Con “đại gia” Ấn Độ chi 1 triệu USD ám sát cha
Lo sợ người cha giàu có sẽ không cho mình thừa kế và bỏ gia đình đi theo “bồ nhí”, một thanh niên tại New Delhi, Ấn Độ đã chi tới 1 triệu USD để thuê 2 sát thủ bắn chết cha mình. Thông tin vừa được cơ quan điều tra tiết lộ.
Ông Deepak Bhardwaj đã bị chính con trai thuê người giết
Deepak Bhardwaj, một “đại gia” bất động sản kiêm chủ tịch đảng Bahujan Samaj, là một trong những người giàu nhất New Delhi với khối tài sản ước tính hàng chục triệu USD. Vậy nhưng hồi tháng trước ông đã bị bắn chết bởi 2 tay súng lái xe vào biệt thự của ông ở ngoại ô thành phố.
Tuy nhiên hành vi của những kẻ này đã lọt vào camera an ninh và hung thủ bị cảnh sát bắt giữ sau đó. Trong quá trình thẩm vấn, cảnh sát phát hiện ra một âm mưu khó tin. Theo thông báo của cơ quan điều tra, con trai của ông Bhardwaj là Nitesh đã tiếp cận vị luật sư kiêm cố vấn kinh doanh của cha mình là Baljeet Sehrawat để nhờ giúp đỡ ám sát cha.
Cảnh sát khẳng định Nitesh lo sợ rằng cha sẽ gạch tên mình khỏi di chúc và ly dị với mẹ để đi theo cô nhân viên 29 tuổi, người từng là bạn gái cũ của Nitesh.
Cảnh sát cho biết, Serhawat, người hiện đã bị bắt, được cho rằng đã chấp thuận đứng ra tổ chức vụ ám sát nếu nhận được khoảng 1 triệu USD, và Nitesh cam kết sẽ tài trợ tiền cho tham vọng chính trị của ông.
Serhawat từng là người đại diện cho nạn nhân trong các vụ tranh chấp kinh doanh nhưng đã không còn bằng lòng với ông chủ do không được nhận phần hoa hồng xứng đáng trong một thương vụ mua bán đất.
Video đang HOT
Vẫn theo cảnh sát Ấn Độ, sau khi đạt được thỏa thuận với con trai ông Bhardwaj, viên luật sư đã tiếp cận Swami Pratibhanand, một tay anh chị có máu mặt người Hindu tại Haridwar để giúp tìm các sát thủ thực hiện vụ ám sát. Hiện Pratibhanand đang bị cảnh sát địa phương truy lùng.
Sự phất lên nhanh chóng của Deepak Bhardwaj khiến nhiều người tại thủ đô của Ấn Độ ngưỡng mộ nhưng cũng khiến không ít kẻ ganh ghét, thù hằn. Ông khởi nghiệp với tư cách là một nhân viên tốc ký tại văn phòng thuế kinh doanh của thành phố đồng thời làm thêm việc bán phụ tùng ô tô.
Lợi nhuận thu được từ kinh doanh được ông dùng để mua những ô đất nhỏ từ các nông dân nghèo và dần dần tích lũy được một khối tài sản lớn. Năm 2009 ông đại diện cho đảng Bahujan Samaj trong cuộc bầu cử địa phương. Khi bị đặt câu hỏi về đẳng cấp thực sự của mình, ông tuyên bố mình sở hữu hơn 90 triệu USD. Tuy nhiên nhiều người tin rằng thực sự ông phải là một tỷ phú.
“Chúng tôi đã bắt giữ 6 nghi phạm bao gồm cả con trai của nạn nhân. Anh ta đã thừa nhận vai trò của mình trong vụ giết người”, Chaya Sharma, phó trưởng cảnh sát Delhi khẳng định với tờ Telegraph.
Theo Dantri
Có chia rẽ trong nội bộ quân đội Triều Tiên?
Tờ Telegraph của Anh ngày 9/4 dẫn nguồn một cựu sỹ quan quân đội Triều Tiên cho biết, nội bộ một trong những đội quân hùng mạnh nhất thế giới này đã có sự chia rẽ lớn trong việc liệu có tuân lệnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un hay không.
Trong bài phỏng vấn với tờ Telegraph của Anh được đăng tải ngày hôm qua, trung úy Kim, 42 tuổi, người đã đào ngũ khỏi Triều Tiên, cho biết họ đã biết từ rất lâu rằng ông Kim Jong Un sẽ trở thành nhà lãnh đạo mới của đất nước, kế vị cha mình. Dù vậy trong quân đội luôn có hai phe ủng hộ và không ủng hộ nhà lãnh đạo trẻ tuổi này.
Có nhiều tin đồn về chia rẽ trong quân đội Triều Tiên
Người được cho là trung úy Kim đã đào tẩu vào cuối năm 2011, không lâu trước khi ông Kim Jong Un lên thay cha trở thành "tư lệnh tối cao" của quân đội Triều Tiên với lực lượng thường trực 1,2 triệu quân.
Sự chia rẽ trong quân đội và khát khao của nhà lãnh đạo mới khoảng 30 tuổi trong việc củng cố vị thế của mình, có thể là một nhân tố đằng sau những hành động leo thang căng thẳng hiện nay.
