“Con dại thì cái mang”
Ngày con lấy chồng, gia đình chị như đưa đám. Anh chị mới biết mặt thằng con rể cách đây 1 tuần, còn đứa con gái của chị đã chửa đến tháng thứ 5.
Vừa dựng chiếc xe máy ở ngoài sân, chị vội vã vào nhà nhấc chiến điện thoại đang réo liên hồi. Vừa nhấc máy đã nghe tiếng con gái: “Mẹ đi đâu về mà hổn hà hổn hển thế?”. Chưa kịp trả lời con gái đã nhắn nhủ: “Mẹ gửi tiền tháng này cho con nhé. Con phải đóng học phí và trả tiền công cho osin, tiền ăn, tiền mua sữa cho cháu mẹ ạ”. “Ừ mai mẹ gửi”. Chị trả lời với nỗi buồn chất chứa không nói được thành lời.
Gia đình chị tuy không giàu có và máu mặt trong cái thị trấn này, nhưng hỏi thì ai cũng biết đến bởi cả hai đều là cán bộ có quyền chức trên tỉnh. Bố mẹ nội ngoại hai bên đều hiếm con và có của ăn của để nên anh chị được thừa hưởng từ cha mẹ nhiều. Được đứa con gái đầu lòng đẹp như hoa lại học giỏi khiến anh chị vừa hãnh diện về con, vừa lo ngay ngáy trong lòng. Hồi mới học cấp 3 đã có không ít trận đánh nhau sứt đầu mẻ trán của đám con trai học cùng vì nó. Lại có kẻ viết cho nó một bức thư tỏ tình bằng máu khiến chị không khỏi giật mình. Ngày nó đỗ vào đại học chị lo cho con từng lo từng tí một, từ cái kim sợi chỉ, lọ ruốc khô, thuốc cảm cúm, dặn dò chi li, sợ con xa gia đình dại khôn không có ai ở bên khuyên bảo… Không bao lâu ngày nó xa nhà đi học, đùng môt cái, nó gọi điên vê thông báo: “Con chuân bị kêt hôn”.
Ngày con lấy chồng, gia đình chị như đưa đám. Anh chị mới biết mặt thằng con rể cách đây 1 tuần, còn đứa con gái của chị đã chửa đến tháng thứ 5. Chẳng làm thế nào khác được, đành phải cho chúng nó cưới nhau, vừa giận, vừa tủi, vừa thương con mình sao mà dại thế. Ngày trước anh chị yêu nhau có lẽ cũng đến 7 – 8 năm có lẻ vậy mà cũng có chuyện gì đâu. Giờ chúng nó mới quen nhau vài tháng, vậy mà đã… Con chị vẫn chưa học hết năm đầu đại học.
Nó nhìn thấy chị buồn cũng chỉ biết nói: “Thôi mẹ, con biết con dại rồi”… (Ảnh minh họa)
Nhìn thẳng con rể không học hành, không nghề ngỗng, lại đang ăn bám mẹ già gần sáu mươi tuổi, cứ cúi gầm mặt xuống, ai hỏi gì thì mới ngẩng đầu lên đáp, không hiểu tính khí thế nào. Rồi mai này chúng nó sống với nhau kiểu gì? Rồi đặng được bao lâu? Lòng chị ngổn ngang trăm mối. Nhìn đứa con 20 tuổi của mình cười nói lên xe hoa mà lòng mẹ đau thắt ruột.
Tháng nào chị cũng nhớ gửi tiền lên cho con đúng ngày. Đủ các thứ tiền, tiền ăn, tiền sinh hoạt, tiền học phí của con, tiền mua sữa cho thằng cháu ngoại… Vậy mà cũng có ổn đâu. Vợ chồng chúng nó cả hai vẫn còn là con nít làm bố mẹ trẻ con, ham chơi chẳng đứa nào chịu ở nhà một ngày trọn vẹn với con, giúp đỡ bà nội. Thế là chúng nó tị nạnh nhau, đứa này nói đứa kia vô trách nhiệm…
Chồng nó từ khi lấy nhau vẫn giữ tính khí của một thằng thanh niên lông bông, sống dựa vào tiền bán hàng của mẹ, nhưng lại nhiễm phải tính sĩ diện, thích tiêu sài hàng hiệu. Từ ngày con chị lấy chồng không được nuông chiều như tiểu thư nữa, thấm khổ, cũng lăn xả vừa học vừa làm thêm kiềm tiền trang trải cuộc sống. Tạo hóa nhào nặn nó không có một tì vết, nên dù đã có chồng, có con nhưng ai cũng tưởng nó vẫn còn là một học sinh trung học theo nó về đến tận nhà để làm quen. Chồng lại nổi máu ghen, không hiểu cho nó đang phải vật lộn kiếm tiền mà cho rằng nó đang “dan díu với thằng này thằng khác”. Thế là cãi vã, nhiều lần nó còn thượng cẳng chân hạ cẳng tay với vợ.
