Còn bao nhiêu người như ông Trần Văn Truyền?
Từ vụ việc vi phạm của ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng thanh tra Chính phủ, ông Vũ Quốc Hùng cho rằng, điều quan trọng là chúng ta rút được bài học gì.
Đây là việc rất đáng buồn nhưng cần phân tích, mổ xẻ để rút ra bài học quý báu, để giúp một phần không nhỏ đội ngũ cán bộ lãnh đạo có thể phòng tránh được. Và, điều đáng lo ngại nhất theo ông Hùng chính là còn bao nhiêu người như ông Truyền?
Tranh minh họa: Khều.
Điều đau xót, đáng xấu hổ
Trước đây đã từng có nhiều quan chức bị xử lý kỷ luật vì những vi phạm khác nhau, nhưng các vi phạm liên quan đến tài sản bất minh dường như chưa được đề cập đến. Vụ việc ông Trần Văn Truyền có thể được coi là trường hợp quan chức cao cấp đầu tiên bị thu hồi tài sản nhà đất, thưa ông?
Lâu nay việc phanh phui ra quan chức liên quan đến nhà đất không phải là độc nhất vô nhị. Việc nhiều quan chức bị xử lý liên quan đến vi phạm đất đai thì có nhiều, nhưng tổng kiểm kê tài sản của một quan chức cao cấp thì có lẽ đây là lần đầu tiên. Tôi cũng phải nói rằng, kết quả này cũng dựa trên cơ sở đơn thư tố cáo chứ không phải tổ chức tự chủ động phát hiện và kiểm tra xác minh.
Cảm nghĩ của ông ra sao về trường hợp của ông Trần Văn Truyền, khi ông Truyền không phải là một quan chức bình thường mà là người từng đứng đầu ngành Thanh tra, là thành viên quan trọng của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng T.Ư, người hiểu và nắm rõ luật pháp?
Người ta nói nôm na đây là trường hợp nằm trong hàng ngũ “Bao Công” của Nhà nước. Một người được Đảng và Chính phủ giao để giữ kỷ cương pháp luật. Việc xảy ra thật sự là một điều đau xót, đáng xấu hổ.
Tuy nhiên, UB Kiểm tra T.Ư mới đề cập chủ yếu đến những khối tài sản sai phạm được hình thành từ yếu tố Nhà nước mà chưa đề cập đến tổng tài sản của quan chức được hình thành các nguồn khác? Như vậy liệu có phiến diện, chưa đầy đủ?
Còn nguồn nào khác hay không thì cơ quan chức năng phải tiếp tục xem xét và trả lời sớm cho công luận. Tuy nhiên, theo tôi không cần thiết phải truy cứu thêm bởi có thêm được một cái nhà nữa thì sự xấu xa cũng đã rõ ràng rồi. Quan trọng là chúng ta rút được bài học gì chứ không phải để đua nhau như kiểu “giậu đổ bìm leo” hay tâm lý đám đông. Đây là việc rất đáng buồn nhưng cần phân tích, mổ xẻ để rút ra bài học để một bộ phận không nhỏ đội ngũ cán bộ, lãnh đạo phòng tránh được. Vì thế đây cũng là một bài học răn đe để những người đang dính líu tự điều chỉnh, có thể có người cũng đã nhận nhà, giờ có thể trả lại, nhận lỗi, tôi nghĩ các đảng viên và nhân dân sẵn sàng tha thứ.
Nguyên Phó Chủ nhiệm UBKT T.Ư Vũ Quốc Hùng: “Thật sự là một điều đau xót, đáng xấu hổ”.
Bài học về quan liêu, sai lầm trong tổ chức
Ông từng nói về tìm ra bài học từ vụ việc này, vậy theo ông những bài học kinh nghiệm nào chúng ta cần phải rút ra?
Video đang HOT
Cán bộ lãnh đạo trước hết phải tu thân, tề gia rồi mới có thể trị quốc, bình thiên hạ. Tu thân là việc dứt khoát phải làm, tề gia quan trọng không kém bởi tề gia giúp cán bộ vượt qua những sức ép, đòi hỏi của người thân làm mình lung lạc. Câu cổ nhân dạy nay vẫn còn nguyên giá trị giáo dục, mang tính thời sự. Bài học thứ hai là về tổ chức, vẫn còn những quan liêu, sai lầm trong tổ chức. Có những người không có phẩm chất vẫn có thể leo sâu, trèo cao. Có những người bản thân tốt, nhưng khi ngồi vào ghế cao lại thoái hóa biến chất. Do vậy, vai trò của tổ chức là hết sức quan trọng.
