Cơn đau đầu của nhà sản xuất xe điện được Jeff Bezos tung hô: Đốt hàng tỷ USD nhưng người mua chờ 3 năm vẫn chưa nhận được xe
Công ty xe điện của Mỹ đang gặp rất nhiều khó khăn, không thể giao hàng đúng hẹn, chìm trong thua lỗ Khi Jeff Well hoàn thành việc đặt trước một chiếc Rivian RIT vào đầu năm 2019, anh ấy là một trong những người đầu tiên xếp hàng mua một chiếc xe tải từ hãng xe điện Rivian vốn được “chống lưng” bởi Amazon.
Vào thời điểm đó, Rivian mang đầy hứa hẹn sẽ chạm vào được thị trường ngách vốn chưa được phục vụ bởi bất kỳ nhà sản xuất ô tô nào khác.
Tuy nhiên, Wells, một người làm nghề kế toán sống ở Southern California đã trở nên nản chí khi mà vẫn chưa thể nhận chiếc xe mà anh đặt. Điều đáng nói là nhiều người khác đặt hàng sau Wells vài năm nhưng họ đã nhận được xe rồi còn anh thì vẫn chờ.
“Điều đó thật khó chịu và tôi cảm thấy như không có bất kỳ trật tự nào về cách Rivian đang làm mọi thứ”.
Wells là một trong số hàng chục người giữ chỗ trong những tuần gần đây đã phàn nàn về thời gian giao hàng không đáng tin cậy và sự chậm trễ trong các nhóm và diễn đàn trực tuyến.
Những lời phàn nàn nhiều thêm sau khi Rivian Automotive vào cuối tháng 4 nói rằng họ đang thay đổi trình tự sản xuất xe, ưu tiên những xe có tùy chọn màu sắc nội, ngoại thất và bánh xe cụ thể.
“Việc này giúp làm giảm sự phức tạp với các nhà cung cấp của chúng tôi và trong nhà máy, đồng thời cho phép chúng tôi chế tạo số lượng xe lớn hơn”, Rivian nói với khách hàng trong email.
Điều này có nghĩa là nhiều người đặt hàng sớm vẫn giữ nguyên màu sắc ban đầu tiếp tục bị hoãn đơn hàng.
Rivian trong một tuyên bố với Reuters cho biết ngày giao hàng không chỉ dựa trên thời gian của đơn đặt hàng trước, và họ đang tìm hiểu những cách mới để khách hàng tiến hành giao hàng.
Điều đáng nói là “cơn đau đầu” về giao hàng của Rivian vẫn chưa thu hút sự chú ý bằng kế hoạch sản xuất bị cắt giảm của công ty hay thông tin lộn xộn về việc tăng giá xe. Ban đầu, phía Rivian đã công bố về việc tăng giá xe trên toàn quốc, nhưng sau đó lại nói không áp dụng với những người đặt trước sau phản ứng dữ dội.
Tuy nhiên, việc giao hàng chậm có thể gây ra những hậu quả tồi tệ.
Trong khi tất cả các nhà sản xuất đang gặp khó khăn với chuỗi cung ứng toàn cầu, gồm cả việc thiếu chất bán dẫn và tăng giá nguyên vật liệu thô, những startup giống như Rivian rất khó khăn để tiến hành sản xuất. Những nhà đầu tư lớn vào đây gồm Ford Motor và Tiger Global Management đã bán bớt cổ phiếu Rivian sau khi IPO.
Video đang HOT
Cổ phiếu Rivian đang chịu áp lực vô cùng lớn.
Những người ủng hộ Rivian phần lớn vẫn trung thành bất chấp những thay đổi hỗn loạn về giá xe. Đơn đặt hàng trước đã tăng lên 90.000 xe ngay cả sau khi giá tăng, hiện chỉ áp dụng cho các đơn đặt trước mới.
Nhưng việc chậm trễ giao hàng có thể gây tốn kém khi các nhà sản xuất ô tô khác tung ra xe bán tải chạy điện của riêng họ, bao gồm cả F-150 Lightning của Ford Motor. Rivian nói vào ngày 11/5 rằng họ đang đại tu hệ thống đặt hàng để tách riêng tính năng đặt hàng trong một nỗ lực nhằm giải quyết bức xúc của khách hàng.
Rivian nói trong tuyên bố rằng sự thay đổi sẽ làm cho giá và thời gian minh bạch hơn.
THẾ GIỚI ĐÃ THAY ĐỔI
Tình trạng khó khăn của Rivian khi cải tổ hệ thống đơn đặt hàng cũng phản ảnh thách thức lớn hơn của toàn ngành. Lạm phát và hạn chế chuỗi cung ứng đã xóa sạch những dự báo tài chính và gia tăng áp lực lên những nhà sản xuất xe điện mới nổi nhằm giảm chi phí vào thời điểm các nhà đầu tư đang muốn “chốt sổ”.
