Con cừu đen
Một số kẻ giàu trở nên quá sức giàu đến mức họ thấy không cần ăn trộm hay thuê những kẻ khác ăn trộm cho mình để mình được tiếp tục giàu nữa.
Ở một xứ nọ, mọi người đều là kẻ trộm. Ban đêm, mọi người đều rời nhà với chùm chìa khoá cùng chiếc đèn lồng có vải che, và đến nhà một người láng giềng để ăn trộm. Họ trở về lúc rạng đông, với nhiều của cải, và thấy nhà của chính họ đã bị mất trộm. Vì thế, mọi người vui vẻ sống với nhau, và chẳng ai thiệt thòi gì, bởi kẻ này ăn trộm của kẻ khác, kẻ khác lại ăn trộm của kẻ khác nữa, và cứ tiếp tục như thế đến khi kẻ cuối cùng ăn trộm của kẻ đầu tiên.
Việc mua bán ở xứ ấy tất nhiên là việc người mua và kẻ bán lường gạt nhau. Chính phủ là một tổ chức tội phạm chuyên ăn trộm của nhân dân, và nhân dân chỉ chăm lo ăn trộm của chính phủ. Do đó, cuộc sống rất thoải mái, chẳng có ai giàu và chẳng có ai nghèo.
Một ngày nọ, chẳng biết vì sao một người đàn ông trong sạch lại đến sống ở xứ ấy. Ban đêm, thay vì ra đi với bao tải và chiếc đèn lồng, anh ta ở nhà hút thuốc lá và đọc tiểu thuyết. Kẻ trộm đến, thấy đèn sáng, nên không vào nhà. Tình trạng này diễn ra trong một thời gian ngắn, và mọi người buộc lòng phải giải thích cho anh ta hiểu rằng ngay cả nếu anh muốn sống mà không làm việc thì cũng không có lý do gì anh lại ngăn cản những người khác làm việc. Mỗi đêm anh ở nhà nghĩa là ngày hôm sau một gia đình nào đó chẳng có cái gì để ăn.
Người đàn ông trong sạch khó lòng phản đối lý lẽ đó. Ban đêm, anh ta ra đi và sáng hôm sau anh ta về nhà giống như họ, nhưng anh ta không ăn trộm. Anh ta trong sạch, và bạn không thể làm gì khác để thay đổi bản tính ấy. Anh ta đi đến tận cây cầu và đứng nhìn nước trôi bên dưới. Khi về nhà, anh ta thấy mình đã bị mất trộm. Chưa đến một tuần lễ, người đàn ông trong sạch không còn một xu dính túi, không còn gì để ăn và căn nhà trống rỗng.
Nhưng đó chẳng phải là vấn đề, vì đó là lỗi của chính anh ta; không, vấn đề là thái độ của anh ta đã làm mọi sự đảo lộn. Bởi anh ta để những kẻ khác ăn trộm tất cả của cải của anh ta, mà anh ta lại không ăn trộm của ai cả, cho nên luôn luôn có kẻ về nhà vào lúc rạng đông và thấy nhà mình còn nguyên vẹn: đáng lẽ anh ta phải ăn trộm nhà ấy.
Rốt cuộc, sau một thời gian ngắn, những kẻ không bị mất trộm thấy mình giàu có hơn người khác và không còn muốn đi ăn trộm. Tệ hại hơn nữa, những kẻ đến nhà của người đàn ông trong sạch để ăn trộm thấy nhà luôn luôn trống rỗng, do đó họ trở thành nghèo đói.
Video đang HOT
Trong lúc ấy, những kẻ đã trở nên giàu có lại nhiễm cái thói quen của người đàn ông trong sạch là đi đến cây cầu vào mỗi đêm để nhìn nước trôi bên dưới. Điều này làm sự rối loạn càng tăng thêm, bởi nó khiến cho nhiều kẻ khác trở nên giàu có và nhiều kẻ khác trở nên nghèo đói.