Việc kê khai tài sản đối với cán bộ có quy trình rất ngặt, vậy tại sao một khối tài sản lớn như vậy mà tổ chức không biết?
Đó cũng là một bài học để rút ra. Bấy lâu nay tôi đã có ý kiến về việc kê khai tài sản mang tính hình thức, không có hiệu quả thiết thực. Đây lại là một ví dụ điển hình của việc kê khai tài sản hình thức, thiếu kiểm tra, giám sát. Kê khai phải công khai vì bản khai này không ai biết nên kê khai xong phải có kiểm tra và để người dân cùng giám sát.
Trường hợp cụ thể của ông Truyền, rõ ràng trước khi vụ việc vỡ lở ông Truyền vẫn là một cán bộ liêm chính, đảng viên mẫu mực…Điều này cho thấy có vẻ như những ” công cụ” giám sát của Đảng chưa thực sự mang lại hiệu quả cao?
Trong thiếu sót của đồng chí Truyền, tôi nhận thấy mình có phần trách nhiệm vì khi đương chức tôi là người hỏi ý kiến anh em và đề xuất với tổ chức cho điều đồng chí Truyền từ Bến Tre để Ban Chấp hành T.Ư bầu vào UBKT T.Ư. Do vậy, những sai phạm của đồng chí Truyền từ năm 2006 trở về trước tôi có phần trách nhiệm trong đó. Ông Vũ Quốc Hùng
Trước lúc có kết luận của UBKT T.Ư có thể xem như ông Truyền đã “hạ cánh an toàn”. Tôi cho rằng đã có sự nể nang ở đây. Khi người ta ngồi vào vị trí nào đó thì dường như có một quyền lực vô hình, một tấm bình phong an toàn. Bên cạnh đó, các đánh giá về cán bộ không được tổ chức một cách cầu thị để nhân dân phát hiện. Muốn tố cáo phải có đơn thư tố cáo, phải ký tên nên cũng là một giới hạn. Còn nếu chỉ nghe dư luận nói về vấn đề nào đó, đề nghị xem xét thì cũng chỉ để tham khảo thôi. Nhiều nơi mang tiếng quản lý cán bộ nhưng lại hết sức thụ động, quan liêu. Đối với UBKT T.Ư có phương châm là “chủ động chiến đấu, giáo dục, hiệu quả” tích cực. Bằng hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, phải chủ động nắm được cán bộ mà không chỉ dựa vào đơn tố cáo, khiếu nại. Tuy vậy thì vụ việc cuối cùng cũng được phanh phui dù là muộn và đã để lại nhiều hậu quả.
Trong thiếu sót của đồng chí Truyền, tôi nhận thấy mình có phần trách nhiệm vì khi đương chức tôi là người hỏi ý kiến anh em và đề xuất với tổ chức cho điều đồng chí Truyền từ Bến Tre để Ban Chấp hành T.Ư bầu vào UBKT T.Ư. Do vậy, những sai phạm của đồng chí Truyền từ năm 2006 trở về trước tôi có phần trách nhiệm trong đó. Lẽ ra khi đồng chí Truyền về, nhiệm vụ của tôi và tổ chức là hằng ngày phải chủ động soi xét đồng chí mình, tuy nhiên khi đồng chí tại vị chúng tôi có lơ là trong giám sát kiểm tra.
Trong tất cả khối tài sản của ông Truyền có, dư luận cho rằng có yếu tố tiếp tay của các cơ quan Nhà nước?
Nể nang thì quá rõ rồi, còn hối lộ hay không thì chưa ai dám quả quyết. Tôi không muốn suy diễn làm gì. Những căn cứ, dữ liệu đã đủ để chúng ta suy nghĩ về hành vi của một con người. Nhưng cái đáng lo nhất là còn bao nhiêu người như thế?! Nể nang đã là điều không cho phép, đặt tình riêng mang tính chất sai lầm lên trên đạo đức, làm trái những quy định của pháp luật. Đặc biệt dùng tài sản nhà nước để nể nang nhau thì lại càng dễ dàng. Ông Truyền từng là người đứng đầu tỉnh, nên khi có yêu cầu đòi lại nhà người ta còn không đòi. Ở đây rõ ràng sự nể nang, cảm tình cá nhân được đặt lên trên lợi ích chung, chính cái đó làm hại cán bộ.
Công khai tài sản – không có vùng cấm
Bên thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII sắp tới dư luận mong rằng các ứng viên vào Ban chấp hành T.Ư cần công khai tài sản của mình để dân giám sát. Theo ông, chúng ta có mạnh dạn làm việc này?
