Côn Đảo – ‘Thủ phủ’ của những cây di sản
Thị trấn Côn Sơn của huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) có đến hơn 80 cây cổ thụ được công nhận là Cây di sản Việt Nam.
Đây là một trong những điểm độc đáo của địa danh du lịch nổi tiếng này.
Riêng trên đường Lê Duẩn, đã có 11 cây bàng cổ thụ được công nhận là Cây di sản Việt Nam.
Một trong những nét đặc trưng của Côn Đảo (huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) là những cây bàng cổ thụ đến 150 năm tuổi hiện diện ở khắp nơi. Cây bàng Côn Đảo đã cùng người dân nơi đây đi qua biết bao thăng trầm của lịch sử.
Theo Ban Quản lý di tích Côn Đảo, toàn huyện hiện có 53 cây bàng cổ thụ được công nhận là Cây di sản vào năm 2012. Phần lớn các cây bàng cổ thụ này có tuổi đời hơn 100 năm (tính từ năm thực dân Pháp bắt đầu xây dựng nhà tù vào năm 1862). Bàng Côn Đảo thuộc loại giống cây rừng, lá, quả to hơn bàng nơi khác.
Một cây bàng cổ thụ trong tổng số 19 cây di sản trên đường Tôn Đức Thắng.
Trên hai tuyến đường có nhiều cây bàng cổ thụ được công nhận Cây di sản nhiều nhất đảo là Tôn Đức Thắng (19 cây) và Lê Duẩn (11 cây). Đây cũng là tuyến đường trung tâm của thị trấn Côn Sơn, đi đến các di tích lịch sử ở Côn Đảo, như: Hệ thống nhà tù chính trị, nhà chúa đảo, cầu tàu 914 (nơi ít nhất 914 tù nhân chính trị đã hy sinh khi xây dựng cầu này).
Một cây bàng cổ thụ trên đường Tôn Đức Thắng.
Những cây bàng cổ thụ ở Côn Đảo còn được xem là “chứng nhân” lịch sử, gắn liền với ký ức của những người cựu tù chính trị năm xưa. Theo lời kể của các cựu tù chính trị Côn Đảo, ai đã từng bị giam cầm ở Côn Đảo cũng đều ăn lá bàng. Mỗi lần được cai ngục cho ra ngoài, người tù thường lén hái những lá bàng non và cả trái bàng xanh, giấu trong người, ngậm trong miệng…, đem vào phòng giam chia cho đồng đội cùng ăn.
Hàng cây bàng cổ thụ trên đường Lê Duẩn.
Hai cây bàng cổ thụ trong khuôn viên một di tích trại giam ở Côn Đảo.
Nhà tù Côn Đảo với những cây bàng hàng trăm năm tuổi gắn liền với những trang lịch sử oai hùng của dân tộc. Ban đầu, việc ăn lá bàng hay trái bàng chỉ đơn thuần vì người tù quá thiếu rau xanh. Sau đó, người tù nhận ra, lá bàng có thể giúp vết thương bớt đau nhức, mưng mủ…
Video đang HOT
Đường Tôn Đức Thắng ở Côn Đảo hiện là con đường có nhiều cây di sản nhất, đến 19 cây.
Ngoài ra, cây bàng còn làm nhiệm vụ của một bưu tá, truyền và nhận thông tin. Lá bàng khô được người chiến sĩ đốt để làm mực, truyền tin cho nhau. Gốc của cây bàng có nhiều ngóc ngách như những hộp thư liên lạc bí mật được chiến sĩ làm nơi cất giấu thư từ.
Ngoài 82 cây cổ thụ gồm các loài bàng, điệp bèo, thị rừng… được công nhận là Cây di sản Việt Nam, thị trấn Côn Sơn của huyện Côn Đảo còn có rất nhiều cây cổ thụ khác gây ấn tượng với du khách.
Khuôn viên di tích Nhà chúa đảo ở Côn Đảo cũng có đến 15 Cây di sản, gồm 8 cây bàng, 4 cây bằng lăng, 2 cây thị rừng và 1 cây điệp vàng..
Vẻ đẹp cổ kính của cây di sản thị rừng.
Cây phượng cổ thụ với gốc cây lớn 10 người ôm trên đường Nguyễn Huệ.
Một cây cổ thụ bám kín bức tường một ngôi nhà cổ hiện là quán cà phê thu hút nhiều du khách trên đường Lê Đức Thọ.
Gốc cây cổ thụ với bộ rễ lớn bám chặt vào tường ngôi nhà cổ.
Ngọn cây vươn cao trên nền trời xanh.
Hàng cây phượng cổ trên đường dẫn vào di tích chuồng cọp Mỹ, nơi giam cầm những chiến sĩ cách mạng thời kháng chiến chống Mỹ.
Cây phượng cổ trước cửa di tích Trại giam Phú An.
