Con chó triệu phú nổi tiếng qua đời
Trouble Helmsley, nàng chó nhận được khoảng thừa kế 12 triệu USD từ chủ nhân, đã chết ở tuổi 12.
Trouble Helmsley là chó cưng của nữ tỉ phú bất động sản Leona Helmsley, người đã qua đời vào năm 2007 vì căn bệnh tim. Sau khi qua đời, Leona đã để lại khoảng thừa kế 12 triệu USD cho… cô nàng chó cưng của mình, Trouble Helmsley.
Thậm chí, Leona Helmsley còn cắt phần thừa kế của 2 người cháu để dành phần thường kế cho chó cưng của mình.
Leona và Trouble trong bức ảnh chụp năm 2003.
Với khoảng tiền được thừa kế, Trouble là chú chó giàu nhất thế giới. Sau cái chết của Leona Helmsley, chú chó Trouble được chăm sóc bởi Carl Lekic, giám đốc điều hành của hệ thống khách sạn Helmsley.
Lekic cho biết số tiền ước tính để chăm sóc cho Trouble mỗi năm là hơn 100 ngàn USD, bao gồm 8 ngàn USD cho “chăm sóc sắc đẹp”, 1,2 ngàn USD cho thức ăn và phần còn lại để trả cho vệ sĩ riêng của chú chó. Trước khi chết, Trouble Helmsly đã có ít nhất từ 20 đến 30 lần bị bắt cóc để đòi tiền chuộc.
Cuộc sống của chú chó Trouble được biết đến như một cuộc sống thượng lưu bậc nhất, khi được di chuyển trong những chuyến xe hơi sang trọng, sống trong những tòa biệt thự và đi du lịch trên chuyên cơ riêng của bà chủ Leona.
Video đang HOT
Khi còn sống, nữ tỷ phú Leona Helmsley muốn được chôn cất chú chó cưng ở cạnh mình, trong khu nghĩa địa Sleepy Hollow, khu nghĩa địa dành cho những gia đình giàu có. Tuy nhiên, ban giám đốc khu nghĩa địa này đã từ chối và cho biết vật nuôi không được chôn cất ở đây. Chú chó Trouble sẽ được mang đi hỏa táng.
Trouble Helmsley là chó cảnh thuộc giống chó Maltese, có tuổi đời trung bình từ 12-14 năm. Được biết, Trouble là món quà được tặng cho Leona Hlemsley để bà lấy lại tinh thần sau cái chết của người chồng thứ 4, Harry Helmsley vào năm 1997.
Theo Dân Trí
Bắt cóc tống tiền trở thành ngành kinh doanh béo bở toàn cầu
Đối với bọn bắt cóc con tin đòi tiền chuộc thì 2010 là năm bội thu. Từ Mexico City đến Mogadishu, từ Mosul đến Manila, những vụ bắt cóc đòi tiền chuộc đang ngày càng tăng một cách khó tin và nạn nhân là nhân viên cứu trợ, quan chức phương Tây, du khách và kể cả người địa phương.
Ở Somalia, người nước ngoài bị bắt cóc với mức độ 106 người/tháng. Cảnh sát Nigeria thì đưa ra ước tính những món tiền chuộc được trả từ năm 2006 đến 2008 đã vượt qua con số 100 triệu usd! Chỉ riêng Al-Qaeda ở Tây Phi cũng đã kiếm hàng triệu usd từ việc bắt cóc con tin.
Những gì từng là mục tiêu của quân phiến loạn hay du kích nhằm thỏa mãn đòi hỏi mang tính chính trị, hay cố để mặc cả về tù binh thì bây giờ đang trở thành một "ngành kinh doanh toàn cầu béo bở" phát triển mạnh từng ngày. Và cũng từ đó bộ máy kinh doanh khổng lồ bắt đầu xuất hiện ngày một nhiều để chống lại bọn tội phạm loại này - đó là những công ty đề nghị hợp đồng bảo hiểm cho bắt cóc và tiền chuộc, những nhà thương lượng được trả giá cao, rồi đến đội ngũ luật sư và vệ sĩ.
