Con bệnh ung thư máu, lại tím mắt vì đòn roi của bố
Gia đình túng bấn vì con bị ung thư máu, cậu bé Giang còn phải chịu đựng tổn thương của những trận đòn roi từ người bố nát rượu. Bị bố đánh khiến em sợ cả việc về nhà cho dù đã hết đợt truyền hóa chất.
15 tuổi, đáng lẽ ra Giang đã chuẩn bị bước vào học lớp 10 nhưng em phải bỏ dở tất cả để theo đuổi những mũi kim truyền hóa chất tại Viện huyết học và truyền máu TW bởi căn bệnh ung thư máu. Mẹ của em là chị Dương Thị Mát năm nay chưa đầy 40 tuổi nhưng trông lọm khọm và tiều tụy, xác xơ. Thân hình nhỏ thó, gương mặt hốc hác, hóp lại ở hai gò má, chị Mát cứ ngồi thừ mặt ra không nói câu gì bởi lúc chiều bệnh viện báo phải đóng tiền cho con. Dường như biết trước được điều này nên cậu bé Giang tỏ ra rất bình tĩnh, trấn an mẹ: “Lần trước con cũng bỏ dở đợt truyền hóa chất mà có sao đâu, lần này lại thế chắc cũng không có vấn đề gì mẹ ạ”.
Căn bệnh ung thư máu khiến cậu bé 15 tuổi phải bỏ dở con đường học tập.
Nghe con nói, chị Mát bật khóc nhớ lại mấy lần đi viện trước, cũng vì không có tiền nên chị đã đánh liều xin bác sĩ cho con về dù thuốc truyền vẫn còn dang dở. Lần đó có lẽ ông trời còn thương chị nên tính mạng của Giang chưa đến nỗi nguy kịch, nhưng: “Chẳng lẽ cứ thế mãi được sao. Lỡ con có mệnh hệ gì thì chị ân hận cả đời em ạ”- chị Mát tâm sự.
Đau đớn vì bệnh tật hành hạ, Giang còn sợ hơn bởi những trận đòn roi của bố.
Không có tiền cho con chữa bệnh đã đành, có đợt may mắn vay đủ tiền thì chị lại sợ hãi một điều “ngược đời” không giống ai đó là khi được bác sĩ thông báo về nhà. Ngượng ngùng và ái ngại, người phụ nữ tội nghiệp len lén nhìn con rồi mới dám bộc bạch: “Anh ở nhà vào diện nát rượu em ạ. Bình thường cứ uống rượu vào là anh ấy mắng chửi mà không có lí do gì cả. Thằng bé Giang lần trước đã bị bố đánh đến tím mắt nên nó sợ lắm nhưng không dám nói với ai cả. Bản thân chị đã nhiều lần khuyên can nhưng cũng bất lực … Bây giờ thì chị cũng sợ cả anh ấy luôn rồi”.
Nghe mẹ nói, cậu bé Giang cứ cúi mặt vào tường mà khóc. 15 tuổi em không còn bé bỏng nữa nên hiểu được hết được nỗi khổ tâm của mẹ. Vì căn bệnh quái ác hành hạ em mà mẹ đã khổ lắm rồi, bố lại không là chỗ dựa cho cả nhà nên mẹ càng chới với và bấp bênh hơn. Đôi bàn tay thâm tím vì chi chít những lần chọc kim truyền, em khẽ nắm lấy tay đôi bàn tay đang run rẩy của mẹ rồi hai mẹ con lại nhìn nhau khóc. Nỗi tủi thân như bật tung ra bởi hơn ai hết chị Mát hiểu được nỗi khao khát của con trai về một người bố “đúng nghĩa” để em có chỗ bấu víu và tin tưởng khi bản thân đang mỗi ngày một yếu dần đi.
Chị Mát ngồi một mình ở khuôn viên bệnh viện vì không muốn con biết được mẹ bất lực không xoay đâu ra tiền cho con truyền hóa chất tiếp.
Chị ái ngại khi kể chuyện người chồng nát rượu, đánh đập vợ con.
Video đang HOT
Không nhận được sự hỗ trợ từ chồng, một mình chăm con trên viện đã nhiều năm nay, chị Mát lúc nào cũng trong trạng thái nơm nớp sợ vì: “Nhiều đêm ở viện, cả hai mẹ con giật mình tỉnh giấc bởi một bé ở trong phòng ra đi. Lúc đó chị cứ mê man cả đi bởi tiếng khóc và tiếng gào thét của mọi người. Nhìn em bé đó có khi vừa lúc tối còn ngồi chơi ngoan mà đến đêm đã bỏ đi,rồi nhớ ra con mình là chị không còn hồn vía đâu nữa”.
