Còn con gì ác và vô cảm hơn con người?
Thi thể một em bé quấn hờ trong chiếc chăn mỏng, bỏ lại trên bờ tường, bị côn trùng bâu kín. Một cụ già bị ngã vỡ đầu chảy máu loang trên vỉa hè, xung quanh mọi người thản nhiên đứng nhìn. Nhìn ảnh mới thấy, còn con gì ác hơn con người nữa đây?
Cụ già ngã trên đường chỉ khiến người ta đứng xem mà không ai giúp đỡ
Nghề nghiệp khiến tôi được tiếp xúc với nhiều hạng người trong xã hội, giàu hay nghèo, già hay trẻ, có địa vị hay chỉ “phó thường dân”, dễ gần hay kiêu kỳ… Gặp gỡ nhiều, trò chuyện nhiều giúp tôi có được một kết luận của riêng mình: “người văn minh nhất là những người biết lánh xa báo chí, lánh xa xã hội thông tin”.
Nghe thật là phi lý và khôi hài, trong thời buổi người ta hô hào và bỏ không ít tiền của để đưa internet về vùng sâu vùng xa, để xóa bỏ hố ngăn cách nông thôn, thành thị thì có ai lại dám nói: không báo chí, không internet là “văn minh”? Nhưng đó là một thực tế đau lòng của thế giới chúng ta, ở thời điểm thế kỷ 21- vốn được tự hào là “có những bước phát triển vượt bậc về văn minh nhân loại”.
Cứ mở báo hàng ngày ra thì thấy, việc tốt thì ít mà chuyện xấu xa đồi bại thì nhiều. Nhờ internet, báo mạng, facebook… nối các điểm xa hàng vạn cây số với nhau trong một nháy mắt, thế là hàng ngày chúng ta được tiếp xúc với bao nhiêu chuyện rác rưởi ghê người từ thành phố đến thôn quê, từ trong nước đến ngoài nước.
Đơn cử hai bức ảnh có thể khiến chúng ta lạnh người khi trông vào dưới đây, nếu không “nhờ” có internet thì không đời nào độc giả được “khai nhãn”. Thi thể một em bé quấn hờ trong chiếc chăn mỏng, bỏ lại trên bờ tường, bị côn trùng bâu kín. Một cụ già bị ngã vỡ đầu chảy máu loang trên vỉa hè, xung quanh mọi người thản nhiên đứng nhìn. Nhìn ảnh mới thấy, còn con gì ác hơn con người?
Trong khi loài người truyền cho nhau xem bức ảnh một bà mẹ chó cố sức cắp từng đứa con nhỏ yếu ớt từ trong một đám cháy lên chiếc xe cứu hỏa, thì có những bà mẹ người để thi thể đứa trẻ trên bờ tường cho côn trùng bâu kín.
Trong khi chú chó Hachiko sau ngày chủ mất 9 năm vẫn hàng ngày ra ga tàu đứng đợi, cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng thì vẫn có những con người đứng khoanh tay nhìn một cụ già ngã vỡ đầu máu chảy lênh láng nằm ngay đơ trên vỉa hè, ngay dưới chân mình.
Video đang HOT
Thôi thì những chuyện ăn óc khỉ sống, giết voọc, giết loài nọ loài kia bị cho là một thú vui man dã của con người với sinh vật khác loài, nhưng với đồng loại, với bé thơ, với người già, những đối tượng dễ bị tổn thương nhất mà người ta vẫn có thể nhẫn tâm làm như thế này sao?
Đằng sau câu chuyện để mặc cụ già bị ngã vỡ đầu trên phố (một đường phố nào đó ở Trung Quốc) còn một câu chuyện dài, đó là có một phụ nữ phương Tây, không chịu nổi cảnh đau lòng đó, đã vừa khóc vừa rút tiền ra nhờ người gọi xe cứu thương đến chở cụ già đi.
Những người còn chút lương tri hẳn đã phải vô cùng xấu hổ cho giống loài của mình khi chứng kiến có những kẻ mang danh con người mà khoanh tay đứng nhìn cảnh tượng ấy.
Chúng ta không thể nói “loài người đã tiến hóa, văn minh” nếu cách đối xử giữa người với người lại dã man kinh khủng thế này. Từ một xã hội lãnh cảm, vô cảm đến xã hội của những kẻ sát nhân, khoảng cách sẽ không xa nhau hơn bề ngang một sợi tóc.