Thế rồi, những kẻ giàu có nhận ra rằng nếu đêm nào họ cũng đến cầu ngắm nước chảy thì chẳng mấy chốc họ lại trở nên nghèo. Và họ nghĩ: Hãy trả lương để những đứa nghèo đi ăn trộm cho mình. Rồi họ viết hợp đồng, quy định mức lương, tính huê hồng theo phần trăm: tất nhiên họ vẫn còn là những kẻ trộm, và họ vẫn muốn lừa đảo kẻ khác. Và điều phải xảy ra là kẻ giàu càng giàu thêm và kẻ nghèo càng nghèo thêm.
Một số kẻ giàu trở nên quá sức giàu đến mức họ thấy không cần ăn trộm hay thuê những kẻ khác ăn trộm cho mình để mình được tiếp tục giàu nữa. Nhưng nếu họ thôi ăn trộm, họ sẽ trở nên nghèo, bởi những kẻ nghèo ăn trộm của họ. Vì thế, họ trả lương để những kẻ nghèo nhất trong đám nghèo canh giữ của cải của họ khỏi bị bọn nghèo lấy trộm, và qua đó họ hình thành lực lượng công an và xây dựng những nhà tù.
Chỉ trong vòng vài năm sau khi người đàn ông trong sạch xuất hiện, người ta không còn nói đến chuyện ăn trộm và mất trộm, mà nói đến chuyện kẻ giàu và người nghèo; nhưng họ vẫn còn là những kẻ trộm.
Con người trong sạch duy nhất chính là con người lúc đầu ấy, nhưng anh ta đã chết từ sớm, vì đói.
Theo Guu
Vụ bắt trói kẻ trộm bị khởi tố: Bị cáo yêu cầu hủy án sơ thẩm
Sáng nay (4/1), TAND tỉnh Bến Tre xét xử phúc thẩm lưu động vụ &'Bắt trói kẻ trộm bị khởi tố' được dư luận đặc biệt quan tâm.
Liên quan đến vụ "Bắt trói kẻ trộm bị khởi tố", báo Tuổi trẻ cho hay, khuya 21/1/2014, Nguyễn Văn Trình cùng cha đẻ là ông Nguyễn Văn Tập phát hiện Phạm Văn K. sinh năm 1999 đột nhập tiệm tạp hóa của gia đình để trộm tiền.
Sau đó, Trình cùng cha trói K. vào cây trong vườn nhà, đến 4h40 thì gọi công an đến giải quyết.
Theo kết luận điều tra của Công an huyện Chợ Lạch, sau khi cùng cha trói K. vào cây và tra hỏi nhưng K. vẫn không trả lời nên Trình đánh vào lưng và bụng K. đến khi K. khai mình là con của ai.
Đến 4g40 sáng cùng ngày, ông Lê Nguyên Luyến, Trưởng ấp Phú Bình đến và đưa K. về trụ sở ấp làm việc.
Sau đó, Trình bị khởi tố (cho tại ngoại) về tội bắt, giữ người trái pháp luật. Cơ quan điều tra cũng xác định đủ cơ sở kết luận ông Tập là đồng phạm với vai trò giúp sức cho Trình. Sau nhiều lần bị mời làm việc, đến ngày 17/8, ông Tập treo cổ chết tại nhà riêng.
Được biết, trong phiên xử sơ thẩm ngày 10/9/2015, dù khẳng định việc bắt người phạm tội quả tang là đúng, TAND huyện Chợ Lách (Bến Tre) vẫn tuyên phạt bị cáo Trình sáu tháng cải tạo không giam giữ về tội giữ người trái pháp luật nên anh Trình kháng cáo vì cho rằng mình vô tội.
Đến phiên tòa phúc thẩm TAND tỉnh Bến Tre ngày 9/12/2015 vụ việc bị hoãn lại vì HĐXX cho rằng sự vắng mặt của bị hại (có đơn xin vắng mặt) có ảnh hưởng đến nội dung kháng cáo của bị cáo nên hoãn phiên tòa để triệu tập bị hại cùng cha mẹ bị hại.
