Con đại gia thì sao chứ, cũng phải làm và kiếm tiền thôi
“ Con đại gia thì phải mang đồ model, hàng hiệu chứ sao lại ăn mặc giản dị thế”. Chính những quan điểm thiển cận đó mà không ít con cái gia đình giàu có đã bước lạc lối…
Sáng nào tôi cũng lục tục thức dậy từ sớm tinh mơ để nấu bữa điểm tâm cho cả nhà. Tôi cũng buồn ngủ lắm chứ nhưng mà cố vượt qua, chẳng tiếc công mình nấu, chỉ mong con ấm bụng khi đến trường, bởi con tôi không giống như những đứa trẻ cùng trang lứa, con chỉ thích ăn cơm mẹ nấu.
Con tôi đang ở cái độ tuổi thèm ngủ hơn thèm ăn, giống như bất kỳ đứa trẻ con nào khác, vậy nhưng sáng nào con cũng dậy từ 4h giờ sáng để kịp giờ đi giao báo trước khi đến trường. Nhiều người tỏ ra ngạc nhiên đến sửng sốt khi biết con làm việc cực khổ trong khi gia đình đủ điều kiện để khối người mơ ước: ” Sao con bé hâm thế không biết, con đại gia mà miệt mài kiếm từng đồng ?”…
Ảnh minh họa.
Khi con tôi đã đến tuổi bắt đầu nhận thức được xung quanh thì nhiều người bảo con tôi là : “Con đại gia”. Con đại gia phải vào nhà hàng sang trọng, ai lại đi ăn uống vỉa hè. Con đại gia phải đi taxi, ai lại đi xe ôm, những điều đó vô tình trở thành áp lực đối với con…
Con đại gia thì phải mang đồ model, hàng hiệu chứ sao lại ăn mặc giản dị thế. Chính những quan điểm thiển cận đó mà không ít con cái gia đình giàu có đã bước lạc lối, lúc đó thì sự phê phán của dư luận lại bùng lên dữ dội rằng sướng quá hóa rồ.
Ở độ tuổi mới lớn, nếu trở thành đối tượng phê phán của xã hội thì có nguy cơ trở thành những con người hư hỏng. Chính vì vậy nên tôi giáo dục con cái có lối sống lành mạnh.
Quần áo hàng hiệu chất đầy tủ nhưng thường ngày con vẫn mang hàng chợ bởi đó là đồ con tự mua chính bằng tiền kiếm được từ việc đi làm thêm. Nhiều bộ đồ con mặc đến sờn cũ những vẫn nâng niu, giặt ủi cẩn thận.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Vợ chồng tôi chưa bao giờ tự xưng mình là đại gia và cũng chưa bao giờ bảo với con tôi là con đại gia bao giờ. Tôi chỉ bảo với con rằng ba mẹ phải phấn đấu học hành, phải nổ lực bản thân mới có được cuộc sống như ngày hôm nay. Đâu phải cái gì cũng tự nhiên mà có, phải tự phấn đấu rèn luyện thì mới có được kết quả tốt đẹp.
Mỗi lần con tôi đi ra đường là mọi người lại chỉ chỏ hay xầm xì: “nhà con đó giàu lắm, là con nhà đại gia đó”. Ở lớp nếu con làm sai điều gì thì sẽ bị mấy bạn châm chọc: “Con đại gia mà dỏm xì…”.
Mỗi khi con tôi đóng góp khoản gì trong lớp cũng nhiều tiền hơn bạn khác, lý do là mấy bạn bảo nhà tôi giàu có, con đại gia thêm một tí cũng không sao. Chuyện đó thì đối với tôi không có vấn đề gì nhưng tâm hồn con tôi thì ít hồn nhiên hơn trước.Vậy nên con không thích tham gia đi chơi với các bạn sau giờ học…
Tôi thường dạy con đi đâu, làm gì cũng phải thưa trình, phải học giỏi, ở nhà phải biết giúp đỡ mẹ việc nhà để làm gương cho em. Ở trường gặp ai con cũng chào từ thầy cô giáo đến bác bảo vệ lẫn chị lao công.