Đó là ý nguyện rất chính đáng, cũng không có gì mới mẻ bởi ở các nước cũng đã làm như vậy. Vì vậy chúng ta càng phải làm để dân chủ, công khai, minh bạch trong việc kê khai tài sản. Cần tổ chức để kiểm tra, thẩm tra bản kê khai đó. Tổ chức làm nhiệm vụ này phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các bản khai tài sản và nếu xác nhận sai thì những người này cũng phải chịu xử lý kỷ luật. Qua đây, tôi thiết nghĩ, đã đến lúc Đảng nên lập ra một cơ cấu giám sát đủ mạnh để giám sát kịp thời cán bộ, đảng viên ở những cấp cao nhất, thực hiện đúng khẩu hiệu: “Không có vùng cấm trong Đảng”, chẳng những đối với thực hiện nghị quyết và điều lệ của Đảng mà còn trong đạo đức, lối sống như trong sự việc này.
Thực tế, dư luận lo ngại xử lý một đồng chí nghỉ hưu cũng rất khó khăn, vậy còn các đồng chí đương chức khác làm thế nào có cơ chế giám sát hiệu quả?
Theo tôi, cần phải khởi động các đầu mối. Bộ Chính trị cần dành thời gian nghe về từng Ủy viên T.Ư Đảng, các mắt xích phải báo cáo. Rà soát lại các Ủy viên T.Ư Đảng. Không có ai là ngoại lệ cả, phải đánh thức lại vũ khí phê và tự phê. Làm thế nào để khuyến khích người nói thẳng, nói thật không bị trù dập, cô lập. Những người phản ánh thông tin phải thực sự trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật. Cần có những người đứng đầu thật công minh là địa chỉ tin cậy nhất cho nhân dân và cho đảng viên trong công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, quan chức.
Xin cảm ơn ông!
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đặt câu hỏi: “Có tham nhũng trong lực lượng chống tham nhũng không?”, ông có bình luận gì về cách đặt vấn đề này? Tôi đồng tình với đồng chí Nguyễn Sinh Hùng ở khía cạnh những người thực thi kỷ cương luật pháp phải là những người mẫu mực, trong sạch. Chuyện ông Truyền là một minh chứng. Xung quanh đó là một loạt các tố cáo khác nữa trong lực lượng lãnh đạo Thanh tra hiện nay nhưng không có trả lời cho đến nơi đến chốn, cũng vì họ đang đương chức. Các cơ quan Nhà nước phải kiểm điểm lại toàn bộ, kể cả UBKT T.Ư, nếu các đồng chí có triệu tập, tôi cũng xin về kiểm điểm. Bởi đây không phải việc như thanh trừng gì, mà kiểm tra, giám sát là cứu các đồng chí, cứu tổ chức của mình. Để tránh khi các đồng chí về hưu, thậm chí mất rồi vẫn còn bị miệng đời oán trách.
Theo Phùng Sưởng – Trần Hoàng
Tiền Phong
Những "tư lệnh" ngành ngồi "ghế nóng" sau một năm bỏ phiếu tín nhiệm
Quốc hội vừa chính thức công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm với 50 chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu và phê chuẩn đúng như những gì mà các "tư lệnh" ngành đã làm được trong thực tế.
Lần thứ hai lấy phiếu tín nhiệm, trăn trở về những "tư lệnh" ngành có phiếu tín nhiệm thấp lần trước và những biến chuyển của lần này thực sự là mối quan tâm của toàn xã hội...
Lòng dân và những lá phiếu
Đây là lần thứ hai Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với 3 mức: Tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Như thường lệ, cử tri đặc biệt quan tâm đến những lá phiếu tín nhiệm dành cho 50 lãnh đạo cấp cao.
Những lĩnh vực "nóng" như ngân hàng, giao thông vận tải,... đang được các đại biểu đánh giá là có nhiều chuyển biến rõ rệt sau lần lấy phiếu tín nhiệm trước. Tuy nhiên, còn những ngành vẫn "ì ạch" sau khi đã nhận nhiều phiếu tín nhiệm thấp từ lần bỏ phiếu trước như: Y tế, Giáo dục, văn hóa...
Trách nhiệm của "tư lệnh" ngành rất cần nâng cao sau những lá phiếu tín nhiệm.
Trong kết quả bỏ phiếu lần này, những vị "tư lệnh" ngành có phiếu tín nhiệm thấp của lần trước vẫn tiếp tục có số phiếu tín nhiệm thấp. Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch Hoàng Tuấn Anh, trong lần bỏ phiếu tín nhiệm lần trước vị này nhận được 116 lá phiếu tín nhiệm thấp, lần này con số tín nhiệm tăng lên là 157 phiếu.