Cảnh sát Mexico tuần tra đường phố Acapulo sau khi xảy ra vụ 20 du khách nước ngoài mất tích cuối tháng 9/2010 được cho là bị bọn tội phạm ma túy bắt cóc.
Sau một cuộc điều tra được gợi ý bởi Anthony, một nhà báo của Reuters, từng bị bắt cóc 27 tháng trong những năm 60 thế kỷ XX ở Trung Quốc cho biết - chúng ta có được cái nhìn toàn cảnh về một trong những lĩnh vực "kinh doanh" thành công nhất của thế kỷ 21 - đó là kỹ nghệ bắt cóc con tin đòi tiền chuộc - trị giá đến 1,5 tỉ USD/năm!
"Đội ngũ nhân viên" của kỹ nghệ này có thể là đám lưu manh lang thang ở Sudan hay Tây Phi sẵn sàng bắt cóc con cái của một doanh nhân giàu có, của một công nhân dầu mỏ người Mỹ (có giá khoảng 350.000usd) để bán cho những băng nhóm bắt cóc dày dạn kinh nghiệm. Và, dĩ nhiên, "nguyên liệu thô" của kỹ nghệ tội phạm này là những người không được bảo vệ - mà bọn tội phạm gọi là "vàng biết đi".
Bắt cóc con tin thường được coi là vấn đề trầm kha ở vùng đất Nam Mỹ đầy biến động. Trước năm 2004, khu vực này chiếm 65% trong số tổng cộng các vụ bắt cóc xảy ra trên toàn thế giới. Trong năm 2009, con số này đã tụt xuống còn 37% do loại tội phạm này chuyển hướng sang Philippines, Afghanistan, Nigeria, Vịnh Guinea, Mexico, Sudan (gia tăng rõ rệt từ sau khi 13 cơ quan cứu trợ bị trục xuất khỏi quốc gia này vào tháng 3/2009), Congo, Pakistan (5 vụ xảy ra trong một tuần), tây bắc châu Phi, Iraq, Nepal, Haiti (nạn nhân là doanh nhân nước ngoài, công nhân xây dựng và nhân viên cứu trợ) và Yemen.
Giải quyết vấn đề con tin vô cùng rắc rối. Các con tin Mexico bị xem là xấu số nhất, họ có thể bị chặt mất một bàn tay nếu bọn bắt cóc nghĩ rằng cần phải ép bên trả tiền chuộc tăng mức tiền lên khoảng 1.000usd. Nếu sự thương lượng không diễn ra suôn sẻ, con tin có thể bị mất mạng. Ở Nigeria thì ngược lại, con tin hiếm khi bị gây tổn hại và bọn bắt cóc cho nạn nhân của chúng ăn uống đầy đủ. Taliban ở Afghanistan và quân phiến loạn ở Iraq, cũng như bọn tội phạm, hiện nay lợi dụng bắt cóc con tin chủ yếu để kiếm tiền. Từ năm 2004, ở Iraq ước tính 200 người nước ngoài và hàng ngàn ngoại kiều bị bắt làm con tin.
Nigeria là quốc gia đứng hàng thứ 3 trong "top 10" những điểm nóng bắt cóc con tin của Công ty An ninh AKE. Từ năm 2006, các nhóm chiến binh ở Niger Delta đã bắt cóc hơn 200 công nhân dầu mỏ nước ngoài, với 21 người nước ngoài bị bắt cóc trong năm 2010. Khi các công ty dầu khí phản ứng lại mối đe dọa bằng cách rút đi những nhân viên nước ngoài hay thuê công ty an ninh công nghệ cao bảo vệ, các nhóm chiến binh chuyển sang bắt cóc những người dân Nigeria trung lưu và con cái của họ.