Cái ác mỗi ngày lại không còn giới hạn, cứ giở báo ra mà xem, lâu lâu lại thấy người ta trầm trồ vì một kiểu giết người theo phong cách mới, chưa trùng lặp với bất cứ vụ nào trước đây. Lâu lâu lại thấy một vụ giết người vì những lý do tẻ nhạt chưa từng thấy, vụ sau lại lập một kỷ lục mới, tẻ nhạt hơn, khiến người ta rùng mình, hoang mang, lo sợ.
Trong nhiều giấc mơ bấn loạn, tôi từng mơ mình có thể đi thật xa thật xa, lánh xa những mặt người mà bên trong là mặt quỷ. Tôi từng ước mình lạc vào một thế giới nào đó, giữa thiên nhiên hài hòa, mà ở đó con người phải tự trồng cấy lấy mà ăn, tự dệt áo lấy mà mặc, muốn có nhạc thì phải tự so lấy phím đàn, muốn nghe hát thì phải tự hát, đừng có hàng hiệu, đừng có xe hơi, đừng có những chiếc điều khiển từ xa gì hết.
Ở thế giới ấy, trẻ em sẽ đi học với bài học đầu tiên là tình yêu thuần khiết, yêu bố mẹ ông bà, yêu con chó con mèo, thương ngọn cây chiếc lá. Ở thế giới ấy, con người nói ra những từ “thương yêu”, “đùm bọc”, “chân thực”, “thủy chung”, “trọng nhân”, “trọng nghĩa”… mà không thấy ngượng ngùng.
Và trên hết, con người sẽ được một bàn tay vô hình nhấn một cái nút “F5″ vô hình nào đó trên cơ thể, để quay lại từ đầu, để học cách sống mà biết thương nhau.
Theo Phunutoday
Tạ lỗi của phạm nhân gây án mạng dịp về quê ăn Tết
"Vẫn biết con đường quay về nẻo thiện của tôi còn dài, song với quyết tâm gột sạch cái ác, hướng đến điều thiện, tôi hy vọng lúc đó xã hội sẽ tha thứ", phạm nhân Trần Văn Dương, trại giam An Phước (Bình Dương) trải lòng.
Sinh ra trong gia đình nề nếp, được cha mẹ cho ăn học đàng hoàng, nhưng Trần Văn Dương đã trượt dài vào con đường tội lỗi chỉ trong một lần về quê ăn Tết. Tương lai đã đóng sập trước mắt cậu sinh viên năm thứ hai.
Suốt hơn 2.000 đêm nằm suy nghĩ, gặm nhấm thời gian trong trại giam để trả giá cho những hành vi nông nổi của mình, Dương bảo cậu đã thấu hiểu đâu là đúng sai, thiện ác, đâu là những mất mát thiệt hơn, đâu là giá trị của sự tự do và đâu là đạo đức liêm sỉ cần có của một con người.
"Tôi biết cái giá phải trả cho hành vi tội ác của mình là hoàn toàn thích đáng. Ở đời gieo gió phải gặt bão, gây tội phải đền tội, đó là lẽ công bằng. Song mỗi khi nghĩ lại những ngày tháng đã qua, nghĩ lại quá khứ của đời mình, tôi vẫn cảm thấy thật đắng cay, xót xa", Dương tâm sự.
Theo Dương, từ một thanh niên hiền lành, được học hành tử tế, không hiểu sao cậu lại có thể gây ra tội ác tày trời như vậy, để rồi 6 năm qua Dương luôn phải sống trong tâm trạng của một kẻ tội đồ. Lẽ ra đã trở thành cử nhân kinh tế, nhưng cậu đã tự hủy hoại và đánh mất đi những năm tháng đẹp đẽ nhất của cuộc đời.
Theo phạm nhân này, ngày 21/1/2006, trong một lần trở lại trường cũ gặp lại bạn bè đang theo học ở các trường đại học cả nước về quê nghỉ Tết, Dương cùng bạn tổ chức liên hoan. Trong bữa tiệc, một người bạn tên Luân kể về việc bị một nhóm thanh niên chặn đánh, đồng thời cho biết người cầm đầu. Sẵn hơi men cùng với tính sĩ diện, lập tức cả nhóm kéo đến nhà người thanh niên ấy.
Khi gặp, tất cả nhóm lao vào đấm đá, chỉ đến khi nạn nhân tóc tai rũ rượi, quần áo tả tơi nằm sõng soài trên mặt đất nhóm này mới chịu dừng tay. "Không cần biết người thanh niên ấy sống chết thế nào, chúng tôi ra về với khí thế của kẻ vừa thắng trận, rồi thản nhiên ai về nhà nấy mà không biết mình phạm tội ác", phạm nhân bày tỏ sự hối hận. 3 ngày sau, lần lượt Dương cùng nhóm bạn bị bắt.
