Con dâu bị miệt thị chỉ vì bố chồng ốm không cho tiền mua thuốc, bài học đắt giá cho chị em
Đúng là không phải không có lý khi chị em phụ nữ vẫn khuyên nhau nên tự chủ kinh tế và quan trọng là biết yêu chính bản thân mình.
Mọi người thường nói thế giới mạng là ảo, nhưng thực sự chính nơi ảo ấy là nơi chị em chia sẻ nỗi lòng thầm kín và cả những tâm sự “rơi nước mắt” mà không thể bày tỏ với ai ngoài đời.
Câu chuyện của một bạn mới chia sẻ trong một nhóm kín của chị em mà thật đau lòng:
“Bố chồng (say chửi con dâu): “Cái loại mày 30 tuổi ế con tao rước cho còn bày đặt sống không biết điều, tao ốm một nghìn đồng tiền thuốc không cho.” Con dâu:” ….” Bố chồng: tiếp tục chửi bới Con dâu: “Cháu buồn ngủ rồi, con xin phép cho cháu đi ngủ” Bố chồng: “Ngủ ở đây”, tiếp tục chửi “Cái loại …” Mẹ chồng: “…” ngồi xem hát Con dâu: “Con không muốn kể, nhưng mà bố hỏi thì con xin nói, vợ chồng con có cho bố lúc bố ở viện – (liệt kê các món,..), Mẹ xác nhận giúp con xem có đúng không ạ? Mẹ chồng: “Tiền ấy của con tao, của mày à.” Con dâu: “Của chồng công vợ, tiền anh làm ra cũng là của con, hơn nữa ca năm nay con ở nhà nuôi con bé làm gì có tiền riêng mà cho bố mẹ.” Bố chồng – Xông vào định đánh Con dâu – Cháu khóc – chạy lên gác. …… Chán, em như đang tồn tại ở cái nhà này. Chồng em thì có cũng như không”.
Vợ chồng lấy nhau bởi sự đồng thuận tình cảm, sống với nhau bởi chữ duyên và những trách nhiệm trong đời. Không phải cưới xong là chỉ có hai vợ chồng với bầy con tung tăng mà sống. Còn vô vàn những trách nhiệm với cuộc đời với những mối quan hệ vệ tinh xung quanh. Người vợ trong câu chuyện trên thật khốn khổ. Khổ với một bố chồng say rượu, một mẹ chồng tỉnh táo cay nghiệt. Nhưng đau lòng hơn thế là đau vì một người chồng “có cũng như không”.
Trong vô vàn bình luận thể hiện sự bức xúc ở bên dưới, người cho rằng : “Loại say thì nói chuyện lý lẽ làm gì cho mệt, cứ kệ muốn nói gì thì nói thôi. Để ý làm gì cho mệt…”. Nhiều bạn bức xúc thay cho người vợ về thái độ của một ông bố chồng say chửi đòi đánh con dâu lại được cộng hưởng thêm bằng sự cay nghiệt của mẹ chồng.
Trong số nhiều ý kiến thông cảm, xót thương, có nhiều người khuyên người vợ nên ra ở riêng.