Y tế được xem là lĩnh vực "nóng". Lần bỏ phiếu tín nhiệm trước Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhận được 146 phiếu tín nhiệm thấp. Lần này số phiếu tín nhiệm thấp được cộng thêm gần 50 phiếu nữa khiến vị "tư lệnh" ngành này vẫn ở "top" tín nhiệm thấp với 192 phiếu.
Nằm trong "tốp dưới" còn có Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phạm Vũ Luận. Ông Luận nhận được 149 phiếu tín nhiệm thấp. Tiếp đó phải kể đến Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hải Chuyền với 119 phiếu tăng 8 phiếu "tín nhiệm thấp" so với lần bỏ phiếu trước. Ông Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Số phiếu tín nhiệm cao: 98 phiếu, số phiếu tín nhiệm 233 phiếu, số phiếu tín nhiệm thấp 154 phiếu.
Theo nhận định của nhiều ĐBQH cũng như phản ứng từ dư luận, đợt bỏ phiếu lần này đánh dấu những bước chuyển mình mạnh mẽ của một số vị "tư lệnh" ngành như: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đang giữ số phiếu tín nhiệm thấp cao ngất ngưởng của lần trước (209 phiếu) thì lần này chỉ còn 41 phiếu tín nhiệm thấp. Bộ trưởng Bộ Xây dựng giữ 100 phiếu tín nhiệm thấp lần trước thì lần này chỉ còn 48 phiếu. Đáng chú ý là vị "tư lệnh" ngành Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã có cú thay đổi ngoạn mục từ 99 phiếu tín nhiệm thấp của lần bỏ phiếu trước xuống còn 28 phiếu.
Nhận định về quy trình bỏ phiếu tín nhiệm, phần lớn ĐBQH cho rằng, lần lấy phiếu tín nhiệm này, cả cử tri và Đại biểu đều có đủ thời gian, đủ thông tin để đánh giá đối với các chức danh được lấy phiếu tín nhiệm. Và chắc chắn kết quả tín nhiệm sẽ là cơ sở tốt hơn để mỗi người được lấy phiếu tín nhiệm nhìn nhận lại mình, tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Bên hành lang Quốc hội, sau khi thực hiện xong trách nhiệm với cử tri, ông Phạm Quang Nghị (ĐBQH TP.Hà Nội) cho biết: "Mong rằng, đánh giá lần này sẽ có tác dụng động viên người được sự tín nhiệm cao, tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò của mình. Thứ hai là trong bối cảnh khó khăn, có thể lĩnh vực nào đó còn tồn tại yếu kém khuyết điểm mà có liên quan tới người đứng đầu thì đấy cũng là sự lưu ý nhắc nhở cần thiết".
Trả lời cho câu hỏi của PV về việc có hài lòng với lần bỏ phiếu này, bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Đại biểu TP.Đà Nẵng nói: "Lấy phiếu để có sự điều chỉnh làm tốt hơn trong thời gian tới, tôi nghĩ rằng, về mức lấy phiếu vẫn như vậy, tuy nhiên một nhiệm kỳ nên làm hai lần để hiệu quả hơn chứ không làm hàng năm như thế".
Kỳ vọng và sự chuyển mình
Có thể nói, những thay đổi trong "chỉ số" của lá phiếu tín nhiệm đã cơ bản phản ánh đúng thực tế biến chuyển của các ngành sau hơn một năm kể từ lần bỏ phiếu trước vào hồi tháng 6/2013.
Hẳn còn nhớ lần bỏ phiếu tín nhiệm hồi giữa năm ngoái, khi con số được công bố, trong số các thành viên Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo là một trong hai người phải nhận nhiều phiếu tín nhiệm thấp nhất, còn số phiếu tín nhiệm cao lại cũng ở "tốp dưới".
Kỳ thực mà nói, Bộ trưởng nằm trong nhóm chỉ số tín nhiệm thấp nhất, có lẽ đó là một kết quả trung thực phản ánh đúng thực tế ngành mà Bộ trưởng đang là "thuyền trưởng". Giáo dục vẫn còn đó những bài toán nan giải mà "tư lệnh" ngành này vẫn chưa thực sự có giải pháp tháo gỡ toàn diện.
