“Con cáo nhỏ cô đơn” trong Đông Cung rốt cuộc là Tiểu Phong hay Lý Thừa Ngân đây?
Trong nguyên tác “Đông Cung”, bài hát “Con cáo nhỏ” đóng vai trò rất quan trọng. Theo nguyên tác, hình tượng con cáo nhỏ gắn với Tiểu Phong, nhưng sau khi phim phát sóng lại rẽ ra hai luồng ý kiến tranh cãi. Rốt cuộc, Tiểu Phong và Lý Thừa Ngân, ai mới là “con cáo nhỏ”?
“Có con cáo nhỏ ngồi trên cồn cát, ngồi trên cồn cát, ngắm nhìn ánh trăng.
Ô thì ra không phải nó đang ngắm trăng, mà đang đợi cô nương chăn cừu trở về…
Có con cáo nhỏ ngồi trên cồn cát, ngồi trên cồn cát, sưởi nắng.
Ô thì ra không phải nó đang sưởi nắng, mà đang đợi cô nương cưỡi ngựa đi qua…”
Đây là phần lời bài hát “Con cáo nhỏ”, khúc hát dân gian Tiểu Phong ( Bành Tiểu Nhiễm) từng hát cho Cố Tiểu Ngũ ( Trần Tinh Húc) nghe, khúc hát xuất hiện đi xuất hiện lại xuyên suốt thời lượng tiểu thuyết Đông Cung, đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn mạch cảm xúc của truyện. Sau khi Đông Cung được chuyển thể thành phim, ca khúc đẹp mà buồn này cũng chính thức được phổ nhạc và làm xao xuyến nhiều khán giả. Cũng từ đây, tranh luận bắt đầu nổi lên: “Con cáo nhỏ” cô đơn trong ca khúc, rốt cuộc là Tiểu Phong hay Lý Thừa Ngân?
Diệp Lý – “Con Cáo Nhỏ”
Người hâm mộ nguyên tác: “Con cáo nhỏ đương nhiên là Tiểu Phong.”
“Con cáo nhỏ” xuất phát là một khúc dân ca thảo nguyên, là bài hát Tiểu Phong đặc biệt yêu thích và hay liên tưởng đến. Còn nhớ có chi tiết Cố Tiểu Ngũ lần đầu bảo Tiểu phong hát cho hắn nghe, nàng đã hát bài này; rồi về sau cũng nam nhân ấy nhưng nay sống với thân phận Lý Thừa Ngân bảo nàng hát, nàng hát lại đúng mỗi ca khúc ấy và bị hắn chê hát chán. Cũng ca khúc này, trong nguyên tác Tiểu phong đã hát cho Cố Kiếm (Ngụy Thiên Tường) nghe trong những giây phút cuối cùng. Nên có thể nói, ca khúc này gắn liền với Tiểu Phong, với xuất thân và cuộc đời của nàng.
“Con cáo nhỏ ngồi trên cồn cát” trong nguyên tác gợi đến Tiểu Phong, công chúa mệnh khổ luôn phải đợi chờ.
Dù có nhiều chuyện đã qua, nhiều chi tiết nhập nhằng, nhưng người hâm mộ nguyên tác Đông Cung vẫn nhớ khi Tiểu Phong tự vẫn, cuốn truyện kết thúc bằng những câu thật buồn: “Tôi khẽ mỉm cười, trút hơi thở cuối cùng. Trên mảnh đất hoang vu, dường như có ai đang hát bài ca nọ… Thì ra con cáo nhỏ ấy đã không đợi được người con gái nó mong hoài bấy lâu.” Thế nên, con cáo nhỏ cô đơn, đợi mãi chẳng đợi được cô nương chăn cừu trở về, đợi mãi chẳng đợi được cô nương cưỡi ngựa đi qua, trong lòng độc giả là hình ảnh Tiểu Phong cứ mãi đợi một Cố Tiểu Ngũ thiện lương đã mãi mãi không thể trở về. Cố Tiểu Ngũ cho nàng những hạnh phúc đầu đời ở Tây Châu đã chết, chỉ còn lại thái tử Lý Thừa Ngân khiến nàng tổn thương quá nhiều, nên lòng nàng cứ hoài mãi ngóng trông bóng hình của những kí ức cũ.