Video đang HOT
“Ông tướng” vốn ham chơi, ở nhà lâu sinh thói cờ bạc, rồi mở chiếu bạc tại nhà lấy tiền chiếu. Hôm nào cũng thâu đêm suốt sáng bên canh bạc. Hết tiền thì lấy tiền bán hàng của mẹ, không được nữa thì lấy tiền mua sữa của con. Có hôm thằng bé đi viện, bà ngoại gửi tiền lên trang trải tiền viện phí thì bị bố thiêu hết vào canh bạc. Chịu không nổi nó quyết li thân ra ngoài sống để yên tâm học hành, chăm sóc con. Vậy là chị lại phải chu cấp hết cho nó từ tiền học hành, sinh hoạt đến tiền thuê nhà, thuê osin chăm cháu ngoại cho con đi học, tiền mua sữa, mua bỉm cho cháu… Nhìn con gái ngày càng gầy gò, quầng mắt thâm vì mất ngủ chị chỉ biết ngồi khóc. Nó nhìn thấy chị buồn cũng chỉ biết nói: “Thôi mẹ, con biết con dại rồi”. Chị ôm con và thằng cháu ngoại khóc nức nở. “Con dại thì cái mang”, chị chỉ mong sao đừng có sóng gió gì đến với mẹ con nó nữa, chị sẽ cố gắng nuôi thằng cháu khỏe mạnh, nuôi con mau học xong đại học…
Theo Bưu Điện Việt Nam
Ngôi làng vắng bóng phụ nữ
Cuộc sống ở quê cùng cực khiến phụ nữ Thừa Thiên-Huế ồ ạt xuất ngoại sang Lào mưu sinh. Đằng sau những cuộc ra đi này là những câu chuyện thấm đẫm nước mắt.
Xã 3.000 người đi làm thuê
Chị Thu theo chồng sang Lào làm thuê để lại cho vợ chồng bà Úy 3 đứa con dại.
Thôn Bình An của xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, nằm bên quốc lộ 1A suốt ngày xe cộ gầm rú và bụi bay mù mịt. Con đường nhỏ hẹp dẫn vào thôn vương vãi đất cát do đang được tu sửa dang dở. Nghe hỏi nhà ông Đoàn Anh - Trưởng thôn, một nhóm trẻ lem luốc đang chơi bên đường đồng loạt chỉ tay về phía ngôi nhà nhỏ nằm khuất sau những bóng cây nói: "Ông Anh không có nhà, con cái ông ấy đi Lào hết rồi".
Theo UBND xã Lộc Bổn, toàn xã có hơn 3.000 người dân sang Lào làm thuê, trong số đó có hơn 1.500 phụ nữ.
Nghe hỏi chuyện phụ nữ trong làng đi Lào, bà Trần Thị Hà, vợ ông Anh, chỉ tay vào ngôi nhà trống hoác với những chiếc giường bỏ không lâu ngày, thở dài: "Việc làm không có, mùa màng thất bát triền miên nên phụ nữ cả làng phải đi mà kiếm cơm chứ ở nhà thì chết đói cả lũ. Nhà tui có 3 đứa con gái đều đi Lào làm thuê hết".
Theo bà Hà, cả 3 người con gái này đều đã đi Lào nhiều năm sau khi phải nghỉ học sớm vì hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Nhiều hộ dân ở đây sinh toàn con gái nên có đến 5-6 người con gái đi Lào kiếm sống. Những phụ nữ đã lập gia đình trong thôn cũng ồ ạt kéo nhau đi Lào làm thuê nên thôn ngày càng vắng dần phụ nữ.
Ngỡ chúng tôi là cán bộ huyện, bà Trần Thị Bưởi, người thôn Bình An, với bộ quần áo nhàu nát và chiếc nón rách bươm hớt hải chạy đến đề nghị có chính sách hỗ trợ cho phụ nữ đi Lào bằng cách tạo công ăn việc làm để con gái bà được về lại quê. Con gái bà Bưởi là chị Trần Thị Hương đi Lào làm thuê ở tỉnh Savanakhet của Lào từ rất lâu, đến nỗi bà không nhớ nổi cô đã xa gia đình bao nhiêu năm.
"Nó để lại cho tui 2 đứa con nhỏ, đứa lớp 2, đứa mẫu giáo. Làm ăn không ra chi nên thỉnh thoảng nó mới có tiền gửi về nuôi con nên chúng rất khổ cực"- bà Bưởi kể.
