Cồn Cỏ vươn tầm cùng đất nước
Không chỉ kiên cường dưới mưa bom kẻ thù trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Cồn Cỏ hôm nay đang vươn mình, dần trở thành vùng động lực phát triển du lịch trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây; là đầu mối quan trọng mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực ASEAN.
Đảo anh hùng
Từ bãi biển Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) hướng ra Biển Đông thấy một hòn đảo xanh lam nổi lên như chiến hạm trấn giữ ngoài khơi – hòn đảo ấy mang tên Cồn Cỏ. Hình dáng đảo như chiếc bát khổng lồ úp xuống mặt biển xanh mênh mông nên trông từ xa cứ tròn vành vạnh. Diện tích khoảng 4km, chu vi 8km, độ cao từ 5 – 30m so với mặt nước biển nhưng đảo có vị trí cực kỳ trọng yếu về an ninh – quốc phòng.
Khi vĩ tuyến 17 chia đôi hai miền đất nước, Cồn Cỏ trở thành vị trí tiền tiêu cho cả miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Dưới con mắt các nhà thao lược quân sự đối phương, chiếm được hòn đảo án ngữ phía Nam vịnh Bắc bộ này là có được bàn đạp cai quản cả một vùng biển rộng lớn, thâm nhập hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Nhưng rồi mọi âm mưu, thủ đoạn của quân thù đều thất bại khi đối mặt với những trận địa trên đảo mang tên các địa danh của cả nước như đồi Hải Phòng, khu Hà Nội (hàm ý quê hương của những người lính đóng tại vị trí đó) nay vẫn giữ nguyên tên gọi.
Thiêng liêng lễ chào cờ trên đảo Cồn Cỏ.
Theo thống kê, từ năm 1964 đến 1968, máy bay Mỹ ném xuống Cồn Cỏ trên 13.000 quả bom các loại, hàng vạn quả rốc-két; 172 lần tàu chiến pháo kích trên 4.000 quả đạn pháo lên đảo. Bình quân mỗi hécta đất trên đảo chịu 22,6 tấn bom đạn. Và rồi, mọi âm mưu, thủ đoạn của quân thù đều thất bại khi quân ta anh dũng chiến đấu giữ đảo, bắn rơi 48 máy bay Mỹ các loại, bắn cháy và làm chìm 17 tàu chiến… Đảo Cồn Cỏ 2 lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 3 lần Bác Hồ gửi thư khen ngợi.
Quãng thời gian sau ngày hòa bình và công việc khai hoang có thể chưa dài, nhưng đến Cồn Cỏ bây giờ thật khó tìm ra một hố bom, hố đạn để hồi tưởng về những năm tháng chiến đấu với máy bay và tàu chiến Mỹ. Những trục đường cán nhựa phẳng lỳ ẩn khuất dưới màu xanh của rừng.
Những ngôi nhà cao tầng khang trang tươi màu ngói mới. Khu trung tâm hành chính huyện đảo Cồn Cỏ nằm giữa các doanh trại quân đội quy hoạch chặt chẽ và khoa học. Đó là kết quả trong chiến lược chuyển Cồn Cỏ từ đảo quân sự thành đảo dân sự kiểu mẫu của những người con nước Việt đang ngày đêm vững vàng xây cuộc đời mới nơi “vọng gác tiền tiêu” Tổ quốc trên Biển Đông.
Ông Lê Quang Lanh, nguyên Bí thư, kiêm Chủ tịch UBND huyện đảo Cồn Cỏ, từng là cán bộ nòng cốt lần lượt xa vợ con, xa đất liền, ra Cồn Cỏ đúng ngày huyện đảo khai sinh nhớ lại. Trước năm 1959, trên đảo chưa có người. Đến năm 2000 vẫn chỉ có bộ đội đồn trú. Tháng 3/2002, có 43 đoàn viên thanh niên xung phong ra xây dựng đảo. Qua năm 2004 thì huyện đảo chính thức được thành lập theo Nghi định 74 của Chính phủ với định hướng xây dựng Cồn Cỏ thành đảo du lịch theo cơ cấu: Du lịch – dịch vụ – thủy sản – lâm nông nghiệp. Đây là cột mốc để Cồn Cỏ chuyển mình từ đảo quân sự sang đảo dân sự.
Video đang HOT
Cồn Cỏ hôm nay – màu xanh của sự sống bình yên đã phủ lấp những dấu tích chiến tranh. Hòn đảo kiên cường trong bom đạn đang chuyển mình để đảm đương sứ mệnh mới, trở thành mũi nhọn kinh tế du lịch của Quảng Trị và cả miền Trung.
