Con dâu cựu trùm an ninh Trung Quốc xin được về Mỹ
Hoàng Uyển, con dâu cựu trùm an ninh Trung Quốc Chu Vĩnh Khang , viết thư xin Chủ tịch Tập Cận Bình cho phép cô quay về Mỹ.
“Dù là công dân Mỹ, tôi vẫn phải đối mặt với các hạn chế ở Trung Quốc, khiến tôi không thể rời khởi đất nước này và không biết tìm đến nơi nào nhờ giúp đỡ. Cha mẹ tôi đã gần 80 tuổi và chúng tôi cũng xa cách 7 năm. Mong muốn duy nhất của tôi là có thể về nhà với con. Làm ơn hãy cho chúng tôi quay về”, Hoàng Uyển, con dâu của cựu chủ nhiệm Ủy ban Chính pháp Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, viết trong thư ngỏ gửi Chủ tịch Tập Cận Bình gần đây.
Hoàng, người nhập cư tới Mỹ từ năm 15 tuổi và có quốc tịch Mỹ, ngày 29/12 xác nhận cô đã viết bức thư này vì không còn lựa chọn nào khác. Cô nhấn mạnh sẵn sàng từ bỏ mọi thứ ở Trung Quốc và chỉ muốn trở về nhà ở Mỹ với cha mẹ.
Nguồn thạo tin cho biết Hoàng cũng bị một tòa án địa phương yêu cầu phải rời khỏi nơi cư trú ở Bắc Kinh trước ngày 31/12.
Hoàng sinh năm 1971, trở thành công dân Mỹ năm 1998 và gặp Chu Bân, con trai của Chu Vĩnh Khang, tại Mỹ vào thập niên 1990 rồi kết hôn sau đó. Chu Bân lúc đó là một sinh viên vừa tốt nghiệp, còn Chu Vĩnh Khang đang giữ chức Thứ trưởng ngành công nghiệp dầu khí Trung Quốc.
Video đang HOT
Hoàng Uyển, con dâu cựu trùm an ninh Trung Quốc Chu Vĩnh Khang. Ảnh: SCMP.
Chu Vĩnh Khang sau đó trở thành bộ trưởng công an, rồi chủ nhiệm Ủy ban Chính pháp, quan chức an ninh quyền lực nhất Trung Quốc, trước khi bị điều tra năm 2013 và bị kết án chung thân vì nhận hối lộ, lạm dụng quyền lực và tiết lộ bí mật quốc gia hai năm sau đó. Tòa án Trung Quốc cũng ra lệnh tịch thu toàn bộ tài sản của ông.
Năm 2016, Chu Bân bị kết án 18 năm tù vì tội nhận hối lộ. Trong khi đó, Hoàng Uyển lần đầu bị bắt vào cuối năm 2013 và bị giám sát tại khu dân cư gần một năm, trước khi bị giam 18 tháng ở một nhà tù tỉnh Hồ Bắc . Sau đó cô được lệnh phải chấp hành ba năm quản thúc dưới sự giám sát của cộng đồng.
Sau khi hoàn thành yêu cầu này, Hoàng muốn rời Trung Quốc cùng con gái, song bị một tòa án ở Bắc Kinh ngăn cản với lý do cô có tham gia vào một tranh chấp dân sự liên quan tới mẹ cô ở Mỹ. Hoàng nói cô không thể giải quyết tranh chấp này vì tất cả tài sản của cô cũng bị phong tỏa liên quan đến vụ tham nhũng của Chu Bân.
“Tòa phán quyết tôi không thể rời khỏi Trung Quốc vì vụ tranh chấp trong đó mẹ tôi là bị đơn. Tuy nhiên, chưa có một phiên điều trần hay phiên tòa nào suốt 18 tháng qua, trong khi tôi vẫn không thể rời đi”, Hoàng cho biết.
Cô nói thêm bản thân cũng đang đối diện việc bị đuổi khỏi nhà sau phán quyết tịch thu tài sản của một tòa án Hồ Bắc, liên quan tới vụ án của Tưởng Khiết Mẫn, cựu chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC). Tưởng bị kết án 16 năm tù năm 2015 vì tham nhũng và được biết đến như một trong những thân tín của Chu Vĩnh Khang.
“Tôi đã nhận được thông báo từ tòa án hôm 21/2 rằng tôi có 10 ngày để rời khỏi nhà. Tôi đã thu dọn đồ, nhưng không biết mình sẽ đi đâu”, Hoàng nói.
Cô cho biết nhân viên đại sứ quán Mỹ đã cố giúp cô giải quyết khó khăn nhưng không thể. Tuy nhiên, đại sứ quán Mỹ hiện chưa bình luận về thông tin.
Nga 'cấm cửa' thêm quan chức Đức
Nga bổ sung một số quan chức an ninh và tình báo cấp cao của Đức vào danh sách cấm nhập cảnh, do căng thẳng về tấn công mạng.
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Nga hôm nay, "Moskva quyết định mở rộng danh sách những công dân Đức bị cấm nhập cảnh vào Nga" nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) hồi tháng 10, nhưng không nêu rõ danh tính các cá nhân bị "cấm cửa".
Trước đó, EU đã áp đặt lệnh trừng phạt với Giám đốc Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (GRU) Igor Kostyukov và sĩ quan tình báo Dmitri Badin, với cáo buộc thâm nhập email của Thủ tướng Angela Merkel trong một cuộc tấn công mạng nhằm vào hệ thống máy tính nội bộ của quốc hội Đức hồi năm 2015.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một cuộc họp được tổ chức trực tuyến hôm 23/12. Ảnh: AFP .
Sự việc năm 2015 không phải là lần duy nhất chính phủ Đức nghi ngờ tin tặc Nga là chủ mưu. Khi mạng lưới công nghệ thông tin quốc gia bị tấn công vào năm 2018, Berlin cũng đưa ra nhiều báo cáo đổ lỗi cho Moskva. Nga từng nhiều lần phủ nhận các cáo buộc.
Hồi tháng 10, EU còn nhất trí áp đặt các biện pháp trừng phạt với 6 cá nhân và một thực thể của Nga vì nghi ngờ liên quan đến vụ đầu độc Alexei Navalny, lãnh đạo đảng đối lập Liên minh Nhân dân Nga. Navalny bất tỉnh khi đang trên chuyến bay từ Siberia đến Moskva ngày 20/8, sau đó được đưa tới Berlin để điều trị.
Chuyên gia một số nước phương Tây kết luận Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok, dù Nga nhiều lần bác bỏ. Trong khi đó, nhà hoạt động này cáo buộc Tổng thống Vladimir Putin đứng sau kế hoạch nhằm vào ông. Đáp lại, Putin cho rằng Navalny "có thể đã tự đầu độc" trong một âm mưu bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Nga.
Cục Cải huấn Liên bang Nga hôm 28/12 ra "tối hậu thư" yêu cầu Navalny trình diện tại Moskva vào hôm nay, nếu không muốn chịu trách nhiệm pháp lý và chịu án tù thay vì bản án treo như hiện nay. Năm 2014, Navalny và anh trai Oleg bị kết tội biển thủ khoảng 500.000 USD từ hai công ty Nga trong năm 2008-2012.
Dù IS đã nhận tội, Afghanistan vẫn lần theo dấu những kẻ tấn công Phó Tổng thống Afghanistan Amrullah Saleh ngày 22/11 cam kết "lần theo dấu" của những kẻ đưng sau vụ tấn công rocket một ngày trước đó ở thủ đô Kabul khiến ít nhất 10 người thiệt mạng, ngay cả khi nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đã lên tiếng thừa nhận trách nhiệm. Một nạn nhân được dìu tới bệnh viện...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Google tích hợp quảng cáo trong chế độ Tìm kiếm AI