Ngày nay, khi du lịch Côn Đảo, mỗi du khách đều không khỏi ngỡ ngàng trước dáng vẻ to lớn, cổ lão của quần thể cây nơi đây. Những hàng cổ thụ góp phần tạo nên không gian trầm mặc, cổ kính rất riêng của Côn Đảo, tạo được nhiều ấn tượng tốt đẹp với du khách.
Hệ thống cây cổ thụ là một trong những điểm hấp dẫn của Côn Đảo với du khách.
Những cây di sản đã “chứng kiến” một tiến trình phát triển của lịch sử Côn Đảo từ buổi là “địa ngục trần gian” đến thời kỳ Côn Đảo đổi mới tươi đẹp, trở thành điểm du lịch hấp dẫn như ngày nay.
Về Côn Đảo thăm "cụ bàng" di sản trăm năm tuổi
Những "cụ bàng" di sản hơn 100 tuổi đứng sừng sững, hiên ngang bên biển chính là điểm đặc biệt đối với du khách gần xa khi nhớ về Côn Đảo.
Giữ gìn vẻ đẹp của bàng di sản ở Côn Đảo
Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) được du khách gần xa biết đến là vùng đất có nhiều cây bàng cổ thụ với thế đứng đẹp, sừng sững ven biển lớn. Huyện đảo này có khoảng 60 cây bàng có tuổi từ 130 - 150 năm và được vinh danh là cây Di sản Việt Nam.
Những "cụ bàng" di sản trăm tuổi. Ảnh: Nha Mẫn
Thực tế, bàng Côn Đảo thuộc loại giống cây rừng, lá, quả to hơn bàng nơi khác. Cây bàng ở huyện đảo thường không mọc thẳng mà mọc nghiêng ngả đủ dáng, thân nhiều ụ, sừng to. Có những cây bàng hiện nay hàng chục người ôm không xuể do thân to và nhiều ụ lớn.
Theo các chuyên gia, bàng ở Côn Đảo hứng mưa chịu nắng, bão khắc nghiệt nhưng vẫn vững chãi, xanh tốt. Do khí hậu, thời tiết, môi trường đặc trưng ở Côn Đảo tác động nên cây bàng Côn Đảo có lá thẫm, gốc rộng hơn, vỏ cây xù xì, gân guốc hơn bàng trồng ở đất liền.
Các vị trí có nhiều cây bàng di sản gồm đường Tôn Đức Thắng có 19 cây; đường Lê Duẩn có 11 cây; Di tích trại Phú Hải (thuộc hệ thống Nhà tù Côn Đảo) có 8 cây; Di tích trại Phú Sơn (thuộc hệ thống Nhà tù Côn Đảo) có 7 cây; Di tích Nhà Chúa Đảo có 8 cây. Trong đó ấn tượng nhất và thường được các du khách chụp hình là những cây bàng cổ thụ trên đường Tôn Đức Thắng, khu vực đối diện cầu tàu 914 lịch sử.
Những cây bàng sừng sững ven biển. Ảnh: Nha Mẫn
Theo các bô lão kể lại, trước đây bàng Côn Đảo được trồng nhằm mục đích chắn gió, bão, bảo vệ đảo trước biển lớn. Và trong những ngày tháng hào hùng của dân tộc, các "cụ bàng" cũng hiên ngang, sừng sững, là chứng nhân lịch sử chứng kiến những đau thương, mất mát nơi hòn đảo từng được ví là "địa ngục trần gian".
Vẻ đẹp theo thời gian của bàng Côn Đảo. Ảnh: Nha Mẫn
Ông Phan Hoàng Oanh, 78 tuổi, cựu tù Côn Đảo kể rằng ngày trước, mỗi lần được cai ngục cho ra ngoài, người tù nào cũng tìm cách hái lá bàng non và cả lá bàng xanh, nhặt trái bàng lén giấu trong người, ngậm trong miệng vào phòng giam chia cho đồng đội cùng ăn.
Lá bàng, quả bàng đối với người tù Côn Đảo như rau xanh, thực phẩm giúp chống chọi với cơn đói, cơn đau.
Bàng Côn Đảo nhiều cây thuộc cây di sản Việt Nam. Ảnh: Nha Mẫn
"Cây bàng di sản giờ đây đã trở thành biểu tượng tinh thần của người dân Côn Đảo, vẻ đẹp, ấn tượng của Côn Đảo đối với du khách khi ghé thăm. Còn ngày xưa lá bàng đã giúp vết thương trên người chiến sĩ bớt mưng mủ. Đặc biệt, cây bàng còn làm nhiệm vụ của một bưu tá, truyền và nhận thông tin. Lá bàng khô được người chiến sĩ đốt để làm mực, truyền tin cho nhau. Gốc của cây bàng có nhiều ngóc ngách như những hộp thư liên lạc bí mật được chiến sĩ làm nơi cất giấu thư từ", ông Oanh kể.
Nhiều du khách khi đến với Côn Đảo đều lưu lại hình ảnh cùng cây bàng di sản. Ảnh: Nha Mẫn
Cũng theo ông Oanh, thời gian ở nhà tù Côn Đảo, cai ngục dùng nhiều thủ đoạn để truy bức người tù chính trị. Thậm chí áp dụng những thủ đoạn thâm hiểm để hành hạ tù chính trị mà không cần đánh đập, trong đó có việc không cho người tù ăn rau trong nhiều tháng liền.