Những đau khổ của Tiểu Phong trong “Đông Cung” đến mức nhảy sông
Hội cuồng phim: “Con cáo nhỏ rõ ràng là Lý Thừa Ngân.”
Với một bộ phận khán giả khác, chỉ xem phim nhưng chưa đọc nguyên tác Đông Cung, hoặc đơn giản là cảm thấy phim cố tình gợi liên tưởng theo chiều hướng khác truyện, lại khăng khăng cho rằng con cáo nhỏ hàm chỉ nam chính Lý Thừa Ngân chứ chẳng phải Tiểu Phong. Lý Thừa Ngân là một người mưu mô, thâm kế, rất phù hợp với hình ảnh thường thấy của loài cáo ranh ma, đến nỗi rất nhiều hội khán giả theo dõi Đông Cung đã đặt hẳn biệt danh cho nam chính và nữ chính là “Cáo” và “Gió”. Nhiều khán giả cho rằng Lý Thừa Ngân là con cáo lạnh lùng cô đơn, đợi chờ cô nương chăn cừu – tức Tiểu Phong – đi qua để sưởi ấm trái tim lạnh giá.
Với hội cuồng phim, Lý Thừa Ngân đại diện loài cáo lạnh lùng chờ tìm được người sưởi ẩm trái tim.
Một cách nghĩ khác cũng khá được lòng các mọt phim Đông Cung chính là hình ảnh con cáo nhỏ trong bài hát là Lý Thừa Ngân sau khi mất đi Tiểu Phong, ngày ngày cô quạnh ngắm trăng chờ đợi. Con cáo là Lý Thừa Ngân cứ hy vọng Tiểu Phong nàng chỉ là trở về Tây Châu rồi sẽ trở lại, nên nó cứ đợi mãi, đợi mãi vẫn chẳng đợi được người con gái đã mãi mãi chẳng còn trên thế gian này nữa mà ôm niềm hối tiếc một đời.
Kết cục cuối cùng Lý Thừa Ngân vẫn chỉ là một con cáo lạnh lùng cô độc.
Nhưng phải chăng, cả Lý Thừa Ngân và Tiểu Phong đều là “con cáo nhỏ”?
Phải nói rằng, nếu là người hâm mộ trung thành của nguyên tác Đông Cung, bạn sẽ rất dễ gắn mình với suy nghĩ rằng con cáo nhỏ trong bài hát đích thực chỉ có thể là Tiểu Phong. Nhưng khi chuyển thể thành phim, biên kịch đã thêm vào khá nhiều phân cảnh chú ý liên hệ hình ảnh con cáo với Lý Thừa Ngân, đơn cử như cảnh Tiểu Phong mơ thấy một con cáo bị mắc kẹt dưới hố rồi sau đó là Lý Thừa Ngân gặp nạn, cũng như cách xây dựng cá tính của nhân vật này.
Vậy thì tại sao ta không nghĩ rằng, đây chính là dụng ý của biên kịch và cả tác giả, rằng thực ra đối với bản phim Đông Cung, cả Tiểu Phong lẫn Lý Thừa Ngân đều là con cáo nhỏ?! Nguyên tác kể theo ngôi thứ nhất nên không thể lột tả hết tâm lý nhân vật Lý Thừa Ngân nên bản phim đã “tốt bụng” khắc họa rõ hơn cho khán giả thấy nam chính cũng là một con cáo cô đơn. Cả hai người đều phải chờ đợi lẫn nhau, chỉ là chẳng gặp được nhau đúng lúc. Chính là nàng thì chờ một người không thể quay đầu, còn hắn thì đợi được nàng đến sưởi ấm trái tim loài cáo nhưng rồi lại hoàn cô đơn khi nàng mãi mãi đi mất.
Tạm kết
“Con cáo nhỏ”, bài hát đặc biệt tương thích với mạch phim Đông Cung, đã làm tốt vai trò của mình trong việc khiến khán giả phải đặt mình vào nhân vật để cảm nhận, phải đào sâu hiểu kĩ để nắm bắt những ý nghĩa bộ phim muốn truyền tải. Việc phổ nhạc “Con cáo nhỏ” và liên tưởng hình tượng đến cả hai nhân vật trên phim, hẳn là một trong những bước đi đúng đắn nhất của nhà sản xuất Đông Cung.