“Các thị trường đã đóng cửa đối với mọi công ty. Bạn phải thu mình lại và đặt ra các ưu tiên, làm bất cứ điều gì cần thiết để đến được phía bên kia”, Daniel Ninivaggi – CEO tại startup EV Lordstown Motors – công ty vào tháng này đã bán nhà máy của mình cho Foxconn do dự trữ tiền mặt giảm mạnh.
Rivian cho biết họ luôn theo dõi thị trường vốn và đã lên kế hoạch cho một môi trường ngày càng khó khăn bằng cách “tối ưu hóa lộ trình sản phẩm và chi phí hoạt động”.
Với 16 tỷ USD, Rivian tự hào có lượng tiền mặt nhiều hơn đáng kể so với Lordstown và các công ty khởi nghiệp EV nhỏ khác, chẳng hạn như Canoo Inc. Nhưng Rivian đã đốt khoảng 1,2 triệu USD cho mỗi chiếc xe được giao trong quý đầu tiên và ước tính sẽ chi tổng cộng 7 tỷ USD tiền mặt trong năm nay, theo nhà phân tích Adam Jonas của Morgan Stanley.
“Tôi chắc chắn sẽ không đưa Rivian vào cùng một rổ như những công ty khác, nhưng tôi nghĩ rằng họ có gánh nặng tài chính cao và cần phải chứng tỏ rằng họ có thể giao hàng”, theo Vitaly Golomb – một đối tác tại ngân hàng đầu tư Drake Star.
Mặc dù Rivian đã nói với các nhà đầu tư rằng họ có đủ tiền mặt để mở nhà máy thứ hai ở Mỹ với giá 5 tỷ đô la vào năm 2025, nhưng sự kiên nhẫn có thể đang giảm dần.
“Kể từ khi IPO, thế giới đã thay đổi nhanh chóng và các nhà đầu tư chỉ đơn giản không muốn rót tiền vào những công ty EBITDA âm trong môi trường này”, Jonas nói trong cuộc họp gần đây của các nhà đầu tư.
CEO RJ Scaringe và McDonough nói rằng công ty sẽ đưa chi phí vào tầm kiểm soát bằng việc đơn giản hóa các dòng xe và giảm thiểu chi phí.
HÀNH TRÌNH ĐỊNH GIÁ
Scaringe cũng nói rằng Rivian – giống như nhiều nhà sản xuất ô tô khác đã tin tưởng sự tồi tệ của thiếu chất bán dẫn đã qua. Tuy nhiên, những nhà sản xuất ô tô khác nói rằng sự thiếu hụt này có thể kéo dài tới năm 2023.
Rivian không nói khi nào họ dự kiến có thể sản xuất xe ở một mức có lãi. Việc tăng giá từ 67.5000 USD lên 79.5000 USD được cho là sẽ cải thiện tính kinh tế và bù đắp chi phí nguyên vật liệu cao hơn. Chính sách giá mới áp dụng với những đơn hàng đặt sau 1/3. Rivian trong một email gửi khách hàng vào ngày 3/3 nói rằng họ có thể ra mắt một mẫu RIT đơn giản hơn với giá 67.500 USD, dự kiến giao vào năm 2024.
Tuy nhiên, các đối thủ cạnh tranh trong ngành nói rằng để có lãi ở mức giá đó là một thách thức khá lớn.
Peter Rawlinson, CEO nhà sản xuất xe điện xa xỉ Luvid và là cựu lãnh đạo tại Tesla dự đoán Rivian chi khoảng 22.000 USD cho bộ pin nhập khẩu và khoảng 20.000 USD cho bộ chuyển động được cung cấp của Robert Bosch GmbH. Những điều đó khiến giá bán ra phải ở mức 95.000 USD họ mới có lãi.
“Cách duy nhất họ có thể khiến mô hình kinh doanh đó hoạt động là phải chịu thua lỗ trên mỗi xe tải bán ra”.
Về phần mình, Rivian cho biết họ tự tin về “hành trình định giá”. Nó cũng cho biết đang nghiên cứu một động cơ nội bộ chi phí thấp hơn và các thiết kế pin mới.
Với những người đặt hàng trước như Wells, biên lợi nhuận chẳng mấy quan trọng. Anh ấy chỉ muốn nhận xe sớm nhất có thể. Trong khi Wells nói rằng vẫn thích RIT của Rivian hơn nhưng năm ngoái, anh cũng đã đặt một chiếc R-150 của Ford.
“Hiện tại, nếu Ford giao hàng trước, tôi nghĩ tôi sẽ chọn xe của Ford”.
Foxconn sẽ trở thành nhà sản xuất Apple Car?
Truyền thông Đài Loan đồng loạt đưa tin Apple đã lựa chọn đối tác lớn nhất và cũng là quen thuộc là Foxconn để làm nhà sản xuất xe điện của mình.
Truyền thông Đài Loan đưa tin rầm rộ Foxconn đã giành được quyền sản xuất chiếc xe điện được mong chờ nhất thế giới Apple Car. Dự kiến năm 2025 sẽ ra mắt và định vị ở phân khúc xe cao cấp với giá bán không thấp hơn 100.000 USD, trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm Tesla Model S.