Bạn ChinhMinh Song, có lẽ với tâm lí bình tĩnh của người ngoài cuộc, thì lại cho rằng: “Mâu thuẫn này không có gì lớn. Cách giải quyết: đừng bao giờ đôi co với người say. Trách nhiệm chăm lo cha mẹ chồng thì anh chồng phải lo. Cha mẹ chồng không đúng khi đi trách con dâu chuyện tiền bạc. Chỉ trả lời: chuyện tiền bạc, xin bố hãy bàn với chồng con. Mua thuốc cho bố là trách nhiệm của anh ấy trước, anh ấy còn đây thì con không dám vượt quyền”.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Thực ra mọi cuộc hôn nhân đều có bão tố. Có điều người ta vượt qua cơn bão đó như thế nào thôi. Các cụ xưa đã từng nói: “Sống trong chăn mới biết chăn có rận”. Chuyện con dâu – nhà chồng vốn là chuyện muôn thuở trong một mối quan hệ dễ nảy sinh những phức tạp trái chiều. Bố chồng dù có say rượu nhưng nếu là người tôn trọng con dâu, thì có say đến đâu cũng không bao giờ xúc phạm đến thế. Mẹ chồng coi con dâu như con đẻ thì có giận dữ cũng không không buông những lời khinh bỉ như vậy. Tuy nhiên, không phải không có cơ sở khi ông bà xưa có câu “Con trai chào trăm câu không bằng nàng dâu một lời thăm hỏi”. Là bởi vì vốn dĩ, con dâu và nhà chồng vẫn là một mối quan hệ có khoảng cách, cần sự khách sáo, lễ nghi hơn bình thường. Và nếu, người con dâu khôn khéo, chỉ cần chút để tâm và tinh ý sẽ ít khi gây những cãi vã thế này.
Câu chuyện trên của người vợ trẻ tuy đáng thương nhưng cũng là bài học cho những cô dâu trẻ khác. Hãy tự chủ trong cuộc sống, ít nhất về công việc, thu nhập để làm chủ túi tiền của mình, làm chủ trong các việc cần thiết, khi đó tiếng nói sẽ mạnh hơn. Hãy tinh tế hơn, khéo léo hơn trong cuộc sống.
Giải pháp ở riêng hay đường ai nấy đi đều không ổn. Hơn nữa, hôn nhân là chuyện không thể nói buông là buông. Chỉ có cách cần làm là hãy tự giải quyết mọi việc từ chính bản thân mình, bước ra khỏi nhà và tìm kiếm thu nhập riêng.
Hôn nhân không phải cứ nhẫn là yên ổn, cứ vùng lên mới là mạnh mẽ. Phương thức giải quyết nào cũng cần sự hợp tình hợp lý và quan trọng hơn hết là sự tự lực của bản thân. Đừng trông chờ vào nhận thức hay sự bênh vực của người chồng, vì phó mặc cảm xúc hay cuộc sống vào tay một người khác, dẫu là chồng, cũng là cách sai lầm, cuối cùng cũng dẫn mình đến việc càng ngày càng lệ thuộc, yếu đuối mà thôi. Và đúng là không phải không có lý khi chị em phụ nữ vẫn khuyên nhau nên tự chủ kinh tế và quan trọng là biết yêu chính bản thân mình.
Theo Tinmoi24
Bi hài cách lưu tên mẹ chồng 'bá đạo' trong điện thoại của các nàng dâu
Lưu tên cha mẹ chồng trong điện thoại thể hiện phần lớn tình cảm của nàng dâu. Ngoài những cái tên thông thường, có không ít cách lưu tên bá đạo khác của nàng dâu không mấy thiện cảm với họ.
Hầu như rất ít nàng dâu lưu tên bố mẹ chồng trong danh bạ điện thoại của mình. Ngược lại, họ thường không dùng những cái tên thể hiện tình yêu thương như mẹ yêu, bố yêu hoặc ông nội, bà nội mà chỉ là những cái tên rất đỗi bình thường như mẹ, mẹ chồng, bố chồng.
Thậm chí, nhiều nàng dâu không mấy thiện cảm với bố mẹ chồng thường lưu những cái tên bá đạo, khó đỡ như 114, mẹ của chồng, thị mầu, mẹ già...
Danh bạ điện thoại của chị Hồng Thắm (28 tuổi) bỗng nhiên báo cuộc gọi đến của 114 làm đám bạn giật mình. Thấy chị Thắm ngọt ngào vâng dạ trả lời điện thoại khiến ai nấy không khỏi ngạc nhiên. Khi được hỏi, chị Thắm cười tươi cho biết đó là số điện thoại của mẹ chồng gọi.
