Cơn đau đầu về đạn pháo của Quân đội Thụy Điển
Quân đội Thụy Điển đang thiếu hụt đạn pháo do đã viện trợ một phần kho dự trữ cho Ukraine.
Gần đây Quân đội Thụy Điển bắt đầu gặp phải tình trạng thiếu đạn pháo trầm trọng và buộc phải tăng cường sản xuất.
Điều này đã được ấn phẩm Dagens Nyheter đề cập sau khi tham khảo thông tin được cung cấp bởi Bộ trưởng Quốc phòng Paul Jonson.
Theo tờ báo, lý do dẫn tới điều này là bởi Stockholm cung cấp hỗ trợ quân sự cho Kyiv.
Ngay từ khi bắt đầu chiến sự ở Ukraine, Lực lượng Vũ trang Thụy Điển đã yêu cầu thêm 5.000 viên đạn pháo. Nếu trước đó con số này được coi là khá lớn thì hôm nay chúng ta phải nói rõ rằng, Lực lượng Vũ trang Ukraine sẽ tiêu thụ hết cho không quá một ngày chiến đấu.
Video đang HOT
Ấn phẩm Dagens Nyheter cũng lưu ý rằng ngoài đạn pháo, chính quyền Thụy Điển đã bàn giao vũ khí hiện đại cho Kyiv, bao gồm súng trường tự động, súng chống tăng và xe chiến đấu bộ binh (IFV). Ngoài ra, Ukraine cũng sẽ sớm nhận được các tổ hợp pháo tự hành (SPH) Archer 155 mm do Thụy Điển sản xuất.
Cách đây không lâu, EU đã quyết định cung cấp cho Ukraine 1 triệu quả đạn, điều này đang thúc đẩy Mỹ và các quốc gia khác cung cấp hỗ trợ cho Ukraine. Đồng thời, các nước thành viên NATO có ý định tăng chi tiêu quốc phòng lên 2% GDP vào năm tới.
Kho đạn pháo của nhiều quốc gia châu Âu hiện đã bị hút gần hết sang chiến trường Ukraine.
Tuy nhiên việc bổ sung kho đạn pháo cho Quân đội Thụy Điển không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, mà trên hết đòi hỏi rất nhiều thời gian. Ông Niklas Alm – Tổng giám đốc công ty quốc phòng Thụy Điển SOFF đã nói về chủ đề này.
Theo ông Alm, thời gian cung cấp đạn dược cho nhu cầu quốc gia đang được kéo dài, chỉ hoàn thành trong giai đoạn 2027 – 30. Điều này được giải thích rất đơn giản: ngành công nghiệp Thụy Điển sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc được thiết kế cho thời bình chứ không phải cho điều kiện thời chiến.
Quay trở lại với pháo tự hành Archer, cần phải nhấn mạnh rằng chỉ có 4 công ty ở châu Âu sản xuất đạn cho chúng, một trong số đó là Nammo.
“Ngày nay chúng ta đang gặp phải tình trạng thiếu cả năng lực sản xuất và nguyên liệu. Chúng ta đang nói về thuốc súng, chất nổ và thậm chí cả thép”, ông Bjrn Andersson – Giám đốc Phát triển Kinh doanh của Nammo cho biết.
Nguyên nhân khiến xe chiến đấu bộ binh của Mỹ 'sa lầy' tại Ukraine
Kể từ khi Ukraine tiến hành chiến dịch phản công, một số lượng lớn xe chiến đấu bộ binh Bradley do Mỹ viện trợ đã bị loại khỏi vòng chiến đấu vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Theo Eurasian Times, trong ngày 13/6, Chính phủ Mỹ đã công bố gói viện trợ quân sự trị giá 325 triệu USD cho Ukraine. Gói viện trợ này bao gồm 15 xe chiến đấu bộ binh Bradley và 10 xe bọc thép chở quân Stryker. Những xe thiết giáp này sẽ được dùng để thay thế các phương tiện bị phá huỷ hoặc hư hại nặng trong chiến dịch phản công của Kiev.
Báo cáo của trang quan sát Oryx cho biết, chỉ vài ngày sau khi tiến hành phản công, 16 xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine đã bị loại khỏi vòng chiến đấu. Ít nhất 5 chiếc Bradley trong số này đã bị phá huỷ hoàn toàn, 11 chiếc còn lại bị hư hại nặng hoặc mất dấu.
Xe chiến đấu bộ binh Bradley và xe tăng của Ukraine bị hư hại. Ảnh: Telegram
Quân đội Ukraine thường sử dụng xe Bradley để cố gắng xuyên thủng các tuyến phòng thủ của Nga, vốn được coi là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất. Việc không có sự hỗ trợ của không quân và pháo binh khiến cho các xe chiến đấu bộ binh này trở nên dễ bị tổn thương hơn.
"Trên tuyền tuyến, xe chiến đấu bộ binh Bradley phải đối mặt với nhiều loại mìn, tên lửa chống tăng và UAV cảm tử. Điều này khiến cho các xe thiết giáp của Mỹ dễ dàng mất đi khả năng tác chiến", ông Oliver Alexander, chuyên gia phân tích độc lập cho biết.
Tuy vậy, các chuyên gia quân sự cho rằng số xe thiết giáp mà Ukraine bị tổn thất vẫn nằm trong dự kiến, và là một phần tất yếu của chiến dịch phản công. "Đây là một chiến thuật tốn kém nhưng cần thiết", chuyên gia quân sự Nicholas Drummond nói với CNN.
Binh lính Ukraine an toàn dù chiếc Bradley bị trúng tên lửa chống tăng. Video: ET
Dù các xe chiến đấu bộ binh Bradley liên tục bị vô hiệu hoá, nhưng chúng vẫn thực hiện rất tốt nhiệm vụ bảo vệ binh lính bên trong. Hôm 12/6, quân đội Ukraine đã đăng tải một đoạn video, ghi lại cảnh binh lính nước này không hề bị thương dù chiếc Bradley của họ bị trúng mìn và tên lửa chống tăng.
Leopard 1A5DK và Marder 1A3 sẽ nhanh chóng thành 'đống sắt vụn'? Lực lượng vũ trang Ukraine sắp nhận số lượng lớn xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1A5DK và xe chiến đấu bộ binh Marder 1A3 do Đức sản xuất. Hơn 100 xe chiến đấu bộ binh (IFV) Marder sẽ được Đức gửi tới Kyiv theo gói viện trợ quân sự mới nhất, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã nhận được 40 chiếc...