Con cua đinh là con gì mà nữ tỷ phú nổi tiếng Hậu Giang làm giàu không khó
Nhiều năm qua, bà Trương Ánh Nguyệt (ấp Láng Hầm B, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) nổi tiếng với nghề nuôi cua đinh, ba ba.
Sau 15 năm gắn bó với vật nuôi này, bà Nguyệt trở thành tỉ phú và luôn sẵn sàng giúp những nông dân thích nuôi cua đinh, ba ba để cùng vươn lên làm giàu.
Trang trại nuôi cua đinh và ba ba của bà Nguyệt rộng 1,5 ha, được chia thành các khu nuôi thương phẩm, khu sinh sản cho cua đinh và ba ba, khu nuôi dưỡng con giống…
Video đang HOT
Bà Nguyệt hiện có hơn 450 con cua đinh và 700 con ba ba bố mẹ cho sinh sản quanh năm để bán con giống nhưng số lượng luôn không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Bình quân mỗi năm bà Nguyệt xuất bán ra thị trường khoảng 2.000 con cua đinh thương phẩm, khoảng 2 tấn ba ba chủ yếu cho các nhà hàng và quán ăn. Ngoài ra còn bán hàng ngàn con giống cua đinh, ba ba khắp cả nước. Ba ba từ trang trại của bà Nguyệt đã xuất khẩu 2 đợt với hơn 500 kg qua Nhật Bản.
Hiện nay phong trào nuôi cua đinh, ba ba đang phát triển mạnh ở ĐBSCL và cả miền Bắc, nên mỗi ngày có rất đông nông dân đến trang trại của bà Nguyệt tham quan học hỏi tìm mua con giống.
Những người đến trang trại đều được bà hướng dẫn tận tình, nếu mua con giống sẽ được hỗ trợ kỹ thuật chu đáo và cả hợp tác tiêu thụ cua đinh và ba ba thương phẩm.
Cựu chiến binh bán đất làm thiện nguyện
Cựu chiến binh Nguyễn Thi Thanh (64 tuổi, trú 72 Yersin, P. Phương Sài, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã dùng 1 tỷ đồng bán mảnh đất của gia đình để làm việc thiện, với mong muốn giúp ích thế hệ trẻ của Khánh Hòa cải thiện được dáng vóc, tăng cường thể lực và sức khỏe.
Ông Nguyễn Thi Thanh xem các hình ảnh học sinh Khánh Hòa tập luyện xà đơn của dự án "Chung tay vì tầm vóc.
Trở về từ chiến trường Campuchia, cựu chiến binh Nguyễn Thi Thanh phải làm nhiều việc để kiếm sống. Đến nay, cuộc sống của gia đình ông đã an ổn. Các con ông đã tự lo được cho cuộc sống của mình. Tháng 7-2019, nhận thấy chương trình "Chung tay vì tầm vóc Việt" -tặng xà đơn miễn phí cho các trường nhằm giúp cải thiện dáng vóc cho học sinh, sinh viên do Hội Ái mộ Yersin Nha Trang thực hiện, có thể bị gián đoạn do thiếu kinh phí, ông Thanh liền bàn bạc với gia đình để giúp đỡ.
Ông Thanh cho biết, Chương trình "Chung tay vì tầm vóc Việt" được cá nhân ông khởi xướng và Hội ủng hộ thực hiện từ năm 2016. Tuy nhiên,vận động các nhà hảo tâm trên địa bàn tỉnh chỉ thu được một con số rất nhỏ mà nhu cầu thực tế tại các trường học lại rất lớn. "Lúc quyết bán đất để làm từ thiện, tôi cũng được sự ủng hộ từ phía gia đình. Dù kinh tế gia đình cũng không mấy dư dả, nhưng tôi thấy việc làm của mình rất có ý nghĩa. Bởi đây không chỉ là ước mơ của tôi, của những người trong Hội mà còn là sự mong chờ từng ngày của các em học sinh có dụng cụ để vui chơi giải trí, nâng cao thể trạng", ông Thanh chia sẻ.