Đông Cung hiện lên sóng từ thứ hai đến thứ năm mỗi ngày hai tập trên trang mạng Youku.
Theo trí thức trẻ
Chữ "tình" trong Đông Cung: Vì cớ gì mà từ đẹp đẽ hóa bi thương?
Tình cảm trong Đông Cung đều rất đẹp đẽ, nhưng rồi đến cùng cũng đều nhuốm màu bi thương đều bởi những nguyên cớ sau.
Ai cũng biết nguyên tác Đông Cung được xếp vào hành kinh điển của dòng ngôn tình ngược luyến tàn tâm. Tiếp nối "truyền thống" đó, phim Đông Cung cũng quyết tâm không khiến khán giả phải thất vọng về độ ngược của mình, kết quả là chuyện phim nhiều lúc còn đau khổ hơn cả nguyên tác. Một trong những điểm tiên quyết làm nên một bản phim ngược tâm, chính là xây dựng thêm nhiều chi tiết quá đẹp, khắc họa chữ tình quá đẹp đẽ để rồi cuối cùng chữ "tình" ấy từ đẹp đẽ trở nên tột cùng bi thương đều bởi bốn điều ngăn trở: Quyền Lực, Hận Thù, Đại Cục, và Chấp Niệm.
1. Quyền Lực
Đan cài cùng tuyến tình cảm, tuyến nội dung quyền đấu đóng vai trò rất quan trọng trong mạch phim Đông Cung. Những cuộc mưu tranh ám đấu này cho ta thấy "quyền lực" đã làm vấy bẩn những tình cảm đẹp đẽ như thế nào. Sinh trong gia đình đế vương, ai chưa từng một lần nhòm ngó ngôi vị cửu ngũ chí tôn?! Có những kẻ, như Lý Thừa Nghiệp (Vương Truyền Nhất) của Đông Cung, còn nhẫn tâm hãm hại chính huynh đệ mình để chiếm ngôi thái tử.
Lý Thừa Nghiệp, vì ngôi vị thái tử sẵn sàng hãm hại huynh đệ.
Còn phát động binh biến giành ngôi khi tội lỗi bị vạch trần.
"Thật ra, trước khi đến Tây Châu, ngôi vị thái tử đối với ta không quan trọng đến thế." - chính Lý Thừa Ngân (Trần Tinh Húc) đã thừa nhận như thế. Nhưng sau khi đến Tây Châu thì sao? Phát hiện mẫu thân ruột của mình bị ám hại, nhìn thấy huynh trưởng bị ám toán, Lý Thừa Ngân hắn từ kẻ không tham quyền lực có lẽ đã nghiệm ra, không có quyền lực hắn chẳng là gì. Hắn không thể chỉ đứng ngoài cuộc mà trông đợi bản thân không bị ảnh hưởng. Hắn biết hắn cần quyền lực để đạt được những mục đích của mình. "Quyền lực", đã làm rạn nứt tình huynh đệ, tình phụ tử và góp phần đẩy Lý Thừa Ngân vào thế phải tiêu diệt Đan Si.
2. Hận Thù
"Hận thù", đây hẳn là nguyên nhân rõ ràng và phổ biến nhất chia rẽ nhiều mối tình đẹp trong hầu hết những bộ phim Hoa ngữ. Với Đông Cung cũng không phải ngoại lệ. Lý Thừa Ngân, hắn ban đầu vốn chẳng phải kẻ có thể nhẫn tâm bày kế hại người, nhưng đáng tiếc, kể từ lúc hắn biết được người nuôi dưỡng mình bấy lâu hóa ra lại là kẻ hại chết mẫu thân ruột thịt của mình, chuyện chừng như đã không thể vãn hồi. Hận thù góp phần thúc đẩy hắn hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt Đan Si, củng cố quyền lực nhằm đối phó với Hoàng hậu. Trên hành trình trả thù đó, số người bị hắn làm tổn thương nhiều không kể, mà đau đớn thay, Tiểu Phong (Bành Tiểu Nhiễm) lại nằm trong số bị thương tổn nhiều nhất.
Lý Thừa Ngân kể từ lúc biết chân tướng cái chết của mẫu thân đã trở toan tính hơn.