Hiện Cồn Cỏ đã xây dựng được một số cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh như: hệ thống cấp nước sinh hoạt, trung tâm y tế, trường học, xây dựng cột cờ; đường vòng quanh đảo; mở rộng âu thuyền tránh bão, cầu cảng phục vụ tàu trọng tải lớn; nâng cấp kè chống xói lở; đóng tàu du lịch ra đảo… Đặc biệt, trong chiến lược phát triển kinh tế, huyện đảo Cồn Cỏ hướng tới khai thác tiềm năng về du lịch sinh thái biển.
Đảo du lịch
Cùng với lứa thanh niên đầu tiên ra Cồn Cỏ lập nghiệp, ngày 11/4/2017, UBND tỉnh Quảng Trị ký quyết định phê duyệt đưa thêm các hộ gia đình trẻ ra định cư lâu dài tại đảo Cồn Cỏ. Đồng hành cùng các hộ dân xây dựng cuộc sống mới, chính quyền địa phương đã và đang thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giúp các hộ dân phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
Theo đó, các hộ dân khi đến đảo lập nghiệp được bố trí ở 2 dãy nhà gồm các hộ liền nhau. Mỗi ngôi nhà gồm phòng khách, phòng ngủ, gian bếp và công trình phụ khép kín. Mỗi hộ dân còn được hỗ trợ lương thực bằng tiền mặt trong 18 tháng, kèm sinh hoạt phí, giống vật nuôi cùng nhiều chính sách ưu đãi khác… Ông Trương Khắc Trưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Cồn Cỏ cho biết, những hộ dân được tuyển chọn ra sinh sống và lập nghiệp ở đảo lần này đều đến từ các xã ven biển huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị nên rất thạo nghề biển. Huyện đảo định hướng cho các hộ dân phát triển nghề khai thác và đánh bắt thủy, hải sản.
Huyện đảo cũng hỗ trợ về ngư lưới cụ và tạo điều kiện cho các hộ dân vay vốn phát triển sản xuất. Cùng với đó, các cơ quan, đoàn thể, đơn vị trên đảo tổ chức nhiều hoạt động thăm hỏi, động viên, huy động cán bộ, đoàn viên thanh niên tham gia giúp người dân phát quang bụi rậm, dọn dẹp vệ sinh tuyến đường nội bộ, vận chuyển đất đá, xây khuôn viên, vườn rau, khu chăn nuôi cho các hộ gia đình.
Một góc huyện đảo Cồn Cỏ hôm nay.
Song song với việc tạo sinh kế, giúp các hộ dân mới ra đảo nhanh chóng ổn định cuộc sống, huyện đảo Cồn Cỏ cũng ưu tiên đầu tư thực hiện dự án khu resort với các hạng mục như bãi tắm, hạ tầng lưu trú, ẩm thực… Đồng thời, kêu gọi đầu tư hạ tầng du lịch, mở rộng, tôn tạo một số điểm đến, nâng cấp các dịch vụ hiện có, đào tạo nghề và nghiệp vụ dịch vụ du lịch cho người dân, triển khai các mô hình phù hợp với điều kiện của đảo.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cho biết, địa phương đã và đang kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở Cồn Cỏ để phục vụ khách du lịch trên tuyến đầu cầu Hành lang kinh tế Đông-Tây, là đầu mối quan trọng trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực ASEAN.
Đồng thời đầu tư đóng mới đội tàu du lịch để kết nối đất liền với Cồn Cỏ, chú trọng phát triển các loại hình du lịch như: Lặn biển ngắm san hô, tham quan khu rừng đặc dụng và các loài sinh vật cảnh đặc trưng. Cồn Cỏ cũng được kết nối với Cửa Việt và Cửa Tùng để tạo thành “tam giác” du lịch biển, qua đó đưa du lịch thành ngành mũi nhọn của địa phương.
Lê Dương
Theo infonet.vn
Những "Siêu anh hùng" giữ sạch biển Hạ Long
Dù mỗi ngày hứng 6 tấn rác nhưng chỉ sau 1 đêm, 4km bờ biển Bãi Cháy (Quảng Ninh), lại trở nên sạch đẹp, trắng tinh phơi mình đón nắng.
Đó là nhờ công sức của những người phụ nữ cần mẫn bất kể nắng mưa thu gom từng vỏ chai, hộp xốp, khăn ướt... đôi khi được du khách "cẩn thận" vùi sâu dưới cát.
Rác của thượng đế được mót từ trên bãi cát tới tận sát mép nước.