Dựa trên thực tế và qua nhiều lần cải tiến kỹ thuật, các bộ xà đơn đang được ông Thanh và Hội Ái mộ Yersin lắp đặt miễn phí có 3 bậc (cao thấp khác nhau) ứng với chiều cao thể trạng của học sinh, sinh viên và người dân Khánh Hòa. Được làm bằng inox, bộ xà đơn mới này có ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với bộ xà đơn (cùng 1 chiều cao) được sử dụng trước đó. Mỗi bộ xà đơn mới chiếm diện tích không lớn (khoảng vài chục mét vuông) và giá sau lắp đặt khoảng 15 triệu đồng.
Đến nay, 154 bộ xà đơn đã được lắp đặt miễn phí, trong đó có 144 bộ được lắp tại các trường học. Cụ thể, 4 trường Đại học, 3 trường Cao đẳng, một Trung tâm hướng nghiệp và nhiều trường Trung học Phổ thông và Trung học Cơ sở trên địa bàn được lắp xà đơn. Qua đó, giúp cho hơn 120 ngàn học sinh, sinh viên và hàng trăm ngàn người dân được luyện tập nâng cao thể chất.
Với sự đóng góp của ông Thanh và Hội Ái mộ Yersin Nha Trang, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa sẽ tránh được nguy cơ cong vẹo cột sống do ngồi sai tư thế học; giúp các em tiêu hao năng lượng, hạn chế béo phì... Đặc biệt, luyện tập xà đơn còn điều chỉnh được chứng cong vẹo cột sống ở học sinh, sinh viên do ngồi học sai tư thế, sử dụng bàn ghế không đạt chuẩn. Khi tập xà đơn, người tập sẽ sử dụng lực cánh tay kéo người lên, dưới tác dụng trọng lực, cơ thể được kéo căng ra, các đầu sụn, khớp xương được giải tỏa lực nén.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa đã có những đánh giá rất cao chương trình "Chung tay vì tầm vóc Việt". Tuy chưa đưa vào chương trình dạy chính thức nhưng vào giờ ra chơi, ngoại khóa ở các trường, học sinh hoàn toàn có thể dùng xà đơn để luyện tập, giúp các em co giãn gân cốt rất tốt sau nhiều giờ ngồi học. "Sở đã chỉ đạo các đơn vị, trường học phối hợp để sử dụng hiệu quả thiết bị xà đơn do Hội Ái mộ Yersin Nha Trang trao tặng", thầy Lê Đình Thuần, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa cho biết.
Ngoài lắp đặt ở trường học, Hội Ái mộ Yersin Nha Trang và ông Thanh còn lắp đặt xà đơn ở 10 điểm trong công viên, dọc bãi biển Nha Trang. Ông Thanh cũng cho biết, nhiều đơn vị liên hệ qua Hội Ái mộ Yersin Nha Trang để xin cách thức lắp đặt bộ xà đơn ở địa phương của họ. Ông hoàn toàn sẵn lòng giúp đỡ tư vấn hoặc hỗ trợ kỹ thuật, lắp đặt miễn phí. "Điều tôi muốn nhất bây giờ là bản thân vẫn còn sức khỏe và tiếp tục vận động, giúp đỡ nhiều hơn nữa những nơi cần lắp đặt xà đơn; đồng thời mong tính hiệu quả của chương trình "Chung tay vì tầm vóc Việt" sẽ được các tỉnh thành khác biết đến và nhân rộng", ông Thanh chia sẻ.
Lên liếp trồng dưa leo đẹp như tranh, hái 19 tấn trái bán hết veo Trong thời gian gần đây, không ít bà con nông xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đã khá thành công với mô hình trồng màu có giá trị kinh tế cao, trong đó bà con rất thích trồng dưa leo vì hiện nay giá bán dưa leo khá cao và ổn định. Ngoài cây lúa ra thì dưa leo cũng...