Chiếc xe điện Apple Car luôn hấp dẫn với tín đồ của táo khuyết
Mặc dù thông tin về xe điện đã được Apple công bố từ năm 2020, tuy nhiên với việc hàng loạt hãng xe đình đám như Hyundai, Toyota, BMW, KIA... bị cho là "trượt thầu" thì việc chạy đua sản xuất Apple Car đã không còn có sức nóng trong hơn 1 năm qua.
Mặc dù vậy, chiếc xe điện được mong chờ nhất thế giới này chưa bao giờ giảm hấp dẫn với người dùng nhất là các tín đồ của táo khuyết.
Chủ tịch Tập đoàn Foxconn ông Young Liu trong cuộc gặp gỡ báo chí mới nhất khi được hỏi về khả năng sản xuất Apple Car, như truyền thông đưa tin, đã cho biết, Foxconn không bao giờ đánh giá về kế hoạch của khách hàng, tuy nhiên Foxconn hiện nay có liên hệ và hợp tác với gần như tất cả các hãng xe điện.
"Năng lực của Foxconn hiện nay đủ đảm bảo để hợp tác cùng lúc với nhiều hãng xe điện", ông Young Liu đã nói như vậy.
Về phía Foxconn, tập đoàn này cũng không hề giấu diếm tham vọng trở thành nhà sản xuất (OEM) lớn nhất trong lĩnh vực xe điện, giống như sản phẩm điện thoại thông minh hiện nay đang sản xuất. Để thực hiện cho kế hoạch này, trong 2 năm qua, Foxconn đã không ngừng mở rộng đầu tư mới cũng như M&A nhiều dự án trong lĩnh vực xe điện trên khắp thế giới.
Khu vực châu Âu, Foxconn đã hợp tác với Stellantis để thành lập liên doanh Mobile Driver, trong đó mỗi bên đóng góp 50%.
Theo Foxconn, Mobile Driver sẽ tập trung sản xuất phần công nghệ thông tin, giải trí trong xe điện thông qua các thiết bị và giải pháp điện toán đám mây, ứng dụng cộng nghệ AI và 5G. Stellantis được biết đến là chủ sở hữu của các thương hiệu xe Fiat, Chrysler, Peugot và Citroroen, sản lượng xe hàng năm đứng thứ 4 thế giới.
Tại khu vực châu Á, từ năm 2021, Foxconn đã ký kết hợp tác với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Thái Lan (PTT) để thành lập liên doanh sản xuất xe điện có tổng vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD cũng như dự án tại Indonesia và Ả rập Xê út.
Tại Việt Nam, Foxconn được cho là có quan hệ hợp tác với Vinfast từ năm 2020.
Ngoài châu Á, nhà máy ở Mỹ của Foxconn (thông qua việc mua lại hãng xe Fisker) dường như đã chuẩn bị "để dành" cho một sản phẩm xe điện được mong chờ nhất là Apple Car, hơn nữa lại đáp ứng được yêu cầu của Apple là sản phẩm phải được sản xuất tại Mỹ.
Ngoài phân khúc xe con, trên cơ sở nền tảng MIH (liên minh sản xuất xe điện toàn cầu do Foxconn sáng lập, phát triển), tháng 10 năm 2021, Foxconn đã ra mắt chiếc xe buýt điện đầu tiên và vừa được trang bị để sử dụng cho một cơ sở sản xuất phía Nam.
Dự kiến trong năm nay, Foxconn sẽ hợp tác để triển khai tại xe buýt điện này tại một số thành phố ở Đài Loan.
Theo truyền thông Đài Loan, một số đặc điểm nổi bật của Apple Car là sử dụng nhiều hợp kim Titan khiến cho thân xe nhẹ hơn nhưng không mất đi độ vững chắc, người sử dụng xe có thể thông qua Iphone mà không cần dùng chìa khóa (tính năng này hiện đã được Apple tích hợp để sử dụng cho một số dòng xe đời mới của BMW, Hyundai, Kia...).
Tuy vậy, theo nhiều chuyên gia xe điện đánh giá, để kịp tiến độ ra mắt xe vào năm 2025, nhóm phát triển dự án xe điện của Apple Car phải được tổ chức lại chậm nhất trong 3 đến 6 tháng tới (hiện được cho là dừng hoạt động từ năm ngoái).
Theo kế hoạch đã công bố trước đó, Foxconn phấn đấu tới năm 2025 đạt 5% thị phần sản xuất xe điện toàn cầu với giá trị khoảng 33 tỷ USD, ước tính công suất sẽ đạt 500.000-750.000 xe/năm.
Tesla tiếp tục phá kỷ lục của mình Nhà sản xuất xe điện của Mỹ đã có một khởi đầu tuyệt vời cho năm 2022. Hiện tại, không có gì quá ngạc nhiên khi doanh số của Tesla tăng cao bởi nhu cầu xe điện đang gia tăng đáng kể thời gian gần đây. Nhà sản xuất ô tô Mỹ đã phát triển một mạng lưới sản xuất toàn cầu vững...