Một mình chăm con trên viện, một mặt chị nơm nớp sợ con không còn nữa, mặt khác chị sợ cả người chồng của mình.
Sinh con ra, nào ai đong đếm được tình yêu và sự hi sinh của người mẹ dành cho con nên trái tim chị Mát đớn đau lắm bởi nắm chắc án tử của con trong tay. Nhưng có đấng sinh thành nào dám bỏ cuộc khi sự sống của con còn đang bị phụ thuộc vào những lần chạy chữa ở viện. Công việc nhà nông với vài sào ruộng cố gắng lắm mẹ con cũng chỉ đủ gạo ăn, còn tiền nong đi viện hoàn toàn là những lần đi vay nóng với lãi suất cắt cổ và cả quyển sổ cầm cố căn nhà để vay ngân hàng. Chị Mát tâm sự: “Anh chị em đi viện chăm con vẫn cứ bảo nhau bệnh này hết tiền thì người cũng không còn nữa … Bố mẹ nào cũng như đang cố gắng leo cây mà không biết đích đến, chỉ biết chắc rằng đánh đùng một cái cây đổ lúc nào thì người cũng đổ theo lúc đó”.
Mong muốn của Giang là bố không còn uống rượu nữa để mỗi lần trở về nhà, gia đình em được bình yên, vui vẻ.
Không biết rồi cậu bé Giang sẽ còn cơ hội đến bệnh viện truyền hóa chất bao nhiêu lần nữa khi mà mẹ của em không thể xoay ở đâu ra tiền. Nhưng với em nỗi sợ hãi về cái chết không lớn bằng những tổn thương phải chịu đựng từ những trận đòn roi của bố. Có lẽ với em điều ước giản đơn không phải quan trọng nhất là “mẹ vay được tiền để em chữa bệnh” mà là “bố không còn uống rượu nữa để cả nhà được vui vẻ những ngày em còn có mặt trên cõi đời này”.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1416: Chị Dương Thị Mát (Khu bến Hồ, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) Số ĐT: 01665.138.687 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Thiên Ân
Theo dantri
Đắng lòng những trọng án người tâm thần giết hại người thân
Tấn công người hàng loạt, khống chế con tin...những vụ án do người tâm thần gây ra luôn làm dư luận bàng hoàng bởi tính bất ngờ, tội ác khó tưởng. Nhưng đau lòng nhất vẫn là các vụ án mà người tâm thần và nạn nhân lại là cha con, ruột thịt.
Một người tâm thần bật khóc lúc bị bắt sau khi xuống tay sát hại cha mẹ mình
Mới đây nhất, một vụ trọng án nghi liên quan đến người tâm thần đã xảy ra tại tổ 6, phường Lộc Tiến TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Trong vụ án này, cả hung thủ và hai nạn nhân chính là cha con ruột thịt. Trần Phước Thành (30 tuổi, người địa phương) trong một cơn điên loạn, bần cùng đã dùng dao tước đi sinh mạng của hai con nhỏ là bé Trần Minh Đạt (5 tuổi), và Trần Ngọc Trân (3 tuổi). Sau đó, Thành đã đâm thẳng lưỡi dao vào tim mình tự sát, chết tại chỗ.
Được xác định từng phải đi điều trị tâm thần tại Bệnh viện tâm thần Trung ương 2, Trần Phước Thành mới trở về với gia đình được hơn 1 tháng. Kể từ khi phát bệnh, cuộc sống vợ chồng Thành xảy ra nhiều mâu thuẫn. Cảm thấy sống với người chồng đang trong giai đoạn không ổn định tâm lý khá bất an nên vợ Thành đã đưa hai đưa bé Đạt và Trân về nương nhờ nhà mẹ đẻ. Nhiều lần phía nhà chồng gây sức ép phải trả con dẫn đến hai bên nội ngoại tranh cãi, buộc chính quyền địa phương phải vào cuộc can thiệp và đồng ý để vợ Thành chăm hai con nhỏ.
Chiều 18/4, do nhớ cháu nên mẹ của Thành đến bên nhà thông gia xin phép được đưa bé Đạt và Trân về chơi. Sau khi đón về nhà, người mẹ giao hai đứa trẻ cho Thành, kêu dẫn con đi tắm. Sau đó bà này tiếp tục đến nhà trẻ đón đứa cháu khác, lúc trở về thì vụ án mạng kinh hoàng đã xảy ra. Thời điểm này, vợ của Thành vẫn đang đi làm công nhân tại một công ty ở TP Bảo Lộc.
