Con cá nặng 276kg giá 33 tỷ đồng, người đàn ông vẫn xuống tiề.n mua
Một con cá ngừ vây xanh khổng lồ nặng 276kg đã được bán với giá 207 triệu yen tại chợ Toyosu, quận Koto, Tokyo, Nhật Bản.
Ngày 5/1, phiên đấu giá đầu tiên trong Năm mới đã được tổ chức tại Chợ Toyosu, quận Koto, Tokyo, nơi một con cá ngừ vây xanh được “chốt” với giá cao nhất là 207 triệu yen (khoảng 1,32 triệu USD, tương đương hơn 33 tỷ đồng). Đây là mức giá cao gấp đôi so với năm trước và là mức cao thứ hai trong lịch sử.
Theo TTXVN , con cá ngừ vây xanh (bluefin tuna) trên có trọng lượng 276 kg được đán.h bắt ở vùng biển ngoài khơi Oma, tỉnh Aomori. Đây là năm thứ 14 liên tiếp cá ngừ vây xanh được đán.h bắt tại vùng biển này trở thành “nhất phẩm cá ngừ” và cũng là năm thứ 5 liên tiếp công ty trung gian Yamayuki thắng thầu phiên đấu giá đầu năm.
Phát biểu sau phiên đấu giá, ông Yamaguchi Yukitaka, Chủ tịch Yamayuki cho biết: “Đây là sản phẩm được một ngư dân có nhiều kinh nghiệm ở Oma đán.h bắt. Con cá ngừ đã đạt đến sự hoàn hảo cả về kích thức lẫn độ tươi ngon và độ béo”.
207 triệu yen cho một con cá ngừ vây xanh là mức giá cao thứ hai kể từ năm 1999 khi các số liệu thống kê được ghi nhận, chỉ đứng sau mức kỷ lục 333,6 triệu yen tại phiên đấu giá năm 2019. So với giá 114,24 triệu yen vào năm ngoái, giá năm nay đã tăng gấp đôi.
Ông Kotaka Katsutoshi, Chủ tịch Hiệp hội Hợp tác Ngư nghiệp Oma, chia sẻ: “Đây là kết quả ngoài mong đợi. Mở đầu thuận lợi này sẽ là động lực lớn cho các ngư dân địa phương tiếp tục phát triển nghề đán.h bắt cá truyền thống”.
Dự tính, con cá ngừ này có giá khoảng 750.000 yen/kg và khi tính thành sushi, mỗi phần sẽ có giá khoảng 30.000 yen (khoảng 190 USD). Cá ngừ sẽ được cung cấp tại các nhà hàng sushi Ginza Onodera ở Tokyo, Osaka, Los Angeles và Hawaii.
Nguồn cá ngừ vây xanh đang có dấu hiệu phục hồi và từ năm 2025, hạn ngạch đán.h bắt ở vùng biển gần Nhật Bản sẽ tăng 50% so với năm trước.
Video đang HOT
Ông Hayama Toyomi, Giám đốc Hiệp hội các công ty trung gian chợ cá Tokyo, bày tỏ hy vọng rằng năm 2025 cũng sẽ tràn ngập cá ngừ tại các phiên đấu giá.
Cá ngừ vây xanh là món ăn được ưa chuộng tại Nhật Bản nhờ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và có hương vị đặc biệt.
Con cá ngừ vây xanh được bán với giá 114,24 triệu yen tại cuộc đấu giá đầu năm 2024 ở chợ cá Toyosu, Tokyo, Nhật Bản.
Theo các đầu bếp nổi tiếng, cá ngừ vây xanh có thịt màu đỏ hồng là nguồn nguyên liệu cao cấp để làm món sushi và sashimi. Với giá trị dinh dưỡng cao, loại cá này luôn được bán với giá hàng triệu USD. Cá ngừ vây xanh khác hoàn toàn so với cá ngừ đóng hộp thường thấy ở các siêu thị về kích thước hương vị.
Thông thường, người ta xẻ cá ngừ vây xanh thành bốn phần theo chiều dọc rồi lột chiếc da, cắt bỏ phần đầu và chỉ giữ lại một trong hai phần bụng. Mỗi phần thịt khác nhau của cá ngừ vây xanh sẽ được bán với giá khác nhau.
Khung cảnh buổi đấu giá cá ngừ.
Ngoài hàm lượng chất béo vượt trội, một lý do khác khiến cá ngừ từ Nhật Bản đắt đỏ hơn là bởi chúng phải trải qua nhiều phiên đấu giá trước khi đến bàn ăn của thực khách.
