nhà. Bố mẹ Linh mừng lắm khi thấy con rể có chí phấn đấu. Nào ngờ nửa năm sau Lâm ít về quê hơn, anh thường xuyên viện cớ bận công việc, đồng thời anh cũng không còn gửi tiền về quê cho vợ nữa. Linh lo lắng đòi lên thăm chồng thì Lâm chối đây đẩy nói không có thời gian gặp. Nhưng tất cả chỉ là trò lừa gạt, Linh nhờ một người bạn trên thành phố tìm hiểu giúp chuyện chồng Linh, hóa ra nửa năm vừa qua Lâm ở trên đó sống chung với một người phụ nữ khác, nghe đâu đó là cô người mẫu đồng nghiệp của Lâm. Khi hay tin Lâm làm người mẫu Linh không dám tin vào tai mình, từ trước đến nay Lâm vẫn nói dối Linh là anh làm nhân viên giao hàng. Chuyện Lâm ngoại tình như nhát dao đâm mạnh vào tim Linh.
Không chịu nổi nỗi đau bị phản bội Linh trở bệnh ốm nặng, bố mẹ Linh phải nhắn người gọi Lâm về. Vừa về đến nhà Lâm ôm chầm lấy Linh, có lẽ Lâm vẫn chưa biết chuyện Lâm ngoại tình Linh đã rõ mười mươi. Vài ngày sau khi thấy bệnh tình của Linh đã thuyên giảm Lâm nói phải lên Hà Nội làm việc ngay, chính ngày hôm đó Linh đau khổ nói ra tất cả.
Lúc đầu Lâm còn chối đây đẩy, nhưng sau khi Linh nói quá rõ như tường ngóc ngách Lâm đành thừa nhận. Lâm nói không còn tình cảm với Linh nữa, không muốn sống một cuộc sống khổ sở ở quê. Lâm nói sẽ cho Linh căn nhà với một điều kiện Linh ký vào tờ đơn ly hôn. Mặc cho Linh gào khóc Lâm vẫn quyết ra đi, Linh càng cố van nài Lâm càng dứt khoát, anh quát mạnh vào tai Linh "Thế là đủ rồi, tôi không muốn sống cuộc sống khổ cực ở cái nơi khỉ ho cò gáy này nữa, tôi yêu Hà Nội. Một tháng cô kiếm được bao nhiêu tiền mà đòi giữ chân tôi...?".
Theo Guu
Sốc nặng khi biết sự thật vì sao người yêu cứ về quê là gọi điện chỉ có tiếng tút tút 1 năm thì anh về quê độ 2-3 lần, mỗi lần thường nghỉ dài 5-6 ngày. Trong những ngày đó không hiểu vì sao điện thoại của anh luôn không liên lạc được. Em năm nay 23 tuổi, đang làm cho một công ty dịch thuật. Người yêu em hơn em 4 tuổi, làm cùng công ty. Chúng em vào công ty cùng...