Theo UBND xã Lộc Bổn, toàn xã có hơn 3.000 người dân đến các tỉnh Salavan, Savanakhet của Lào làm thuê, trong số đó có hơn 1.500 phụ nữ. Số liệu này tăng nhanh hàng năm tỷ lệ thuận với việc kiếm sống ở quê ngày càng khó khăn. Các thôn có số phụ nữ đi Lào nhiều nhất là Hòa Vang, Thuận Hóa, Bình An, Hòa Mỹ.
Không chỉ Lộc Bổn; các xã Lộc Sơn, thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc), thị trấn Phú Bài, xã Thủy Lương (thị xã Hương Thủy)... cũng là những địa phương có nhiều phụ nữ đi Lào kiếm sống do cuộc sống ở quê quá nghèo khổ. Ngày càng nhiều thiếu nữ mới học lớp 8, lớp 9 cũng bỏ học đi Lào mưu sinh.
Những đứa trẻ côi cút
Bà Nguyễn Thị Úy (75 tuổi) và chồng là ông Trần Văn Nho (80 tuổi) ở thôn Bình An vừa dọn cơm trưa cho mấy đứa cháu vừa ho khùng khục. Ở cái tuổi gần đất xa trời như vợ chồng bà Úy, người ta được chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ nhưng hai ông bà lại không được hưởng sự quan tâm ấy.
Từ ngày con dâu là chị Trần Thị Thu theo chồng sang Lào làm thuê, để lại 3 đứa con nhỏ, tuổi già của vợ chồng bà Úy là những tháng ngày cực nhọc.
"Nó đi rồi về đẻ, đẻ rồi đi lại nên mấy đứa cháu đều do một tay vợ chồng tui nuôi. Mới đây nó về sinh đứa thứ tư, được 4 tháng định để nốt ở nhà cho chúng tôi nuôi nhưng do cháu quá nhỏ nên nó phải mang theo sang Lào"- bà Úy kể.
Người già khổ cực đã đành nhưng những đứa trẻ không có bàn tay chăm sóc của cha mẹ lại càng tội nghiệp. 3 đứa cháu của bà Úy đang học lớp 6, lớp 4 và lớp 1 ngày càng gầy teo và học hành tụt dốc.
"Chúng tôi già rồi biết chi chữ nghĩa mà chỉ bảo chúng chuyện học hành. Kiểu ni chắc phải bỏ học sớm hết, thời đại ni rồi mà còn thất học thì buồn lắm"- ông Nho thở dài.
Chuyện ông bà già nuôi trẻ nhỏ như vợ chồng bà Úy nhan nhản ở Lộc Bổn cũng như các xã có phong trào đi Lào làm thuê. Hậu quả của tình trạng này là ngày càng có nhiều đứa trẻ trên địa bàn bỏ học sớm do không có sự quan tâm chăm sóc, chỉ bảo của bố mẹ.
Chị Nguyễn Thị Thệ (44 tuổi) theo chồng là anh Dương Văn Say đi Lào kiếm sống bằng nghề thợ nề đã 10 năm nay. Cuộc mưu sinh nơi đất khách quê người cực khổ khiến vợ chồng chị không có điều kiện quan tâm đến việc học của 3 đứa con ở quê. Hậu quả là 3 đứa con của vợ chồng chị lần lượt bỏ học từ rất sớm. Mới đây, 2 trong số 3 đứa con của chị đã sang Lào để "nối nghiệp" bố mẹ khi tuổi đời còn nhỏ.
Cùng với tình trạng bỏ học, tình trạng trẻ em sa chân vào các tệ nạn xã hội và đánh lộn cũng diễn ra thường xuyên hơn. Bằng chứng là ở các xã Lộc Bổn và Lộc Sơn tình trạng "đại ca nhí" xuất hiện ngày càng nhiều và hết sức manh động. Không ít đối tượng trở thành nỗi khiếp đảm của người dân bởi sự liều lĩnh và coi mạng người như cỏ rác.
Bà Đoàn Thị Lan - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Lộc Bổn, bảo hậu quả của việc người dân nói chung và phụ nữ nói riêng đi Lào kiếm sống đã nhãn tiền từ nhiều năm nay . "Cùng với tình trạng con cái của phụ nữ đi Lào phải bỏ học sớm và dính vào các tệ nạn xã hội, thì tình trạng người dân trên địa bàn nhiễm HIV cũng tăng nhanh do sự di cư này"- bà Lan nói.
Theo Dân Việt
Xử trí khi bị chó cắn để phòng bệnh dại Khi bị chó cắn, phải xử trí như thế nào để bảo đảm an toàn? Dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus dại gây nên. Người bị nhiễm virus dại sẽ lên cơn dại và tử vong nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời. Xử lý vết thương Khi bị chó cắn, cần phải xử lý ngay...