Con bị phạt khi học môn liên kết, phụ huynh gửi đơn đến ban giám hiệu
Phụ huynh có con học lớp 2/7 Trường Tiểu học Hanh Thông ( quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) đã gửi đơn tập thể đến Ban giám hiệu nhà trường đề nghị xem xét thắc mắc liên quan đến môn liên kết ( kỹ năng sống, steam), suất ăn (ăn sáng, bán trú, ăn xế), nước uống.
Theo nội dung đơn, sau hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm học 2023-2024, phụ huynh của lớp 2/7 có ý kiến rất nhiều về việc thu chi cũng như chương trình học. Ban giám hiệu nhà trường đã có buổi gặp gỡ với Ban đại diện phụ huynh của lớp trả lời các thắc mắc của phụ huynh, nhưng tập thể phụ huynh của lớp chưa hài lòng với phần trả lời của cô Lê Thị Minh Hòa, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hanh Thông. Vì vậy, tập thể phụ huynh lớp 2/7 có một số kiến nghị gửi Ban giám hiệu trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường và cô giáo chủ nhiệm.
Học sinh được phát ít đất sét để nặn trong tiết học môn kỹ năng sống.
Các môn học chính, phụ huynh rất dễ theo dõi, do có sách giáo khoa kèm theo, nhưng với 2 môn liên kết này, phụ huynh hoàn toàn không giám sát được và không biết các con sẽ học được những gì khi tham gia chương trình học này. Thậm chí phụ huynh bức xúc khi cho con học kỹ năng sống. Chương trình nghe qua như gần gũi và nhẹ nhàng với các con sau giờ học tập trung cho môn học chính, thì giáo viên kỹ năng sống lại phạt một số con đứng trên bảng trong giờ thực hành nặn đất sét 15 phút.
Việc thường xuyên thay đổi giáo viên phụ trách môn kỹ năng sống cũng ảnh hưởng đến việc học và tâm lí của các con (con về nói là tiết trước được cô giáo hứa thưởng ở tiết sau, nhưng đến tiết sau lại thay đổi giáo viên và không thực hiện lời hứa). Như vậy là đang dạy học sinh nói dối.
Phụ huynh cũng đề nghị nhà trường cho biết nội dung các bài học của 2 chương trình học này để có thể theo dõi và đồng hành với con. Đồng thời, giảm bớt môn liên kết để buổi chiều các con có thời gian ôn tập cùng giáo viên chủ nhiệm.
Video đang HOT
Một số phụ huynh của lớp phản ánh về việc các con ăn không no, chiều về hầu như đa số các con đều than đói (bao gồm cả những con ra về sớm lúc 3h30). Phụ huynh cũng phản ánh hiện học sinh lớp 2/7 đang uống nước trực tiếp tại vòi nước được đặt trước lớp thông qua công nghệ nước lọc do nhà trường trang bị và kiểm nghiệm nước tại viện Pasteur. Nhưng các phụ huynh của lớp vẫn lo lắng về vấn đề nguồn nước uống này và thấy bình đặt vòi nước cho các con uống khác, còn ở phòng tài vụ,… bình nước sử dụng lại là bình nước nóng lạnh có cắm điện. Khi uống nước trực tiếp tại vòi của học sinh, thấy có mùi lạ nên một số phụ huynh không cho con uống mà chuẩn bị sẵn bình nước để con đem theo đến trường uống.
Trong chương trình Mỹ thuật lớp 2 có tiết nặn đất sét. Do đó, không nhất thiết giờ kỹ năng sống lại dạy nặn đất sét, mà khi dạy lại không phát đủ đất sét cho các bé thực hành, dẫn đến việc các con chạy qua nhóm khác tìm đất nặn và bị giáo viên phạt. Được biết, môn Mỹ thuật lớp 2 của chương trình chính có tiết dạy học sinh nặn đất sét, làm thư,… mỗi học sinh đều được tự làm sản phẩm; còn môn kỹ năng sống, giáo viên chia thành nhóm nhưng phát ít nguyên liệu để làm.
Cô Lê Thị Minh Hòa, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hanh Thông cho biết, khi họp với phụ huynh, cô đã giải thích 2 lần và giáo viên chủ nhiệm cũng giải thích. Chương trình trước đây thu tiền 2 buổi, buổi sáng dạy 4 tiết, còn tiết thứ 5 cho học sinh ôn tập, tự học, giáo viên chủ nhiệm quản lý. Nhưng năm nay không đóng tiền 2 buổi thì không có tiền trả cho giáo viên nên nhà trường đẩy lên thành 5 tiết buổi sáng, 2 tiết buổi chiều, sau đó là các câu lạc bộ (CLB). Nếu phụ huynh không đăng ký, học sinh ở lại thì trường không có tiền trả cho giáo viên. Khi học các môn kỹ năng sống, giáo viên của đơn vị liên kết dạy đều có giáo viên của trường cùng tham gia. Việc giáo viên dạy môn kỹ năng sống phạt học sinh, nhà trường đã phản ánh với bên đơn vị liên kết và họ đã điều chỉnh lại với giáo viên.