Vậy nhưng các bạn thì bảo con ưa nổi bởi bác bảo vệ và chị lao công có phải thầy cô giáo đâu mà phải chào hỏi. Có những điều mà có cố gắng giải thích, thậm chí răn đe nhưng ở độ tuổi nhạy cảm của học sinh phổ thông trung học khó mà hiểu hết được.
Một ngày chủ nhật đẹp trời gần đến ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, con rủ mẹ đi chơi với một nụ cười bí hiểm. Không ngờ nơi con đưa tôi đến là một trại trẻ mồ côi.
Xe vừa xuất hiện ở cổng đã thấy bọn trẻ ùa ra reo mừng hớn hở. Tôi hết sức ngỡ ngàng khi thấy bọn trẻ cứ bám chặt lấy con, chứng tỏ một điều rằng con đã từng đến đây rất nhiều lần trước đó. Con mở cóp xe lấy ra một bao bánh kẹo lớn mà tôi không hề biết con đã chuẩn bị từ bao giờ. Đám trẻ ríu rít cảm ơn khi con chia bánh kẹo với một cử chỉ rất dịu dàng giống nàng Hằng Nga trong câu chuyện cổ tích.
Trên đường trở về nhà tôi thắc mắc con đến trại trẻ mồ côi từ bao giờ mà mẹ không biết và tiền ở đâu mà con mua bánh kẹo. Con trả lời rằng tiền mua bánh kẹo là từ số tiền con làm thêm, còn khi nào có thời gian rảnh thì con đều đến chơi với bọn trẻ chịu nhiều thiệt thòi.
Con muốn cho mẹ bất ngờ nên đã không báo cáo trước. Con còn bảo rằng các bạn thường cười bảo con là tằn tiện, bủn xỉn không xứng danh con nhà đại gia. Nhưng các bạn đâu biết rằng con tiết kiệm từng đồng để dành tiền mua bánh kẹo cho các em kém may mắn.
Thật bất ngờ khi con gái tôi là người giàu lòng nhân ái đến như vậy. Tôi cảm thấy ngượng ngùng và tự hứa với lòng mình sẽ giúp sức cho con trong những ngày sắp tới. Người mẹ nào cũng mong muốn những đầy đủ nhất cho con mình. Nhưng biết chia sẻ sự đủ đầy cho những người thiệt thòi hơn mình thì đó cũng là hạnh phúc …
Thu Hiền
Vợ muốn tôi "bán mạng" để kiếm tiền
Tôi đang bế tắc trong cuộc hôn nhân với người vợ quý tiền hơn tất cả.
ảnh minh họa
Tôi đã từng nghĩ mình là người may mắn khi lấy được cô ấy. Vợ tôi kém tôi 8 tuổi, trẻ đẹp, thông minh và biết vun vén gia đình. Thời gian đầu, cuộc sống vợ chồng tôi xuôi chèo mát mái, trong ấm ngoài êm.
Nhưng chỉ sau khoảng 2 tháng cô ấy về làm dâu, gia đình tôi bắt đầu "có biến". Tất cả vì tính tiết kiệm thái quá của vợ tôi.
Bố mẹ tôi đã thuộc thế hệ ngày xưa, vốn dĩ rất tiết kiệm nhưng vẫn phải "chào thua" nàng dâu mới. Nhà 4 người ăn nhưng hàng ngày vợ tôi đi chợ chỉ khoảng 50.000 đến 70.000. Cô ấy tích nước vo gạo, rửa rau để tưới cây, bắt cả nhà xem tivi trong bóng tối để tiết kiệm tiền điện nước. Vợ tôi hay phàn nàn về chai nước mắm, lọ dầu gội đầu nhanh hết rồi kêu ca chi tiêu tốn kém đủ đường. Câu chuyện hàng ngày của cô ấy chỉ xoay quanh 1 chữ "tiền". Ai nghe cũng chán.
Bố mẹ tôi thấy vợ tôi tính toán chi li, lại phàn nàn ông bà hoang phí nên nhất quyết đòi ăn riêng. Vậy là tôi chấp nhận cảnh "1 nhà 2 bếp".
