Con cái – bản sao của bố mẹ
Cha mẹ là tấm gương phản chiếu của con cái, chính vì vậy bất cứ hành động, hành vi lời nói nào cũng cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển tính cách của trẻ.
Muốn một đứa trẻ luôn độc lập tự tin khi trưởng thành, luôn vui vẻ và có đủ kỹ năng sống để bước ra thế giới rộng lớn ngoài kia. Cha mẹ cần là tấm gương để trẻ học theo và cũng là người thầy/người cô dạy trẻ có những bước đi vững chãi đầu đời.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Một đứa trẻ sống trong gia đình cha mẹ luôn cáu gắt khi nói chuyện với nhau, thờ ơ không quan tâm đến những thành viên khác trong gia đình, không chăm lo tốt cho ông bà nội ngoại hai bên,… liệu rằng đứa trẻ ấy lớn lên sẽ biết yêu thương người khác? Sẽ biết cách làm người khác vui vẻ? Nếu sống trong một gia đình như vậy mà khi trưởng thành, chúng biết yêu thương và quan tâm người khác, thì chúng sẽ nghĩ gì về cha mẹ?
Khi còn nhỏ, nhà nghèo, chỉ khi nào đến những ngày lễ, Tết lớn anh em chúng tôi mới được ăn thịt gà. Nhà 5 người, thịt con gà chưa đến hai cân mà phải chặt mang biếu ông bà nội ngoại hai bên, mỗi bên một cái đùi, tính ra là hết nửa con gà rồi. Phần còn lại thì cả nhà 5 người ăn, nhớ có lần vì ăn xong vẫn còn thèm, tôi liền than “nhà mình không mang cho ông bà thì đã có thêm thịt gà để ăn”.
Nói xong tôi bị mắng cho một trận, bố bảo rằng “cả năm nhà không có gì cho ông bà, chỉ có những lúc như này thì mới có biếu ông bà, vì ngày xưa ông bà đã nuôi bố mẹ vất vả, rồi vất vả chăm sóc mấy đứa nữa, nhà mình không giàu có nhưng có gì ngon cũng phải nghĩ đến ông bà trước”. Lúc ấy còn nhỏ, tôi không hiểu nhiều lắm, chỉ là mặc định rằng có gì ăn ngon sẽ phải nghĩ đến ông bà đầu tiên.
Trong xóm có một nhà rất nghèo, nghèo hơn cả nhà tôi. Thi thoảng đứa con nhà ấy lại mang nồi sang nhà tôi vay gạo, có những khi trong thùng chỉ còn vài bát gạo mẹ tôi cũng đong cho vay. Nói là cho vay nhưng mẹ tôi không bao giờ đòi. Có những vụ được mùa, mẹ lại gọi cô nhà ấy qua lấy thóc về ăn tạm.
Video đang HOT
Tôi cằn nhằn “nhà đấy vay gạo nhà mình có trả đâu, sao mẹ cứ cho vay mãi?”. Mẹ bảo “nhà mình không giàu nhưng cũng đủ ăn, nhà cô chú ấy bệnh tật nên không làm được nhiều, mình giúp được gì thì giúp”. Từ đó tôi hay giữ sách cẩn thận để học xong lại mang qua cho đứa con nhà cô chú học sau tôi một lớp.
Đến giờ, khi tất cả anh em chúng tôi đều có gia đình của riêng mình, nhưng hễ làm bất cứ việc gì chúng tôi đều nghĩ đến cha mẹ đầu tiên, những thứ tốt đẹp nhất, vui vẻ nhất chúng tôi đều dành cho bố mẹ trước. Chúng tôi chưa làm được gì nhiều, nhưng mỗi năm Tết về, chúng tôi lại đóng góp một khoản quỹ để tặng quà cho những hộ gia đình khó khăn ở quê. Mọi người đều nói, chúng tôi rất giống bố mẹ!
Theo kinhtedothi.vn
Cà phê chủ nhật: Tình yêu đến khi 60 xuân
Mỗi lần nghĩ đến câu chuyện của chị Tiến, người chị họ mà tôi luôn có dịp gần gũi, là tôi lại không thể nào buồn được.
Tôi cứ nghĩ, cuộc đời này vẫn còn những điều sao mà kỳ diệu đến thế. Bất kể lúc nào, ta cũng có thể yêu thương, có thể sống vui vẻ và tràn đầy hy vọng.
Chị Tiến từng có một cuộc hôn nhân thất bại. Đứa con gái độc nhất của chị thật tinh quái, luôn dùng thất bại đó của mẹ làm cái cớ để trục lợi cho bản thân. Nó luôn tấn công, đe dọa, làm chị sợ hãi, và khi chị sợ hãi, chị sẽ chiều theo bất cứ ý muốn nào của con. Nỗi thất bại cùng nỗi sợ con gái hư hỏng, hoặc tự tử, đã hành hạ chị suốt hai thập kỷ qua.