"Càng đi xa về phía Bắc (trong lãnh thổ Triều Tiên), càng có nhiều lời đồn đoán về sự bất đồng và chia rẽ trong việc ai đang hoặc lẽ ra sẽ là nhà lãnh đạo tốt hơn", Joseph Bermudez, một chuyên gia về quân sự Triều Tiên và là nhà phân tích tại tổ chức DigitalGlobe khẳng định.
Ông cho biết thêm rằng hồi năm ngoái đã có tin đồn về khả năng xảy ra hành động vũ lực giữa hai phe lớn về việc ai sẽ là người chỉ huy sự phục hưng của quân đội. Điều này, ông Bermudez cho biết, có thể đã đến tai ông Kim Jong-un và khiến hàng loạt vị trí tướng lĩnh hàng đầu bị xáo trộn sau đó.
Trung úy Kim, người từ chối cung cấp họ tên đầy đủ, cho biết ông đến từ huyện Uiju, tỉnh Pyongan, gần với thành phố biên giới Dandong của Trung Quốc. Suốt 2 năm qua Kim ẩn mình tại Trung Quốc và hiếm khi ra ngoài để chờ cơ hội sang Hàn Quốc.
Triều Tiên gây hấn để nhằm trấn an dư luận trong nước?
"Chúng tôi biết rằng Hàn Quốc đang trên hành trình tới sự dân chủ và họ có một cuộc sống tốt và có đủ thực phẩm. Tôi chưa từng được ăn cơm và đã khóc khi lần đầu ngửi thấy mùi cơm được nấu tại Trung Quốc này", ông Kim khẳng định.
Cuộc phỏng vấn được phóng viên Telegraph bí mật thực hiện trên một chiếc xe taxi đậu ở vùng ngoại ô hẻo lánh của thành phố Dandong, thông qua một người môi giới đang tìm cách đưa ông Kim vượt biên vào Hàn Quốc. Nếu bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ, ông Kim sẽ bị đưa về lại Triều Tiên, nơi ông có thể phải đối mặt với án tử hình hoặc tù chung thân.
"Tôi cho ông ấy thức ăn", người môi giới nói. "Trước đây ông ta rất gầy gò nhưng sau khi ở trong nhà nhiều năm, ông ấy đã ăn tốt hơn. Tôi có liên hệ với các điệp viên Hàn Quốc tại Dandong này.
Họ luôn theo dõi mối liên hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên nhưng họ cũng trả tiền để tôi đưa người Triều Tiên đến cho họ. Ông ấy có lẽ sẽ được bán trong tháng tới, nhưng từ giờ đến lúc đó Triều Tiên vẫn sẽ truy lùng ông ấy", người môi giới khẳng định nhưng từ chối cho biết tên. .
Người này tiết lộ đã đưa được từ 60 - 80 người vượt biên trong năm ngoái, nhiều người đã tìm cách thoát thân sau vụ nổi loạn hồi năm ngoái tại Manpo, một thành phố gần biên giới khác. "Cứ 10 người đào tẩu thì chỉ có 3 người thành công. Những người khác bị bắt hoặc bị bắn chết khi tìm cách bỏ trốn", người này cho biết thêm.
Về phần mình, sau 2 năm rời khỏi Triều Tiên, ông Kim không hề biết chuyện gì đứng đằng sau những căng thẳng hiện nay. "Tôi không biết vì sao họ lại đang làm những việc đó". Trước khi tôi ra đi chúng tôi từng nghe nói có sự đấu đá giữa Kim Jong-un và anh trai, người không thích Trung Quốc. Họ không có cùng mẹ nên khó hòa hợp với nhau", vị sỹ quan nói.
Nhưng ông cũng cho rằng sẽ không có chiến tranh và chính quyền hiện tại vẫn sẽ nắm quyền bất chấp những vấn đề ở nhiều khu vực trong nước. "Tình hình hiện rất tệ. Nhiều người đang chết đói. Có một số người giàu có, các chính trị gia giàu có với rất nhiều tiền. Nhưng hầu hết chẳng ai có gì. Cha và mẹ tôi đều chết vì đói còn anh trai tôi chết vì bệnh".
Ông Kim cho biết mình từng chỉ huy một công ty xây dựng chuyên khoét núi để lắp các thiết bị quân sự. "Chúng tôi từng đào công sự để chuẩn bị cho chiến tranh. Một số dự án kéo dài tới 6 năm". Khi được hỏi liệu quân đội Triều Tiên có còn mạnh, trung úy Kim trả lời không do dự: "Có chứ, rất mạnh".
Tuy nhiên người môi giới thì cười và nói rằng: "Họ được dạy rằng họ là quân đội mạnh nhất thế giới và được trang bị hiện đại nhất. Nhưng thực tế, các thiết bị họ đang dùng đã được sử dụng tại Trung Quốc từ 60 năm trước".
Theo Dantri
Lãnh đạo Triều Tiên tăng cường an ninh vì lo bị ám sát? Báo giới Hàn Quốc dẫn nguồn tin tình báo cho hay, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tăng cường lực lượng bảo vệ mình trước mối lo có thể xảy ra đảo chính quân sự hoặc bị ám sát. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong một chuyến ra đảo thị sát Thông tin được tờ Chosun Ilbo của Hàn...