Dư luận Indonesia dậy sóng với những phát ngôn 'vạ miệng' của bộ trưởng y tế

Trung Quốc: Mưa lớn tại Hồ Nam khiến người dân phải sơ tán

Tranh cãi phí hành lý: Người tiêu dùng kêu gọi EU vào cuộc

Liên hợp quốc cảnh báo Syria vẫn đối mặt với nhiều thách thức

Phát hiện phù điêu nữ thần La Mã gần Bức tường Hadrian tại miền Bắc nước Anh

AP: Căn cứ không quân Nga tại Syria bị tập kích

Sự cố nghiêm trọng tại lễ hạ thủy tàu chiến, ông Kim Jong-un cảnh báo

Chính quyền Trump, các tiểu bang tranh cãi nảy lửa về thuế quan 'Ngày giải phóng'

Tòa án tối cao Anh chặn kế hoạch trao trả Quần đảo Chagos cho Mauritius

Lở đất tại Trung Quốc làm ít nhất 14 người mắc kẹt

Anh bị cáo buộc vi phạm quy định của WTO trong thỏa thuận thương mại với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo 5 thói quen ăn uống phổ biến gây ra bệnh tật
Sức khỏe
07:49:20 23/05/2025
Lãnh án giết người do... chém thông gia
Pháp luật
07:47:54 23/05/2025
Top 5 con giáp tài lộc dồi dào, hạnh phúc rót đầy tay trong tháng 5 Âm lịch
Trắc nghiệm
07:47:45 23/05/2025
TikToker Võ Hà Linh bị 'tố' bán hàng phá giá, quản lý thị trường TP.HCM nói gì?
Tin nổi bật
07:40:36 23/05/2025
Mỹ nam 7 lần lọt top đẹp nhất thế giới: Nhan sắc thần thánh ai cũng si mê, cát xê 150 tỷ vẫn chê ít
Hậu trường phim
07:38:35 23/05/2025
Phim Hàn chiếu 5 năm vẫn tăng 497% lượt xem, kịch bản 100 điểm xứng đáng là "sách giáo khoa chữa lành"
Phim châu á
07:29:59 23/05/2025
Lilo & Stitch 2025: Khi Disney mang phép màu trở lại
Phim âu mỹ
07:23:58 23/05/2025
Hoa hậu Thuỳ Tiên bị bắt, hợp đồng đền bù ra sao?
Sao việt
06:26:48 23/05/2025
G-Dragon hồi bé "bá đạo" thế này, bảo sao lớn lên thành "ông hoàng Kpop"!
Sao châu á
06:23:40 23/05/2025
Toàn bộ phản hồi của Sùng Bầu về vụ tố "bom" 20 tấn miến dong, khiến bên sản xuất ôm nợ tiền tỷ
Netizen
06:19:45 23/05/2025