Cồn cát mới ở Mũi Cà Mau
Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đã từng xảy ra sạt lở bờ biển nghiêm trọng, đe doạ cả khu du lịch và người dân sinh sống ven biển ấp Mũi (xã ất Mũi, huyện Ngọc Hiển).
Nhưng có điều lạ, từ khi khu vực này được xây bờ kè chắn sóng kiên cố đã xuất hiện một cồn cát nhô lên khỏi mặt nước khi thuỷ triều xuống, rộng bằng sân bóng đá, chạy dài hàng ki-lô-mét.
Khi thuỷ triều lên, toàn khu vực Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau mênh mông sóng nước…
Theo Trưởng ban Quản lý Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau Tạ Huỳnh Vĩnh Trường, những năm gần đây, khu vực Mũi thường có gió mạnh xuất hiện, cùng với đó là lượng cát khổng lồ được bồi đắp làm cho cả khu vực Mũi Cà Mau cạn dần và hình thành nên một bãi cát đen, mịn, lẫn với phù sa. Bãi cát nằm cách khu vực Mũi hơn 100 m, hướng ra đảo Hòn Khoai, trông rất đẹp.
Video đang HOT
Nô đùa với cát, với sóng biển, kỷ niệm khó quên khi đến với bãi cát Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau.
Cồn cát ấp Mũi là nơi sinh cư của nhiều loài động vật nhỏ như lớp bò sát, gặm nhấm, côn trùng; là vùng đệm an toàn giữa biển, ven bờ, có chức năng sinh thái không gì thay thế được. “Từ khi cồn cát được hình thành, có nhiều người dân bản địa cùng du khách đến tham quan, trải nghiệm, chiêm ngưỡng vẻ đẹp mà đại dương đã ưu ái ban tặng cho ất Mũi”, ông Trường cho biết thêm.
Trên bãi cát mịn màng ôm lấy mũi đất Cà Mau, thiên nhiên đã vẽ lên những hoạ tiết trên cát thành một bức tranh sống động, hấp dẫn.
Là người đã từng đưa khách ra tham quan khu cồn cát, ông Nguyễn Hoàng Hôn (Khu du lịch sinh thái Hoàng Hôn) thông tin: “Những ngày con nước kém, thuỷ triều rút đi, để lại khu vực Mũi một bãi cát rộng mênh mông. Vào dịp lễ, ngày cuối tuần, có rất nhiều người dân ra bãi cát đón bình minh và nhìn hoàng hôn buông xuống. Mọi người cùng vui đùa cắm trại, tổ chức đá banh, bắt nghêu, cua, ốc móng tay… chế biến và thưởng thức tại chỗ, rất hấp dẫn”.
Cồn cát ven bờ Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau là tài nguyên vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc. ây cũng là điểm tham quan hấp dẫn, đầy tiềm năng mà các nhà khai thác du lịch ất Mũi đang hướng đến.
Những cánh chim ất Mũi
Dòng Mê Kông mang phù sa trôi về hạ nguồn ra biển, theo dòng hải lưu giữa ông và Tây (biển ông và Vịnh Thái Lan) đã tạo nên vùng đất ngập ven biển Mũi Cà Mau với hệ sinh thái cây mắm đi trước giữ bãi gây bồi, cây đước theo sau giữ đất gây rừng.
Hệ sinh thái theo diễn thế tự nhiên ngập nước ven biển, mang tính đặc trưng, được bảo tồn, phát triển liên tục. Giá trị đã được ghi nhận, khi lập nên Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau (năm 2003), Khu Dự trữ sinh quyển thế giới (năm 2009), Khu Ramsar thứ 2.088 thế giới, thứ 5 của Việt Nam, thứ 2 của BSCL (năm 2013), đã cho thấy ất Mũi thật sự mang trong mình nhiều tiềm năng vô giá.
Với diện tích rộng lớn lên trên 41.800 ha và luôn mở thêm phần đất liền do quá trình bồi lắng phù sa, làm cho hệ sinh thái vùng đất thuộc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau càng thêm đa dạng và phong phú, phát triển. Trong đó, có nhiều loài chim quý hiếm di trú theo mùa, hay sinh trưởng và phát triển tại chỗ, nhiều nhất là loài cò trắng và nhạn biển.
Giữa màu xanh của rừng ngút ngàn, những cánh chim trắng dệt đường nét tươi vui, tạo nên khung cảnh bình yên, trù phú, ấm no của vùng ất Mũi.
Nhạn biển là loài chim chiếm số lượng khá đông tại vùng bãi bồi ven biển ở xứ rừng nguyên sinh ất Mũi.
Chim bói cá bên lá đước.
Cò trắng tìm thức ăn dưới chân rừng nguyên sinh với hệ sinh thái ngập nước ven biển, đặc trưng là cây đước, cây mắm
Những chuyến đi xuyên rừng là hoạt động trải nghiệm khám phá đầy lý thú, tìm hiểu hệ sinh thái tự nhiên của ất Mũi.
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau - Nơi lý tưởng để ngắm mặt trời mọc và lặn Với vẻ đẹp hoang sơ, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc thiêng liêng mà bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng mong ước một lần được đến. (Ảnh sưu tầm) Nằm trên địa bàn các xã Đất Mũi, Viên An, Đất Mới và Lâm Hải, cách thành phố Cà Mau khoảng 100km và...