Căn nhà nơi xảy ra vụ án con sát hại cha mẹ tại quận Bình Tân, TP.HCM
Trước đó, vào cuối tháng 6/2013, một vụ án chấn động khác cũng đã xảy ra tại nhà số 650/15/19 Hương lộ 2 (KP.4, P.Bình Trị Đông A, Q.Bình Tân, TP.HCM), Trần Hữu Nghị (35 tuổi) đã dùng dao sát hại bố mẹ ruột của mình là ông Trần Văn Mực (83 tuổi) và bà Tống Thị Tư (71 tuổi). Bước đầu cơ quan công an xác định, Nghị có dấu hiệu bị bệnh tâm thần hoang tưởng. Trước thời điểm xuống tay sát hại cha mẹ ruột, Nghị được xem là người có cuộc sống khác thường. Tướng cao to, khỏe mạnh nhưng Nghị không chịu đi làm, suốt ngày nhốt mình trong nhà "luyện" phim, nghe nhạc mạnh và nhiều lần hành hung cha mẹ.
Ngoài ra, còn hàng chục vụ án liên quan đến người tâm thần khác mà khi xảy ra án mạng, hung thủ và nạn nhân đều là những người thân ruột thịt nên nỗi đau dường như nhân lên gấp bội với người thân của họ.
Việc phải sống chung với người tâm thần hoặc người tâm thần chưa được quản lý chặt chẽ đang là mối lo ngại của toàn xã hội. Chắc hẳn, người dân tại khu vực KP.11, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân vẫn chưa quên hình ảnh một người đàn ông trung niên không mặc quần trèo lên nóc chốt dân phòng thuộc KP.11 đập phá, chạy nhảy vào tối 15/10/2013. Nghiêm trọng hơn, người này còn làm đứt hệ thống dây dẫn khiến nhiều nhà dân mất điện.
Cảnh sát 113 đã có mặt tại hiện trường, khi được khuyên giải, người này nhảy xuống đất ôm chặt cột sắt phía trước chốt dân phòng. Chưa dừng lại, người này còn vồ gạch đá ném tứ tung khiến người đi đường hoảng sợ, buộc lực lượng chức phải khống chế đưa về chốt dân phòng tạm giữ để ngăn chặn hiểm hoạ. Bước đầu, cơ quan chức năng xác định người đàn ông này có biểu hiện bất thường về tâm lý, mắc bệnh tâm thần.
Một người tâm thần "đại náo" trên phố bị lực lượng chức năng đuổi bắt
Trước thực tế có nhiều vụ án đau lòng do người tâm thần gây ra, Cục Cảnh sát Hình sự đã có văn bản gửi công an các địa phương phối hợp với cấp chính quyền tăng cường quản lý, phòng ngừa, đề xuất biện pháp đưa những người có dấu hiệu tâm thần vào các trại tập trung chữa bệnh, không để ngoài xã hội, vì họ có thể gây ra hành vi nguy hiểm cho những người xung quanh. Yêu cầu của Cục cảnh sát Hình sự là nhanh chóng triển khai biện pháp quản thúc xuống từng cơ sở để làm thế nào hạn chế tốt nhất người tâm thần gây án.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây, ai sẽ là người "cầm chịch" trong việc đưa người tâm thần đi chữa bệnh, ngành nào sẽ đứng ra chịu trách nhiệm? Cơ quan công an chỉ đứng ra làm công tác phòng ngừa, yêu cầu gia đình bệnh nhân đưa người bệnh vào các trung tâm chữa trị, nhưng nếu họ không có tiền hay vì một lý do nào đó mà không đưa người bệnh đi chữa trị thì cũng không thể xử lý được.
Còn rất nhiều người khác bị mắc bệnh tâm thần thì vẫn trôi nổi ngoài xã hội, chẳng có ai quản lý, chỉ có gia đình quan tâm chữa trị và như vậy những vụ án do người tâm thần gây ra vẫn luôn là hiểm họa.
Trung Kiên
Theo Dantri
Người mẹ nghiện vào viện sinh con rồi bỏ trốn Người phụ nữ nghiện được nhiều bạn bè hộ tống vào viện sinh con. Hơn 1 ngày sau người mẹ bỏ trốn, đứa trẻ vừa sinh ra đã vật vã vì thiếu chất ma túy. Bác sĩ Đinh Tiến Đạt, Phó trưởng Phòng Tổ chức cán bộ, Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng cho biết, bệnh viện đang nuôi dưỡng một bé trai...