“Trường cũng mong là giáo viên được trả tiền buổi 2. Như vậy thì trường dạy đến 4h chiều là xong cả chương trình buổi 2 và chương trình nhà trường, sau đó dạy các CLB, nếu phụ huynh nào cảm thấy giờ đấy chưa về được đăng ký cho con tham gia CLB”, cô Hòa chia sẻ.
Về suất ăn, cô Hòa cho hay đã thấy hình chụp suất ăn là chụp với khía cạnh tiêu cực, chứ không chụp ở khía cạnh tích cực. Năm nay trường nấu cơm ngon hơn, học sinh ăn suất cơm nhiều hơn nên được phụ huynh nhắn tin cảm ơn. Ở trường không nhờ học sinh phụ chia cơm cho các bạn mà là các cô chia. Năm nay có một vài cô mới làm ở bộ phận bán trú nên cô chia chưa đều. Với lại có 2 đối tượng là học sinh lớp 4, lớp 5 cơm và thức ăn nhiều hơn, còn lớp 1, lớp 2 cơm ít hơn vì lượng tiêu thụ tùy vào cơ thể, độ tuổi của các bé không bằng lớp lớn hơn. Việc phản ánh đúng hay không là đứa trẻ. Về nước uống tại vòi, cô Hòa cho biết, kết quả xét nghiệm đã được nhà trường gửi cho phụ huynh xem.
Trao đổi với PV Báo CAND, ông Trịnh Vĩnh Thanh, Trưởng phòng GD&ĐT quận Gò Vấp cho biết, phòng chưa nhận được đơn của phụ huynh và cũng chưa thấy nhà trường báo. Ông Thanh nói PV làm việc với hiệu trưởng nhà trường và ông sẽ sắp xếp một buổi làm việc với PV, vì hiện ông đang bận họp.
Bé trai 4 tuổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện bị đái tháo đường
Trong 3 tuần, bé trai 4 tuổi ở Hà Nội sụt 3kg, tiểu nhiều ban đêm, trước đó hoàn toàn khỏe mạnh.
Đi khám, gia đình rất bất ngờ khi bác sĩ thông báo con bị đái tháo đường.
Bệnh nhi tên Đ.M.Q, ở Long Biên (Hà Nội). Trước đó 2 tuần, bé ho, sốt, kèm đờm, khò khè. Hôm 23/10, bé được bố mẹ đưa tới khám tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội), chỉ định nhập viện nội trú.
Đến 5h chiều cùng ngày, bé sốt nhẹ. Sau 5 giờ đồng hồ, trẻ mệt mỏi hơn, thở nhanh, gắng sức nhiều. Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Lan Anh, Khoa Hồi sức tích cực Nhi, nhận thấy đây là kiểu thở đặc biệt, tình trạng thở nhanh không tương xứng với tổn thương phổi của bệnh nhân.
Kết quả xét nghiệm khí máu, test đường huyết mao mạch cho thấy bệnh nhân trong tình trạng nhiễm toan nặng. Đặc biệt, lượng đường máu tăng lên rất cao 37mmol/l, trong khi đường huyết ngẫu nhiên được đo bất kỳ thời điểm nào trong ngày là 11,1 mmol/l được xem là bình thường.
Bé trai phát hiện mắc đái tháo đường khi chỉ mới 4 tuổi. Ảnh: BVCC
Bệnh nhân được chuyển ngay sang khoa Hồi sức tích cực nhi. Tại đây, ê kíp trực đã nhanh chóng đặt nội khí quản, chủ động kiểm soát đường thở cho bệnh nhân. Bệnh nhi cũng được bù dịch, truyền insulin tĩnh mạch liên tục, điều chỉnh rối loạn thăng bằng kiềm toan, rối loạn điện giải.
Hiện trẻ tỉnh táo hoàn toàn, tự thở, bắt đầu ăn uống được, các biện pháp kiểm soát đường huyết đã chuyển sang phác đồ tiêm insulin 4 mũi dưới da.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Văn Kết, Trưởng khoa Hồi sức tích cực nhi, bệnh đái tháo đường ở trẻ em chủ yếu là type 1, tức là thể phụ thuộc insulin, tuy hiếm gặp nhưng biến chứng hôn mê nhiễm toan ceton có thể diễn tiến nặng nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
"Điều gây khó khăn ở trường hợp này là tình trạng đái tháo đường chưa hề được phát hiện trước đó. Đến lúc phát hiện ra, trẻ đã trong tình trạng rất nặng", bác sĩ Kết nói.
Bác sĩ Kết cũng khuyến cáo các phụ huynh khi phát hiện trẻ có biểu hiện uống nhiều nước, đi tiểu nhiều kèm gầy sút cân trong thời gian ngắn, nên đưa con đi khám ngay.
Căn bệnh phổ biến nhất ở học sinh TP.HCM Thừa cân, béo phì, bệnh khúc xạ mắt, sâu răng... là các bệnh học đường phổ biến ở TP.HCM năm 2023. Chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại bệnh trên là thừa cân béo phì với 32,28%. Những con số khiến phụ huynh lo ngại Cách đây ít ngày, ngành giáo dục TP.HCM đã công bố nhiều thông tin về bệnh học...