Hắn thậm chí tổn thương người mình yêu nghiêm trọng khi xuống tay hạ sát ngoại tộc nàng.
Còn Tiểu Phong thì sao? Nàng có hận Lý Thừa Ngân không? Tin rằng là có. Sao có thể không hận kẻ đã dẫn binh tiêu diệt ngoại tộc mình, tay vấy nhiều máu tươi như vậy?! Chỉ là, kiểu hận của Tiểu Phong, ngoài theo bảo năng, còn có một loại cảm giác trách nhiệm. "Mình cần phải hận hắn", có lẽ nàng mang một suy nghĩ như thế. Kiểu hận lưng chừng của Tiểu Phong, dù không mãnh liệt, vẫn áp thêm một hàng rào lí trí khiến nàng không dễ dàng mà chấp nhận Lý Thừa Ngân cho được.
Người dẫn binh tiêu diệt Đan Si là Lý Thừa Ngân, có thể thật sự không hận ư?
3. Đại Cục
Đông Cung nói riêng và những bộ phim đề cập đến hoàng triều nói chung, đều đặt ra vấn đề về việc nhân vật bị giằng xé giữa lợi ích chung, tức "đại cục", và mong muốn cá nhân. Ở Tây Châu, Cố Tiểu Ngũ dẫn binh tiêu diệt Đan Si dù biết mình làm vậy chính là tổn thương Tiểu Phong đến cùng cực. Nhưng lúc đó, hắn không còn đơn giản là một Cố Tiểu Ngũ, hắn là chỉ huy toàn quân Lễ triều, vì lợi ích của Lễ triều, hắn không thể không bỏ qua lòng áy náy cá nhân.
Khoác lên bộ giáp này, hắn đã không còn là Cố Tiểu Ngũ, chỉ còn Lý Thừa Ngân.
Về sau này cũng vậy, khi Tiểu Phong phát hiện Lý Thừa Ngân đã dẫn binh tiêu diệt ngoại tộc mình, nàng đòi từ hôn, nhưng Lý Thừa Ngân nói: "Nàng nghĩ trên hôn ước chỉ viết tên ta và nàng sao?! Không phải! Là viết Lễ triều và Tây Châu." Chỉ một câu nói của Lý Thừa Ngân đã đủ khái quát bản chất mọi sự. Tiểu Phong vì hai chữ "đại cục", vì lợi ích lớn lao hơn cho nhiều người, không thể từ chối thành hôn với kẻ đã góp phần hại chết người thân của mình. Giả như Tiểu Phong có thể bỏ ngoài tai hai chữ "đai cục" mà cương quyết chạy trốn, có phải chăng hàng loạt chuyện thương tâm về sau sẽ không xảy ra?! Chỉ đáng tiếc, Lý Thừa Ngân và Tiểu Phong thân sinh trong nhà đế vương, vốn dĩ đâu có cơ hội chọn lựa.
Đại hôn xa hoa nhưng không có nổi nụ cười, chẳng bằng bái đường giản dị ở thảo nguyên xưa.
Không chỉ tình yêu, hai chữ "đại cục" này còn chia rẽ nhiều loại tình cảm khác trong Đông Cung. Hãy nhìn hoàng đế Lễ triều, trước là quân vương sau mới là phụ thân, chính cách đối xử lạnh lùng và thiên vị của người đã gián tiếp đẩy các hoàng tử vào con đường tranh đoạt. Còn Sài Mục (Thiệu Phong), cũng là một người cha, nhưng vì hai chữ "đại nghĩa" mà bỏ rơi thê tử nữ nhi, góp phần đẩy Minh Nguyệt lưu lạc đến chốn thanh lâu.
"Trước là hoàng đế, sau là phụ thân. Trước là thần tử, sau là nhi tử."
Nội chiến trong gia đình đế vương, chính là như một bàn cờ tinh vi.
Rồi cả những Cố Kiếm, A Độ, cũng đều vì hai chữ "đại cục" này mà đành nén xuống những điều không thể nói. Hai chữ này còn có sức mạnh đoạt đi mạng người, đơn cử như chuyện đương kim hoàng đế đích thân trừ khử cung nữ Thuyền nhi vì không muốn chuyện xấu trong hoàng tộc bị phanh phui. Đứng trước hai chữ "đại cục", một công chúa như Tiểu Phong cũng chỉ như cống phẩm hòa thân, vậy thì sinh mạng của một cung nữ thấp cổ bé họng có đáng là gì?!
