Côn Đảo vào top điểm đến 2021
Côn Đảo nằm trong 52 điểm đến được tạp chí Mỹ lựa chọn, bên cạnh nhiều vùng quê và nơi hoang dã khác trên thế giới.
Ngày 7/1, New York Times công bố danh sách 52 điểm đến cho năm 2021 sau khi chọn lọc và lấy ý kiến độc giả từ hơn 2.000 gợi ý khác nhau. Không còn những điểm đến xa hoa như mọi năm, danh sách năm nay được nhận xét là rất khác biệt. 2020 là năm hạn chế du lịch khiến cho các đánh giá của New York Times chủ yếu dựa trên tin tức, các thông tin cập nhật về nhà hàng, khách sạn, bảo tàng… và đặc điểm văn hóa của những điểm đến.
Bờ biển với bãi cát trắng mịn nằm dọc một khu resort cao cấp ở Côn Đảo. Ảnh: Khánh Trần
Trong số 52 cái tên, Đông Nam Á chỉ góp mặt với hai địa điểm là Côn Đảo, Việt Nam và Tagaytay, Philippines. Mỗi điểm đến đều được New York Times chọn nhân vật trải nghiệm để giới thiệu. Với Côn Đảo, người được chọn là Thang Dac Luong, một luật sư, nhà văn đang sống tại Sydney, Australia.
Anh Duong chia sẻ: “Cha tôi là một nhà báo từng bị cầm tù ở Côn Đảo từ năm 1961 đến 1963. Ông bị giam trong một “chuồng cọp” chỉ rộng 1,5×2,7m nhưng có 5, 6 tù nhân. Ông đã mất năm 2006 ở nước ngoài, còn tôi chọn cách trở lại Côn Đảo để phần nào tìm hiểu về quá khứ của cha mình, thăm mộ họ hàng và du lịch. Côn Đảo có khu bảo tồn rùa biển đang rất phát triển. Ngày cuối đi tắm biển, cảm giác được đằm mình trong làn nước ấm và xanh trong như ngọc khiến tôi bật khóc. Có nơi để trở về và nhớ nhung những người thân đã khuất rất quan trọng, nhất định một ngày nào đó tôi sẽ đưa con cái mình về Côn Đảo để chúng có thể hiểu hơn về ông nội”.
Ngoài ra, các vùng quê và khu vực hoang dã chiếm ưu thế trong 52 điểm đến năm nay, những nơi này được ưa chuộng hơn giữa Covid-19. Nhiều điểm đến mọi năm bị đánh giá là “quá khiêm tốn” và “quá nguy hiểm” cũng có trong danh sách như các công viên phía nam nước Anh, Haiti, hồ Michigan của Mỹ…
Video đang HOT
Công viên bỏ hoang ở Huế lên báo Mỹ
Insider chọn Hồ Thủy Tiên là một trong những công viên nước bỏ hoang có câu chuyện thú vị nhất và vẫn hút khách dù đóng cửa từ lâu.
Hồ Thủy Tiên ở Huế là một trong những công viên nước bỏ hoang nổi tiếng nhất thế giới. Rất nhiều khách du lịch bụi tới Việt Nam biến nó thành điểm check-in độc đáo.
Công viên này tốn đến 70 tỉ đồng để xây dựng và mở cửa từ năm 2004 nhưng không thu hút được nhiều khách nên dừng hoạt động sau đó vài năm. Ngày nay, Hồ Thủy Tiên bị bao phủ bằng các bức tranh tường graffiti nhiều màu và cây cối mọc lên um tùm. Tuy vậy, công viên này lại trở thành điểm đến hấp dẫn khách tây và khách du lịch bụi Việt Nam thích mạo hiểm.
Công viên nước Safari Lagoon xây dựng ngay trên nóc một trung tâm thương mại ở Pandan, Selangor, Malaysia. Công trình được quảng bá là công viên nước rộng nhất Đông Nam Á vào thời điểm mở cửa năm 1998. Tuy nhiên tới năm 2007, công viên đóng cửa và bị bỏ hoang đến nay. Safari Lagoon đóng vì hoạt động nhiều năm mà không có giấy phép và một nhân viên tử vong khi bị kẹt trong máy bơm áp suất cao.