Tôi làm xây dựng, thu nhập cũng khá. Nhiều lần tôi góp ý với vợ: "Kinh tế nhà mình không quá khó khăn. Em không phải chắt chiu quá làm gì". Nhưng tôi chưa nói hết câu, vợ đã gạt đi và cho rằng tôi không biết nhìn xa trông rộng, tôi sống hôm nay không nghĩ đến ngày mai.
Thời gian trôi qua, tôi thấy vợ ngày càng "đáng sợ". Tiền bạc trong nhà vợ tôi nắm chặt, không muốn chi đến một đồng. Đám xá hiếu hỷ vợ tôi luôn tìm cách trốn, anh em họ hàng, bạn bè cô ấy cũng không thích giao du. Em gái tôi xây nhà, hỏi mượn chút tiền cô ấy cũng thẳng thừng từ chối. Vì thế, tôi dần bị cô lập với mọi người.
Nghĩ đến cách sống của vợ, tôi rất buồn. Nhiều lần vợ chồng to tiếng, tôi đã từng nghĩ đến chuyện chia tay. Nhưng rồi vì thương con nên tôi lại làm lành. Tôi tự nhủ rằng cô ấy giữ tiền cũng chỉ để lo cho tương lai con cái.
Tuy nhiên, tôi không ngờ vì đồng tiền, vợ tôi có thể bất chấp sức khỏe chồng. Tôi có cảm giác vợ quý tiền hơn cả mạng sống của tôi.
Chẳng là thời gian này tôi ít việc, thi thoảng lại nghỉ ở nhà chơi. Ngày nào tôi ở nhà là y như rằng vợ lại than vãn, kêu ca làm như tôi là kẻ ăn không ngồi rỗi. Đúng lúc vợ tôi đang lo lắng vì tôi không có việc thì tôi nhận được lời mời thầu một công trình ở vùng núi đá hiểm trở khá xa. Họ mời đến tôi vì các đội xây dựng khác đều ái ngại. Thi công ở những nơi như vậy nguy hiểm vô cùng. Hơn nữa, chỗ đó lại cách nhà tôi gần 40km. Nếu nhận lời làm công trình này tôi phải chấp nhận đi về vất vả và cắm lều ăn ngủ với công nhân. Thời gian này, sức khỏe tôi lại kém. Tôi bị bệnh thoái hóa cột sống và viêm khớp hành hạ mỗi ngày.
Trong khi tôi đã định từ chối nhận thầu thì vợ tôi lại hào hứng, vui mừng ra mặt. Cô ấy nói: "Họ trả nhiều tiền thì anh nhận đi, đắn đo gì, hiểm trở đến đâu mà anh lo? Vất vả nhưng có tiền vẫn sướng. Anh sợ gì chứ? Cứ làm đi, chết có số rồi. Nếu anh không nhận công trình này, tháng tới hết việc thì cứ xác định cả nhà ăn rau trừ bữa".
Tôi lặng người trước những suy nghĩ của vợ mình và nghĩ đến cảnh nếu tôi không có việc thì cả nhà sẽ khổ thế nào. Rõ ràng, vợ muốn tôi "bán mạng". Cô ấy chỉ nghĩ đến tiền chứ không nghĩ đến những khó khăn, nguy hiểm mà tôi đối mặt. Tôi thấy thương bố mẹ, thương con. Họ cũng giống tôi, hàng ngày đều bị vợ giày vò bằng những câu chuyện về tiền bạc.
Càng nghĩ, tôi càng thấy buồn chán về cuộc hôn nhân ngột ngạt của mình. Tôi không biết phải làm gì để vợ tôi thay đổi? Người vợ coi tiền là trên hết đã khiến tôi mất hết anh em, bạn bè. Nếu tiếp tục nghe vợ, tôi e rằng có ngày mình mất mạng cũng nên.
Theo Dân Việt
Chạy xe ôm kiếm tiền nuôi bạn gái và cái kết siêu đắng Hí hửng xách đùm thịt vịt thơm lừng đến phòng trọ của Hiền không báo trước, đang định gõ cửa phòng thì Hùng chết trân thấy Hiền đang nhấp nhổm bên trong, người thì vã mồ hôi còn bên dưới thì.... Cô, cô làm cái gì thế này? (ảnh minh họa) Là sinh viên mới ra trường nên chật vật mãi Hùng mới...