Hậu quả khiến cho nhiều tù chính trị bị rối loạn chức năng tiêu hóa, mắc nhiều căn bệnh tiêu hóa khiến sức khỏe của người tù dần suy kiệt.
Bàng Côn Đảo có thế đứng lạ. Ảnh: Nha Mẫn
"Ngày đó, do thiếu rau xanh nên anh em chúng tôi thường dùng lá bàng non để ăn thay rau nhưng không phải ai cũng được ra ngoài để hái lá bàng. Những ngày bị giam ở Trại Phú Bình (chuồng cọp Mỹ), tôi được giao nhiệm vụ nấu ăn cho các tù chính trị nên hay được ra ngoài buồng giam. Mỗi lần như vậy tôi lại lén hái lá bàng non mang về cho đồng đội chia nhau ăn để có chất xơ, chống lại những căn bệnh tiêu hóa", ông Oanh nhớ lại.
Bàng di sản, chứng nhân lịch sử
Hiện nay người dân Côn Đảo còn nhặt trái bàng để tách lấy hạt, chế biến hạt bàng rang, mứt hạt bàng, bàng sấy bán cho du khách về làm quà trong những chuyến thăm Côn Đảo. Và cũng không biết từ bao giờ, hạt bàng trở thành đặc sản của huyện đảo, được người người gửi gắm, truyền tai nhau mang về đất liền làm quà biếu.
Người dân đi lại mát mẻ nhờ bóng mát từ cây bàng. Ảnh: Nha Mẫn
Bà Nguyễn Thị Tâm, người dân Côn Đảo cho biết bàng sẽ ra trái từ tháng 6 kéo dài đến tháng 9, sau đó đến tháng 10 và tháng 11 bàng rụng nên một số người dân Côn Đảo sẽ đi nhặt trái bàng về tách lấy hạt để mang rang, sấy, làm mứt bán cho du khách.
Theo lãnh đạo huyện Côn Đảo, hiện nay các cây bàng cổ thụ di sản của Việt Nam được người dân Côn Đảo gìn giữ, bảo vệ rất kỹ lưỡng.
UBND huyện Côn Đảo thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo đơn vị quản lý cây xanh của huyện thực hiện tốt công tác chăm sóc, cắt tỉa cành, nhánh khô, xử lý những cây bị sâu bệnh, cây già cỗi, dễ gãy, đổ gây nguy hiểm cho người đi đường. Chủ động ngăn chặn kịp thời các hành vi khai thác, phá hoại cây.
Vẻ đẹp của cây bàng Côn Đảo. Ảnh: Nha Mẫn
Chị Hồ Thị Thủy (Đồng Nai, là du khách ra thăm Côn Đảo) nói rằng chị rất thích vẻ đẹp của những cây bàng Côn Đảo.
"Tôi thích khoảnh khắc chiều đến ngồi ở quán cà phê ngay dưới hai gốc bàng lớn ở đường Tôn Đức Thắng. Những tán bàng rộng, bao phủ cả một khu vực, che chắn cho du khách ngồi cà phê. Lúc này vừa được ngắm biển, vừa đọc sách, cảm giác thật thú vị", chị Thủy chia sẻ.
Tương tự anh Nguyễn Văn Phượng (du khách đến từ Nghệ An) nói rằng Côn Đảo bình yên, chưa có nhiều sự can thiệp nên anh rất muốn thường xuyên ghé thăm.
Đến đây ngoài du lịch tâm linh, viếng các anh hùng liệt sĩ, cô Võ Thị Sáu, hệ thống nhà tù Côn Đảo thì anh và gia đình còn được nghỉ ngơi sau những ngày dài mệt nhọc, xô bồ.
Bàng di sản trở thành biểu tượng khó quên của Côn Đảo. Ảnh: Nha Mẫn
"Mỗi lần ra Côn Đảo vợ chồng tôi đều cùng nhau chụp ảnh dưới tán bàng để lưu lại kỷ niệm. Bởi bàng Côn Đảo có thế đứng rất lạ, gốc to, nhiều ụ lớn, không giống bàng trong đất liền. Bản thân tôi mong huyện đảo luôn chăm sóc, gìn giữ vẻ đẹp của mảng xanh đặc biệt này", anh Phượng nói.
Quảng Ninh xưa và nay - Cuộc lột xác ngoạn mục của 'thủ phủ vàng đen' Ngày nay, từ trên Vòng quay Mặt trời và cáp treo Nữ hoàng của Sun World Ha Long (Quảng Ninh) hàng triệu người có thể nhìn ngắm Vịnh Di sản từ trên cao - khung cảnh mà chỉ một thập kỷ trước, họ chỉ được nhìn thấy trên tivi. Thập niên 90 là thời điểm du lịch Quảng Ninh bùng nổ. Năm 2000,...