Hồ Dolores là công viên nước tư nhân có từ đầu thập niên 1960 ở Newberry Spring, bang California, Mỹ. Người chủ xây công trình cho gia đình của ông và đặt theo tên vợ mình. Các máng trượt và những trò chơi mới dần được xây dựng thêm trong các năm sau và đến đầu thập niên 1970, Hồ Dolores nổi tiếng hơn và thu hút đông du khách. Tuy nhiên, tới năm 1980 sức hút của nơi này giảm dần và công viên phải đóng cửa.
Mở lại vào năm 1998 Hồ Dolores đổi tên thành Rock-A-Hoola với phong cách mới, nhưng nơi này cũng không tồn tại được lâu. Một nhân viên ở đây bị tai nạn dẫn tới tàn tật làm công viên hoạt động giảm sút. Lần cuối được sửa đổi của Rock-A-Hoola vào năm 2002 - 2004 rồi đổi tên Discovery Waterpark.
Hiện tại các hồ bơi trong công viên kín đặc hình graffiti tạo cảm hứng cho nhiều nhà làm phim. Năm 2012 đạo diễn phim "Kilian Martin: Altered Route" chọn nơi này làm bối cảnh, năm 2015 một clip giới thiệu xe Mini Cooper cũng quay tại đây.
Các máng trượt nước Ebenezer Floppen Slopper ở Oakhrook Terrace, bang Illinois, Mỹ, đón khách từ đầu thập niên 1980 và đóng cửa từ năm 1989. Công viên có nhiều máng trượt với độ dốc và địa hình nguy hiểm cho người chơi này nằm ở ngoại ô Chicago. Sau khi đóng cửa, toàn bộ khu vực tràn ngập lá khô, cây cối mọc che kín các lối đi.
Fun Park Fyn mở cửa vào những năm 1980 ở Aarup, Funen, Đan Mạch. Như nhiều công viên khác, nơi này phải đóng cửa do phá sản vào năm 2006. Các khu vui chơi sơn màu rực rỡ nhưng sau nhiều năm bị bỏ hoang làm nơi này càng thêm ảm đạm. Có người đồn Fun Park Fyn sẽ được cải tạo thành công viên chủ đề Hans Christian Andersen vì tác giả nổi tiếng sinh ra ở đây, nhưng đó là chuyện chưa từng có.
Công viên L'Aquatic Paradis ở Sitges, Tây Ban Nha, đón khách từ đầu thập niên 1990 nhưng sau 2 năm hoạt động, một tai nạn khủng khiếp xảy ra làm một trẻ em tử vong. Vụ việc đó kèm những khoản nợ lớn khiến công viên phải đóng cửa. Công viên bỏ hoang lại biến thành một tổ hợp văn hóa, là nơi tụ họp của các nghệ sĩ graffiti, dân chơi ván trượt.
Atlantis Marine bắt đầu đón khách vào năm 1981 và kỳ vọng là điểm đến thay thế cho Gold Coast - nơi có những bãi biển đẹp nổi tiếng của Australia. Công viên gồm nhiều bể bơi, thuyền đạp vịt, và các show diễn cá heo hấp dẫn nhưng phải đóng cửa vào năm 1990 vì vấn đề tài chính. Các bức tượng trong Atlantis Marine hiện vẫn còn nhiều. Riêng tượng thần Neptune nhờ một đơn thỉnh cầu online đã được cải tạo vào năm 2015.
Công viên Wet n' Wild ở Vineland Station, Ontario, Canada, được xây từ thập niên 1960 bao gồm rất nhiều trò chơi giải trí như thuyền đụng, xe đụng, máng trượt, sân trượt ván, bãi cát... Từng là nơi vui chơi hấp dẫn, thu hút chủ yếu nhóm khách gia đình, Wet n' Wild đóng cửa vào năm 2002 sau hơn 30 năm hoạt động. Sau đó các công trình ở đây thành nơi lý tưởng cho các họa sĩ graffiti thỏa sức sáng tạo.
Các điểm đến Việt Nam được truyền thông quốc tế ca ngợi Là điểm đến hàng đầu sau khi dịch Covid-19 qua đi do tạp chí Mỹ bình chọn, loạt địa điểm ở Việt Nam liên tục được truyền thông quốc tế xướng tên trong đầu năm 2020. Ảnh: Linhnguyen1504, puiilladaa. Tháng 5 vừa qua, bản Cát Cát (Sa Pa, Lào Cai) được SCMP xướng tên trong danh sách 7 ngôi làng đẹp nhất thế...