Đa số cá ngừ vây xanh trên thế giới đều được đem đấu giá tại Nhật Bản, trong phiên chợ cá đầu năm tại Tokyo. Người Nhật Bản quan niệm rằng mua cá ngừ đầu năm sẽ đem lại may mắn và thuận lợi cho việc kinh doanh cả năm. Trong những phiên đấu giá diễn ra tại chợ cá Toyosu, Tokyo, cá ngừ vây xanh luôn có giá lên đến hàng triệu USD.
Trong giới tài chính, mối liên hệ giữa giá cá ngừ đầu năm và chỉ số Nikkei cũng được chú ý. Theo một số phân tích, giá cao trong các phiên đấu giá đầu năm như năm 2013, 2017 và 2019 trùng hợp với sự tăng trưởng của chỉ số Nikkei. Năm 2024, cá ngừ Oma được bán với giá hơn 100 triệu yen sau 4 năm, và chỉ số Nikkei tăng 19% kể từ đầu năm, mặc dù không đạt mức tăng 28% của năm 2023.
Phát hiện xá.c chế.t của hàng ngàn chim cánh cụt
Cái chế.t của 2.000 con chim cánh cụt Magellan non được cho là do đán.h bắt quá mức và thời tiết xấu.
(Ảnh: Getty Images)
Khoảng 2.000 con chim cánh cụt Magellanic đã chế.t dạt vào bờ biển Uruguay trong 10 ngày qua, nhà chức trách nói với AFP rằng nguyên nhân cái chế.t vẫn chưa rõ ràng.
Lãnh đạo Carmen Leizagoyen của Cục Động vật thuộc Bộ Môi trường Urugay cho biết 9 trong số 10 con chim cánh cụt chế.t này là những con chưa trưởng thành, bụng trống rỗng và lượng mỡ dự trữ của chúng đã cạn kiệt.
Những lo ngại rằng chúng chế.t hàng loạt có thể do dịch cúm gia cầm đã được chứng minh là không có cơ sở, vì không có con vật nào được xét nghiệm dương tính với virus.
Trong khi một vụ chim chế.t hàng loạt tương tự đã xảy ra vào năm ngoái ở Brazil, nguyên nhân vẫn chưa rõ ràng và số lượng chim chế.t không phải là điển hình.
Ông Leizagoyen nói: "Việc một số phần trăm chế.t là điều bình thường, nhưng những con số này thì không".
Một số tổ chức phi chính phủ môi trường đổ lỗi cho việc đán.h bắt quá mức khi chỉ ra tình trạng chế.t đói của chim cánh cụt. Ông Richard Tesoro của Tổ chức cứu hộ động vật hoang dã biển phi chính phủ tuyên bố vấn đề đã xảy ra từ những năm 1990.
"Tài nguyên đang bị khai thác quá mức" - ông nói với AFP và cho biết ông đã nhìn thấy những con hải âu, chim hải âu, sư tử biển, rùa biển và mòng biển xuất hiện trên bãi biển ở vùng Maldonado của Uruguay.
Ngoài ra, một cơn bão cận nhiệt đới ngoài khơi phía đông nam Brazil vào đầu tháng này có thể đã làm chế.t những con chim vốn đã suy yếu.
Chim cánh cụt Magellanic thường di cư về phía bắc từ lãnh thổ làm tổ của chúng ở miền nam Argentina, tìm kiếm thức ăn và nước ấm hơn.
Hơn 300 con chim cánh cụt Magellanic chế.t vào năm 2019 khi một đợt nắng nóng cực độ tấ.n côn.g Punta Tombo, một trong những thuộc địa sinh sản lớn nhất của chúng ở tỉnh Chubut của Argentina. Nhiệt độ lên tới 44 độ C khiến nhiều loài chim không thể ra biển kịp thời để làm mát cơ thể trước khi chế.t vì mất nước.
Hàng trăm con chim cánh cụt nhỏ màu xanh đã dạt vào New Zealand vào năm ngoái, với số lượng chế.t hàng loạt được cho là do nạn đói khi loài cá mà chúng thường ăn đã di chuyển đến vùng nước sâu hơn do nhiệt độ ấm lên.
Trong khi một số người đổ lỗi cho điều này là do biến đổi khí hậu, những người khác phản bác rằng đó là một phần của chu kỳ diễn ra tự nhiên.
Loài bọ có khả năng nâng vật nặng gấp 1.000 lần trọng lượng cơ thể Dù có kích thước chỉ khoảng 1 milimet, bọ cánh cứng vẫn được công nhận là sinh vật khỏe nhất trên Trái đất, với khả năng nâng vật nặng gấp 1.000 lần trọng lượng cơ thể của mình. Bọ cánh cứng có khả năng nâng vật với trọng lượng lớn hơn 1.000 lần trọng lượng cơ thể của chúng. (Nguồn: Oddity Central) Đối...