Dương nhớ lại, ngày đầu tiên nằm trong trại giam, cậu vô cùng hoang mang và vẫn không tin mình đã gây ra tội ác kinh khủng đến thế. Lúc nhận quyết định khởi tố và lệnh tạm giam, Dương run lên bần bật và bắt đầu lờ mờ hiểu từ đây cuộc đời mình rẽ sang một hướng khác.
Các phạm nhân trại Quyết Tiến rộn ràng gói bánh chưng ăn Tết. Ảnh: Hà Anh
Theo phạm nhân, cậu đã trải qua chuỗi ngày sống trong hoang mang sợ sệt về cái giá phải trả cho một mạng người vô tội, nhưng trong lòng còn là nỗi đau vò xé, cảm thấy tội lỗi với người thân. Suốt một năm trời sau đó, Dương chẳng bao giờ có giấc ngủ yên, từng đêm lại thức suy nghĩ đến quặn lòng. "Từ một thanh niên vui tính, tôi trở thành kẻ lầm lỳ, không thèm trò chuyện với bất cứ ai. Tôi từ chối mọi câu hỏi của can phạm cùng buồng", phạm nhân gây án mạng kể lại.
Dương bảo ngày ra tòa chịu sự phán xét của pháp luật là một ngày nặng nề, nhục nhã nhất. Ở đó, cậu ta phải đối diện với người bị hại. Với án phạt 17 năm tù giam, tương lai đóng sập trước mắt. Dương được đưa trở lại buồng giam với tinh thần bi quan tột độ và hơn một lần đã có suy nghĩ sẽ chấm hết khổ đau cho người thân và cho chính mình. Nhưng rồi trong cậu ta là sự giằng xé, đấu tranh "chẳng nhẽ lại hèn nhát và yếu đuối như vậy".
Năm 2008, Dương được chuyển đến trại giam mới với tâm trạng đầy mâu thuẫn. Theo phạm nhân này, ngoài mặt có vẻ như đã quen dần với cuộc sống nhưng trong lòng chứa đầy nỗi chán chường. Với bán án đằng đẵng, nhiều lúc Dương ngỡ như mình đã chết. Chiều chiều sau giờ lao động, cậu thường kiếm một góc khuất ngồi ngẫm nghĩ về tội ác và cái giá phải trả cho đến khi cửa buồng giam khép lại.
Nhưng rồi theo cậu, đến gần cuối năm 2008, cùng với việc học tập chính sách khoan hồng của Đảng và nhà nước đối với người phạm tội và được tận mắt chứng kiến phạm nhân có mức án cao hơn mà vẫn được hưởng chính sách đặc xá, trong Dương le lói ánh sáng phía trước con đường tăm tối.
"Có một điều gì thôi thúc tôi biết đứng dậy sau vấp ngã, phải biết trở lại là chính mình để đền bù một phần tội lỗi đã gây ra. Từ đó, tôi tự ép mình vào khuôn khổ, trong lao động tôi tự đề ra mục tiêu phấn đấu", Dương kể.
Nhưng theo Dương tất cả biểu hiện đó cũng chỉ là hoạt động bề nổi. Trong thâm tâm cậu vẫn nặng trĩu với hành vi tội lỗi, không biết rồi đây có thể tha thứ được cho chính mình. Nhiều đêm cậu mơ thấy bố mẹ chắt chiu từng đồng lo cho con ăn học, người yêu quỵ ngã khi hay tin cậu bị bắt, và cả sự tang tóc đau thương của gia đình bị hại khi họ vĩnh viễn mất đi đứa con trai duy nhất, những lúc ấy cậu cảm tưởng trái tim mình có một tảng đá treo.
"Vẫn biết con đường quay về nẻo thiện của tôi còn dài song với ý chí quyết tâm gột sạch cái ác, hướng đến điều thiện, tôi tin rằng một lúc nào đó tôi sẽ đến đích. Tôi hy vọng lúc đó mọi người, xã hội sẽ tha thứ cho tôi, đón nhận tôi như các bậc sinh thành vẫn luôn sẵn lòng tha thứ tội ác cho những đứa con biết thành tâm hối lối, ăn năn", Dương hy vọng.
Theo VNEXpress
Đôi vợ chồng chống lại 'lời nguyền chết chóc' Hai đứa trẻ sinh đôi, đứa đầu được giữ lại để nuôi còn đứa thứ hai buộc phải chôn sống; người mẹ khi sinh nở không may bị chết thì đứa con cũng phải chôn theo... Đó là hủ tục rùng rợn đã cướp đi nhiều sinh mạng trẻ em dân tộc Ma Coong (Quảng Bình). Bằng ý chí chống lại cái ác,...