Thời gian gần đây, chị cảm thấy áp lực vì mẹ chồng ngày càng tỏ ra khó tính, không mấy hài lòng những việc con dâulàm khiến chị Thắm mất dần thiện cảm với mẹ chồng. Sống chung trong gia đình, mang phận làm dâu không dám nói gì nên chị Thắm càng thêm ấm ức. Để giảm bớt ấm ức trong lòng, chị Thắm đổi cách lưu tên trong danh bạ từ "mẹ chồng" thành 114.
"Mẹ chồng tôi ngày càng khó tính, hay nóng giận, cáu gắt. Sai việc này việc kia tôi chưa kịp làm đã lớn tiếng quát tháo rồi. Tôi bị mẹ chồng suốt ngày chê bai chậm chạp, siêng ăn nhác làm. Bức xúc lắm nhưng không biết chia sẻ với ai. Tôi đành thể hiện một chút thái độ bằng cách lưu tên mẹ chồng qua điện thoại vậy.
Cứ mỗi lần thấy chuông điện thoại reo, báo số 114 là tôi phải bắt máy liền, lắng tai nghe cho thật rõ, dạ vâng suốt ngày mà vẫn không thể nào làm bà hài lòng được", người phụ nữ này nói.
Danh bạ điện thoại của chị Tường Vi (30 tuổi) lưu số điện thoại của mẹ chồng là "mẹ của chồng". Chị Vi giải thích, mẹ của chồng tức là không phải mẹ của mình. Càng cưng chiều, thương yêu con trai bao nhiêu thì mẹ chồng chị lại tỏ ra ghen ghét, hạnh họe, chê trách con dâu bấy nhiêu.
Làm dâu suốt 5 năm mà chị Vi cảm giác mình như người thừa trong gia đình. Thậm chí, nhiều lúc chị còn bị mẹ chồng ghen tức, quát mắng vì cái tội dám nhõng nhẽo với con trai bà.
Cùng chung hoàn cảnh như chị Vi nhưng chị Hồng Ánh (29 tuổi) lại có cách lưu danh bạ khác là "Bà nội của con trai". Với chị Ánh, lưu thế này thể hiện tình cảm xa hơn, càng xa thì tình cảm càng lạnh nhạt.
Chị Ánh bức xúc: "Bỏ gia đình về cung cúc tận tụy nhà chồng, phụng dưỡng bố mẹ chồng, chăm sóc chồng, sinh con cho nhà chồng, vậy mà tôi chẳng được mẹ chồng đồng cảm, thương yêu mà ngược lại. Tình cảm của mẹ chồng dành hết cho chồng, cho cháu nội, không còn phần cho tôi. Sống trong gia đình mà tôi thấy mình chẳng khác nào người dưng. Đã vậy, tôi còn suốt ngày bị mẹ chồng lên lớp nữa chứ. Đúng là khác máu tanh lòng".
Chị Mai Ly còn có cách lưu tên mẹ chồng bá đạo hơn. Chị không lưu tên mà đặt một biểu tượng hình con mèo đang xù lông, trừng mắt vì giận giữ. Khi hỏi người gọi đến là ai, chị cười thích thú nói đó là của mẹ chồng.
Chị Ly chia sẻ, mỗi lần không hài lòng chuyện gì về con dâu như thức ăn không hợp vị, ngủ dậy muộn, đi làm về không đúng giờ, mẹ chồng thường tỏ thái độ tức giận, lớn tiếng quát mắng. Mỗi lần như vậy chị Ly chỉ biết nén ấm ức vào lòng. Nghĩ ra cách lưu danh bạ mẹ chồng bá đạo trên mới giúp chị xả stress phần nào.
Theo Emdep
Bố chồng nói câu này, em uất quá đã cãi lại khiến ông hùng hổ định đánh và đuổi đi Sáng nay em đang ngồi quẹt nồi bột của con ăn thì bố chồng em về nhà. Thìn thấy con dâu đang ăn bột thừa của cháu, ông chửi ầm lên. Ngày về ra mắt nhà chồng, em vui lắm. Đi lấy chồng nhưng không phải sống chung với mẹ chồng đã đỡ đi một nỗi lo rồi. Vậy mà tránh vỏ dưa...