Gọi là "mót" rác bởi địa hình bãi cát không giống như sàn nhà, sân bê tông. Những món quà mà du khách tặng lại bãi biển có vô vàn kích thước khác nhau từ bình nước vài chục lít, thùng mì tôm cho tới những hạt hướng dương, cây tăm nhọn hoắt nhỏ li ti mà nếu không tỉ mỉ bới cát để tìm nhặt thủ công thì không thể sạch hết được
Theo ban quản lý bãi biển, có tới 500 thùng rác được trang bị dọc bãi biển, xếp trải dài theo hàng ghế nghỉ của khách và bám theo đường ven biển. Tuy nhiên, 20 công nhân vệ sinh vẫn phải làm việc liên tục để thu gom những đĩa nhựa, hộp xốp, vỏ chai nước...mà du khách "lỡ để quên" sau khi thỏa thích vui chơi trên biển.
Do sự khắc nghiệt của thời tiết nóng nực giữa hè mà đội công nhân vệ sinh chia thành 2 ca làm việc từ 6h - 10h30 sáng và từ 14h30 -18h. Chổi cào tuy là một trong những dụng cụ tuy thô sơ nhưng hỗ trợ đắc lực cho cán bộ vệ sinh trong việc "truy tìm" những loại rác bị du khách vùi dưới cát.
Trong lúc len lỏi vào những dãy ghế của khách du lịch dọn dẹp "chiến trường" không ít lần các chị nhận được những ánh mắt đôi phần phân biệt và lời nói như: "Các cô dọn thì dọn chứng đừng tranh thủ cầm nhầm đồ của chúng tôi nhé", hay "Nếu con mà không chịu học hành thì sau này chỉ đi nhặt rác như thế kia thôi"..
Rác sau khi được nhặt sẽ chuyển lên 20 chiếc xe gom để chở về điểm tập kết
Theo thống kê của anh Lương Quý Đon, Trưởng bộ phận Vệ sinh Môi trường, Phòng Cảnh quan Môi trường, Công ty TNHH Mặt Trời Hạ Long, mỗi ngày bãi biển Bãi Cháy thu gom được 6 tấn rác. Trong đó chủ yếu là rác thải nhựa.
Làm việc liên tục dưới nắng gắt nên các chị phải đeo tới 2, 3 găng tay 1 lúc. Và chỉ sau 1 vài tiếng thì mấy lớp găng đều sũng mồ hôi. Chị Trần Thị Tám công nhân vệ sinh Bãi tắm Bãi Cháy - Hạ Long đã gắn bó với bãi biển Bãi Cháy nhiều năm chia sẻ,công việc nào cũng có sự vất vả riêng. Cũng nhiều lần gặp chuyện tủi thân khi các đoàn khách gây sự vì mình nhắc nhở vứt rác đúng nơi quy định. "Nhưng cuối ngày nhìn thấy bãi biển sạch đẹp, phong quang đến ngày mai đón khách mới là chúng tôi thấy mình có thêm động lực làm việc", chị Tám chia sẻ.
Với chị Phan Thị Thuỷ- công nhân vệ sinh Bãi tắm Bãi Cháy - Hạ Long thì trong thời gian làm việc khó tránh khỏi những lúc băn khoăn vì nghề nghiệp của mình bị một số người "kì thị", coi là một nghề thấp kém. Nhưng "chỉ cần bãi tắm mỗi ngày thêm sạch đẹp, được đông đảo khách biết tới là chúng tôi thấy mồ hôi công sức được đền đáp", chị Thủy hồ hởi.
Từ khi bãi biển không một bóng người cho tới lúc bãi biển đông nghịt khách, không khi nào vắng bóng dáng những công nhân môi trường. Nếu mỗi người dân và du khách không bỏ quên "văn minh" khi đi du lịch, thì bãi biển sẽ không cần tới những biển quy địch xử phạt. Khi đó, những công nhân vệ sinh sẽ không trở thành "phu mót rác" và điểm đến của thế giới 2019 - vịnh Hạ Long sẽ không trở thành một Boracay thứ 2 của thế giới, nơi đã phải đóng cửa từ chối khác du lịch để bảo tồn di sản.
PV
Theo dulich.petrotimes.vn
Trải nghiệm thú vị trên Hòn đảo Ngọc Cát Bà, còn gọi là đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất trên tổng số 1.969 đảo trên vịnh Lan Hạ. Theo truyền thuyết địa phương thì tên Cát Bà còn được đọc tên Các Bà. Cát Bà đẹp và thơ mộng. Thị trấn Cát Bà trông ra vịnh Lan Hạ với thế "tựa Sơn, hướng Thủy" tạo nên một bức tranh thủy...