Còn bao nhiêu “thỏ” bị tuyên là “gấu” như ông Chấn?
Biến “thỏ” thành “gấu” trong tự nhiên là điều bất khả thi, thế nhưng trong tố tụng hình sự thì nó lại hoàn toàn có thể. Và cái sự có thể này đang làm cho nhiều vị đại biểu Quốc hội phải băn khoăn, lo lắng.
Trong phiên chất vấn ngày 21/11/2013, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền đã đặt thẳng vấn đề đối với Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình là ngoài trường hợp của ông Nguyễn Thanh Chấn ra, “liệu còn bao nhiêu thỏ mà chúng ta lại tuyên là gấu?”
Có bao nhiêu “thỏ” bị tuyên là “gấu” quả thực là điều không dễ trả lời tại một phiên chất vấn. Tuy nhiên, tìm cách để trả lời câu hỏi này là nghĩa vụ của lương tâm, là mệnh lệnh của danh dự. Việc rà soát lại các bản án, đặc biệt là các bản án tử hình để giảm thiểu sự oan sai phải được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành tư pháp ngay sau kỳ họp của Quốc hội.
“Một ngày tù ngàn thu ở ngoài”, sự khổ đau, mất mát của những nạn nhân vô tội là không thể nào đo đếm được. Đó là chưa nói tới những nạn nhân của sự oan sai trong các bản án tử hình. Sự oan sai trong những trường hợp như vậy là không thể sửa chữa được. Nếu ông Chấn bị tuyên án tử hình thay vì tù chung thân, thì sự oan sai có lẽ đã bị chôn xuống mồ xanh cỏ từ lâu.
Video đang HOT
Trường hợp của ông Nguyễn Thanh Chấn cho thấy việc ép cung, bức cung là một trong những nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến những vụ án oan sai. Chính vì vậy, nhiệm vụ đề ra là phải loại bỏ cho bằng được những vi phạm pháp luật nghiêm trọng này. Một loạt các công việc cần phải được triển khai một cách đồng bộ ở đây.
Việc trước tiên là phải xử lý nghiêm những điều tra viên đã sử dụng nhục hình để bức cung. Rõ ràng, muốn người dân tuân thủ pháp luật thì các công chức làm nhiệm vụ bảo vệ pháp luật phải tuân thủ pháp luật trước tiên.
Việc thứ hai là lắp đặt hệ thống camera để giám sát việc hỏi cung. Người của viện kiểm sát nhân dân sẽ có quyền theo dõi và lưu giữ các băng camera để phục vụ hoạt động giám sát của mình.
Việc thứ ba là nghiên cứu, sửa đổi Luật Tố tụng hình sự để trao cho bị can quyền im lặng trong các phiên xét hỏi nếu chưa có sự tham gia để trợ giúp của luật sư.
Việc cuối cùng là áp đặt nghiêm ngặt nguyên tắc “trọng chứng hơn trọng cung” cho các quan tòa. Nếu các thẩm phán biết coi trọng các chứng cứ khách quan hơn là các biên bản ghi lời khai của các bị can, bị cáo thì khuyến khích của việc ép cung chắc chắn cũng sẽ bị suy giảm và bị triệt tiêu.
Theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng
Lao Động
Chánh án Tòa án Hiến pháp Indonesia bị bắt vì nhận tiền hối lộ
Các điều tra viên chống tham nhũng Indonesia ngày 3.10 cho biết họ đã bắt giữ chánh án Tòa án Hiến pháp Indonesia vì cáo buộc nhận 261.000 USD tiền hối lộ.
Chánh án Akil Mochtar - Ảnh: AFP
Trong bài phát biểu ngày 3.10, Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono bàng hoàng trước tin tức này, cho biết: "Tôi có thể cảm nhận được sự giận dữ và sốc của người dân Indonesia trước vụ việc này", theo AFP.
Chánh án Akil Mochtar (62 tuổi) bị bắt vào ngày 2.10 tại nhà riêng sau khi một doanh nhân và một nhà làm luật hối lộ cho ông 3 tỉ rupiah (261.000 USD), ông Johan Budi, người phát ngôn của Ủy ban Phòng chống Tham nhũng Indonesia cho AFP biết.
"Vụ hối lộ này có liên quan đến một cuộc bầu cử ở đảo Borneo", theo ông Budi. Vị doanh nhân và nhà làm luật cũng bị bắt giữ tại nhà ông Mochtar.
Tòa án Hiến pháp Indonesia, thành lập vào năm 2001, có vai trò về mặt pháp lý ngang bằng Tòa án Tối cao Indonesia.
Tòa án này có trách nhiệm xét xử những vụ liên quan đến hiến pháp và đưa ra phán quyết về những vụ có liên quan đến kết quả bầu cử (tức có tranh chấp về kết quả bầu cử).
Theo TNO
Tổng thống Indonesia 'sốc' với vụ chánh án tối cao bị bắt Vụ bắt giữ người đứng đầu nền tư pháp vì cáo buộc tham nhũng diễn ra đêm 2.10 đã "gây sốc" đối với Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono. Ông Akil Mochtar nhậm chức Chánh án tối cao hồi tháng 8.2013 trước sự chứng kiến c ủa Tổng thống Yudhoyono - Ảnh: Phủ tổng thống Indonesia Chánh án tối cao Akil Mochtar cùng...