Mặc dù khoản tiền chuộc không cao như con tin người nước ngoài (chưa đến 30.000usd so với 200.000USD cho con tin người nước ngoài). Như con trai của một ông chủ cửa hàng bánh kẹo ở thành phố Baghdad (Iraq) được thả sau khi gia đình trả món tiền đến 10.000USD. Hai người Đức bị bắt cóc ở Nigeria mang về cho bọn tội phạm 430.000usd; 7 triệu và 3 triệu usd tiền chuộc cho sự trở về của 2 chiếc tàu nước ngoài trong năm 2009.
Thậm chí có những vụ trở nên hết sức tồi tệ khi mà bọn bắt cóc không đủ kiên nhẫn chờ tiền chuộc. Năm 2009, một cậu bé ở Baghdad bị giết chết do gia đình không kiếm ra ngay được số tiền 100.000usd theo yêu cầu trong vòng 48 giờ. Hay vụ bà Maria Boegerl, vợ của một chủ ngân hàng Đức. Chồng bà đã phải bỏ 550.000usd trong túi rác đặt đúng nơi quy định, nhưng bọn bắt cóc không lấy được tiền và thế là xác của người vợ được tìm thấy vào vài tuần sau đó. Người ta cho rằng, có lẽ túi tiền để trong thùng rác đã bị công nhân vệ sinh lấy đi.
Một chiếc xe buýt chở du khách nước ngoài bị bắt cóc ở Manila, Philippines.
Các chính quyền thường chống đối việc trả tiền chuộc, dù họ luôn phủ nhận điều này. Chính quyền Tây Ban Nha đã bị chỉ trích kịch liệt khi bị cho là đã không nhanh chóng trả món tiền chuộc lớn cho Al-Qaeda để giải thoát 2 nhân viên cứu trợ người Tây Ban Nha bị bắt cóc ở Mauritania vào tháng 11/2010. 2 nhân viên này chỉ được thả sau khi bọn bắt cóc nhận được số tiền chuộc hơn 5 triệu usd. Năm 2006, chính quyền Pháp, Italia và Đức đã phải cắn răng trả những món tiền chuộc từ 2,5 triệu đến 10 triệu usd cho mỗi đầu người để giải thoát cho 9 con tin bị bắt cóc ở Iraq.
Hiện nay, "kỹ nghệ" bắt cóc đòi tiền chuộc cũng tạo điều kiện kiếm tiền ngon lành cho các doanh nghiệp an ninh tư nhân. Ví dụ, các công ty phương Tây - như là Chevron, Adobe, Halliburton hay Royal Dutch Shell - đề nghị hợp đồng bảo hiểm bắt cóc giá rất cao. Các công ty còn đề nghị chương trình cố vấn đối phó với nguy cơ bắt cóc, tư vấn về an ninh, cách thương lượng với bọn bắt cóc v.v... Tiền phí bảo hiểm đóng cho các công ty trên toàn thế giới tổng cộng là gần 400 triệu usd! Tiền chuộc theo yêu cầu của bọn cướp biển hoạt động ở ngoài khơi Somalia được coi là "trên trời".
Theo John Chase, nhà thương lượng con tin dày dạn kinh nghiệm, tiền chuộc thường là 1,5 triệu USD nhưng nay đã tăng gấp đôi, nhưng vẫn không dừng lại ở mức đó. Terry Waite, người Anh, từng là nạn nhân của nạn bắt cóc nói: "Có lẽ các vụ thương lượng con tin nên được trao cho một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận, nằm dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc hay Chữ thập đỏ, hơn là giao cho những công ty tư nhân hay chính quyền một quốc gia".
Theo CAND
Chặn xe máy bắt cóc trẻ đòi 6 tỷ tiền chuộc Ba tên đi trên hai xe máy bất ngờ chặn đường, dùng súng khống chế bắt cóc cháu T. và đòi gia đình trả 6 tỷ đồng để chuộc con. Tuy nhiên sau 4 ngày cháu bé đã được giải cứu và phải gần 4 năm sau kẻ chủ mưu bắt cóc tống tiền manh động này mới bị bắt giữ. Dẫn giải...