Cho đến khi chị về nghỉ hưu, đứa con gái cũng đã lớn và có người yêu. Nó chuyển mục tiêu tấn công sang anh chàng người yêu kia nên bớt tấn công mẹ. Chị Tiến được thảnh thơi hơn. Chị bắt đầu chăm sóc bản thân, tự yêu lấy mình, chiều chuộng bản thân và để ý từng chút đến cảm xúc của chính mình.
Chị luôn tha thứ cho những lỗi lầm của mình, thậm chí còn lấy đó làm trò đùa tếu. Chị thay đổi hẳn, trở nên dễ tính, dễ thương, và nhất là nụ cười luôn nở trên môi. Chị có thể thoải mái chia sẻ về thất bại hôn nhân, về đứa con gái luôn lợi dụng mẹ.
Chị không giấu kín những điều đó như xưa. Và kỳ lạ thay, khi chị chia sẻ với bất cứ người bạn nào một cách thoải mái về những bí mật mình từng giấu kín, chị thấy mình được tự do, được giải thoát, và được mọi người thông cảm, yêu thương.
Cho đến mùa xuân của tuổi sáu mươi, điều kỳ lạ đã xảy ra. Một người đàn ông độc thân đã hơn mười năm phải lòng chị. Anh chị quen nhau trong một chuyến đi làm từ thiện vào mùa xuân. Vợ anh bỏ anh để cưới người đàn ông khác giàu có hơn.
Kể từ đó, anh sống độc thân, và không có ý định gắn kết với người đàn bà nào. Những lúc rảnh rỗi, anh đi làm từ thiện, giúp đỡ những người khốn khó, và tìm thấy liều thuốc an lành cho trái tim tổn thương của mình.
Khi gặp chị Tiến, trái tim anh bỗng chấn động. Anh không ngủ nổi khi nhìn thấy nụ cười tươi tắn nở trên môi chị, khi chứng kiến chị thoải mái đón nhận cái hôn của một đứa trẻ xa lạ, nghèo đói và hôi hám, bị bỏ rơi ngoài đường, ngủ ngoài đường suốt hai năm qua, đã xúc động nhận túi thức ăn của chị, ôm chị gọi mẹ ơi.
Chỉ trong một tích tắc, anh nhận thấy ở chị, sự tự tin, niềm vui, và cả nhu cầu kết nối, sẻ chia, yêu thương, anh thấy tất cả cuộc sống trong một người đàn bà xa lạ.
Anh tìm mọi cách gặp chị Tiến hàng ngày. Nhưng chị vẫn dè dặt, vẫn muốn bảo vệ sự tự do mà khó khăn lắm chị mới cảm nhận được sau thời gian dài mặc cảm với ly hôn.
Chị bảo anh rằng, chị không muốn lập gia đình lần nữa, chị không muốn phung phí thời gian hữu hạn của cuộc đời mình vào những trách nhiệm gia đình, vào việc nấu nướng cho chồng ba bữa mỗi ngày, chị không muốn phải hỏi ý kiến ai mỗi lúc muốn đi chơi xa, không muốn ngủ cùng ai nữa vì tuổi này rất khó ngủ...
Trước những lý do của chị, anh bảo:
"Hãy yêu anh đi, em không cần nấu nướng đâu!"
Và anh đã làm cho chị hiểu, rằng việc nấu nướng, chăm sóc nhà cửa hay trách nhiệm nội ngoại không phải là giá trị để tạo nên hạnh phúc. Chính hơi ấm của chị đã xứng đáng với tình yêu rồi, và chị không cần phải làm bất cứ việc gì khác.
Anh đã thuyết phục được chị. Ở tuổi sáu mươi, chị Tiến đã có thể chinh phục được một người đàn ông vô cùng tử tế, một người đủ sáng suốt để yêu thương, và biết cách tận hưởng tình yêu, tự do thoát khỏi mọi trách nhiệm.
Câu chuyện tình đẹp đẽ của chị ở tuổi sáu mươi, đủ sức nâng tinh thần của tôi, hay bất cứ ai đang mệt mỏi với bao gánh nặng hôn nhân, gia đình.
Cừu Thị Đan Len
Theo giaoducthoidai.vn
Con trai 2 tuổi của tôi có một đôi mắt rất đẹp nhưng mỗi khi nhìn vào đôi mắt con trong lòng tôi lại là sợ hãi và hoảng loạn dâng dầy Mỗi khi nhìn vào đôi mắt sáng ngời, thông minh của con, trong lòng tôi lại chỉ là sợ hãi và hoảng loạn. Tôi và chồng đã kết hôn được gần 4 năm, chúng tôi có một cậu con trai 2 tuổi. Gia đình tôi nói không ngoa là mơ ước của nhiều người. Chồng tôi làm ra tiền, yêu thương vợ con,...