Số phiếu thấp cũng được nhắc đến với Bộ trưởng Bộ Y tế, khi đó nhận được tới 146 phiếu tín nhiệm thấp và được xếp vào nhóm có phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất. Tuy nhiên, kể từ lần lấy phiếu tín nhiệm giữa năm ngoái đến nay, những thay đổi của ngành này tuy đã có nhiều cố gắng, bằng nhiều phương pháp. Tuy nhiên, sự biến chuyển chưa có nhiều như mong muốn.
Trước khi bỏ phiếu tín nhiệm bên hành lang Kỳ họp thứ 8 (Quốc hội khóa XIII), ông Nguyễn Sỹ Cương, ủy viên Thường trực ủy ban Pháp luật của Quốc hội, thẳng thắn thừa nhận với báo giới, ngành ít chuyển biến nhất là ngành y tế, sau đó có một số ngành khác như văn hóa thể thao và du lịch.
"Tôi nghĩ, tất cả những điều trên cho thấy ý thức trách nhiệm của "tư lệnh" ngành chưa cao, khiến cho ngành y tế không có chuyển biến tích cực. Còn với các bộ ngành khác thì nhìn chung đã có sự chuyển biến rất rõ rệt và tôi nghĩ là có khá nhiều Bộ chưa được đánh giá cao trong lần lấy phiếu trước thì lần này được đánh giá cao hơn", ông Cương bình luận.
Trước đó, bên hành lang Quốc hội, trao đổi với PV, ĐBQH Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) chia sẻ một góc nhìn khách quan hơn: "Thực sự thì có những việc mà không thể ngày một ngày hai giải quyết được, ví dụ y tế và giáo dục. Chúng ta đã để như thế nhiều năm nên giờ muốn làm ngay trong một thời gian là rất khó. Còn do cơ chế chính sách nữa, những vị "tư lệnh" ngành có được chế tài xử lý cán bộ cấp dưới không. Ví dụ đã cấm dạy thêm học thêm rồi mà trên thực tế vẫn diễn ra, hay biến chứng khi tiêm chủng..., chẳng "tư lệnh" ngành nào muốn cả. Nên chúng ta phải đánh giá khách quan, cái khó cho người đứng đầu là cơ chế chính sách chưa đồng bộ. Tôi là Bộ trưởng nhưng đâu được phép cách chức cán bộ ngay, mà quy trình thủ tục để cho nghỉ việc mất thời gian lắm, còn rất vướng".
Nhìn nhận về kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, ĐBQH Dương Trung Quốc cho rằng: "Sau một khoảng chững để điều chỉnh lại thì cơ bản người ta thấy được hiệu ứng tích cực của việc lấy phiếu tín nhiệm. Tuy nhiên, phiếu tín nhiệm vẫn để ở 3 mức, chủ yếu cho thấy những hiệu ứng tích cực từ lần bỏ phiếu trước. Chúng ta cũng chú ý tới khuynh hướng khi bàn về Luật Tổ chức Chính phủ đã xây dựng một lộ trình cho việc từ chức, điều đó thể hiện sự giám sát của Quốc hội đối với những cá nhân, đối tượng được dân bầu trở thành hiện thực".
ĐBQH Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) nêu quan điểm: "Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là việc làm thường xuyên như cơm phải ăn, nước phải uống để nuôi sống một cơ thể người. Có nghĩa là nó không thể thiếu được. Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm cũng nhằm mục đích nhắc nhở mỗi chức danh được giao, được bầu cần phải được kiểm tra đánh giá, việc đó đã làm chưa? Làm đến đâu?".
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Đại biểu đã thực hiện trọng trách cao cả, vừa có ý nghĩa chính trị, pháp lý, khách quan, công tâm và chính xác đối với việc lấy phiếu
Phát biểu sau khi công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: "Với tinh thần trách nhiệm cao, Quốc hội đã thực hiện nghiêm túc, tuân thủ đúng mục đích, nguyên tắc, quy trình theo quy định để thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với 50 chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Việc lấy phiếu tín nhiệm đã thành công. Tôi thấy đại biểu đã thực hiện trọng trách cao cả, vừa có ý nghĩa chính trị, pháp lý, khách quan, công tâm và chính xác đối với việc lấy phiếu".
Trần Quyết - Hương Lan
Theo_Người Đưa Tin
Từ khi thanh sắt rơi chết người, đại biểu cũng sợ đường sắt trên cao Về dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, đại biểu Đỗ Văn Đương nói, từ hôm xảy ra tai nạn rơi thanh sắt làm chết người, ông cũng thấy sợ khi đi qua đây. Ông Đương lo xa: "Bộ trưởng có khẳng định tàu đi trên cao sẽ tuyệt đối an toàn?". Đại biểu Đỗ Văn Đương (TPHCM) đặt...