Sau đó, TAND tỉnh đã có quyết định xét xử lưu động vụ án này tại TAND huyện Chợ Lách.
Bị cáo Trình tại phiên tòa - Ảnh: báo Tuổi trẻ
Báo Pháp luật TP. HCM cho hay, trong phiên tòa sáng nay (4/1) sau phần công bố cáo trạng, HĐXX bước vào phần thẩm vấn.
Phần xét hỏi, tòa hỏi bị cáo có ý kiến với bản án sơ thẩm không, bị cáo Trình nói mình vô tội. Tòa hỏi khi gặp K. bị cáo làm gì, bị cáo nói bị cáo đè cổ K. và đánh nhẹ mấy cái rồi ôm lại, sau đó đưa K. ra ngoài quán. Sau đó, bị cáo kêu cha là ông Tập đi lấy dây dù dùng để ràng đồ để ở nhà, ông Tập là người trói hai tay K. lại, sau đó ông Tập tiếp tục trói K. vào gốc cây rồi kéo lên kéo xuống mấy cái.
"Bị cáo chỉ có hỏi K. là mày con ai, còn việc trói hai tay và trói K. vào gốc cây, kéo lên kéo xuống là cha bị cáo thực hiện chứ không phải bị cáo", bị cáo Trình nói.
Cũng theo bị cáo, khi ông Luyến trưởng ấp Phú Bình đến thì K. vẫn còn bị trói vì sợ K. bỏ chạy.
Khi ông Hải là công an đến dẫn K. về đến trụ sở ấp rồi mới cởi trói cho K. Bị cáo cũng nói thời điểm xảy ra vụ việc chỉ thấy thấp thoáng một số người đi tập thể dục chứ không nhìn rõ là ai, sau này khi làm việc với công an mới biết là ai.
Tại tòa, Trình cũng khai chỉ giữ K. khoảng 10 phút, chỉ nhớ khoảng 10 phút thôi chứ lúc đó đâu có đi lấy đồng hồ ra coi đâu mà biết chính xác mấy giờ. Lúc đó có điện số khuyến mãi cho ông Luyến 2,3 lần nhưng không được. sau đó bị cáo nhớ lại có số chính của ông Luyến nên gọi số này. Bị cáo không biết số của mấy anh công an nên không thể goi. Điện cho ông Luyến lần sau ông Luyến đến liền.
Khi được hỏi về lý do tại Sao bắt xong lại trói đánh, kéo lên cây. Bị cáo khai: Bắt trộm mà không trói nó trốn đi mất sao. Còn đánh là do K. không biết bao nhiêu tuổi nhưng lớn con, trong tiệm bị cáo có bán tạp hóa như dao kéo, lúc đó K. lại vùng vẫy, quơ tay quơ chân dữ quá nên mới khống chế K. lại. Còn việc K. bị kéo lên kéo xuống là cha bị cáo làm. Bản thân bị cáo bắt trộm quả tang nên không có tội.
Tòa sơ thẩm tuyên bị cáo tội giữ người trái pháp luật, nhưng bị cáo có lên mạng xem và thấy pháp luật hiện tại quy định bắt trộm phải giao ngay, bị cáo bắt xong chỉ trói khoảng 10 phút rồi giao ngay là đúng.
Bị cáo cũng có yêu cầu hủy án sơ thẩm, điều tra lại vì bị cáo vô tội.
HẠNH VŨ (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
8 năm tù cho kẻ trộm cướp tài sản trong làng đại học Ngày 28/12, TAND thị xã Dĩ An, Bình Dương đã mở phiên tòa xét xử lưu động đối với bị cáo Đinh Đăng Khoa (SN 1997, quê Bình Thuận) về hành vi "cướp tài sản". Theo bản cáo trạng, vào chiều 27/7/2015, Đinh Đăng Khoa mang theo 1 con dao di chuyển từ nhà trọ thuộc KP Nội Hóa 2, phường Bình An,...