Vì "đại cục", mạng một cung nữ có đáng là gì?!
4. Chấp Niệm
Nguyên nhân đau đớn hơn cả khiến chữ tình trong Đông Cung nhuốm màu đau thương nằm ở hai chữ "Chấp niệm". Nếu Lý Thừa Ngân không yêu Tiểu Phong đến vậy, hắn đã có thể buông tay cho nàng đi, hắn đã có thể chỉ ôm chút ân hận rồi thoải mái làm một hoàng đế cao cao tại thượng sau khi nàng mất, hắn sẽ không cần đau khổ đợi chờ trong vô vọng với suy nghĩ Tiểu Phong chỉ đơn giản là đã quay về Tây Châu mà thôi. Còn cả Tiểu Phong, giá như nàng không quá yêu Cố Tiểu Ngũ thì đã không cần phải thất vọng tột cùng, hay giá như nàng có thể hận Lý Thừa Ngân nhiều hơn để một đao đâm chết hắn mà kết thúc mọi chuyện thì tốt quá. Nhưng chúng ta đều biết Tiểu Phong nàng không làm được. Còn nhớ vị sư ở Vạn Phật Tự đã nói: "Có duyên ba kiếp, nhưng tuyệt không thể cưỡng cầu." Hai người, một người không chịu buông tay, một người đã quá mỏi mệt, đến cùng vẫn là không giữ nổi nhau.
Nếu không vì chấp niệm với Tiểu Phong, Lý Thừa Ngân đã có thể toan tính mà không đau khổ.
Nếu có thể không yêu Lý Thừa Ngân, Tiểu Phong đã không phải hết lần này đến lần khác tổn thương.
Không chỉ hai nhân vật chính đau khổ vì "chấp niệm", mà dường như tình cảm nào trong Đông Cung cũng vì hai chữ này mà dần hóa bi thương. Nếu Cố Kiếm (Ngụy Thiên Tường) không ôm chấp niệm với Tiểu Phong, hắn đã chẳng cần sống một kiếp âm thầm bên nàng đến đáng thương như vậy. Nếu Sắt Sắt (Hạ Oa) không ôm mộng chiếm được tình cảm chân thật của Lý Thừa Ngân mà sống một đời vinh hoa an nhàn, nàng đã chẳng cần ganh ghét với Tiểu Phong để rồi đến cùng vẫn là chẳng giành được thứ không thuộc về mình.
Nếu không vì Tiểu Phong, Cố Kiếm sẽ không có kết cục bi thảm thế này.
Và cả Sắt Sắt, nếu không ôm mộng, đã chẳng phải sống trong ganh ghét khổ sở.
Tạm kết
Đông Cung đã thành công viết nên những tình cảm rất đẹp và khiến người ta phải chạnh lòng khi nhìn những mối quan hệ lẽ ra phải tốt đẹp lại dần dần nhuốm màu đau khổ chỉ vì quá nhiều ngăn trở. Thông qua tất cả những điều đó, bộ phim cũng mang đến cho khán giả nhiều cảm xúc và chiêm nghiệm mới về chữ "tình" ở đời.
Đông Cung hiện đang chuẩn bị vào giai đoạn cuối và lên sóng từ thứ hai đến thứ năm mỗi ngày 2 tập trên trang Youku.
Theo trí thức trẻ
Cùng biết tin Tự Nương mang thai, nhưng nhìn biểu cảm của Tiểu Phong và Triệu Sắt Sắt trong 'Đông cung' sẽ hiểu ai yêu Lý Thừa Ngân hơn cả "Đông cung" do Trần Tinh Húc và Bành Tiểu Nhiễm đóng chính mỗi lần update tình tiết mới lại một lần lên hotsearch. Khán giả "Đông cung" đều biết rằng những tập phim gần đây Lý Thừa Ngân và Tiểu Phong thêm khá nhiều "đường", cho dù là khi cãi nhau cũng vô cùng ngọt ngào. Trong những tập mới nhất của Đông...