‘Cơn bão hoàn hảo’ trên thị trường dầu thô thế giới
Hai năm trước, khi mà đại dịch COVID-19 đang hoành hành trên các thị trường toàn cầu, tập đoàn dầu khí BP đã viết trong báo cáo năng lượng hàng năm của mình rằng nhu cầu dầu toàn cầu đã đạt đỉnh khoảng 100 triệu thùng/ngày vào năm 2019 và sẽ bắt đầu xu hướng giảm do ảnh hưởng của đại dịch.
Tuy nhiên hai năm sau, BP đã phải thừa nhận rằng họ có thể đã đánh giá thấp “ cơn khát dầu” của thế giới, mặc dù vẫn kiên định với dự báo dài hạn rằng xu hướng điện khí hóa các phương tiện giao thông cuối cùng cũng sẽ khiến nhu cầu dầu giảm xuống.
Trong khi đó, các ngân hàng đầu tư đã nhìn thấy trước xu hướng phục hồi nhu cầu dầu bởi đây là điều phải đến khi người dân ra đường nhiều hơn sau giai đoạn phong tỏa kéo dài. Điều họ không lường được là mức độ và tốc độ phục hồi nhu cầu đó.
Một cơ sở lọc dầu ở thị trấn al-Buraqah của Libya. Ảnh: AFP/TTXVN
Khoảng cách giữa kỳ vọng và thực tế
Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, chuyên gia Jeffrey Currie của Goldman Sachs mới đây đã thừa nhận rằng có một sự khác biệt lớn giữa kỳ vọng và nhu cầu thực tế trên thị trường dầu. Chuyên gia này nói: “ Thị trường dầu biến động nhanh hơn và mức độ thắt chặt về cơ bản là sâu hơn những gì chúng tôi nghĩ từ 3-6 tháng trước”, ông nói.
“Đây vẫn là những gì đã được dự báo trước nhưng với mức độ nghiêm trọng hơn nhiều so với suy nghĩ ban đầu. Thị trường năng lượng và thực phẩm sẽ chứng kiến sự tăng giá rất mạnh trong những tháng Hè sắp tới”, chuyên gia Currie đang nói thêm.
Có một điều cần lưu ý đó là ngay cả từ 3 đến 6 tháng trước, trước khi cuộc xung đột Nga-Ukraine xảy ra, đã có rất ít chuyên gia tin rằng thị trường dầu trên thực tế sẽ ở trạng thái cân bằng.
Video đang HOT
Chuyên gia Ed Morse của tập đoàn tài chính Citi là một trong những chuyên gia như vậy. Vào tháng Hai, ông chia sẻ với nhà báo Javier Blas của Bloomberg về dự báo rằng trường dầu mỏ sẽ thậm chí sẽ ở trạng thái dư thừa nhờ sản lượng tăng ở Mỹ, Brazil và Canada.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) gần đây dự báo sản lượng dầu ở khu vực Permian sẽ đạt mức cao kỷ lục trong tháng này. Tuy nhiên, điều đó không đủ để bù đắp sự mất cân bằng dầu toàn cầu. Nhiều nhà sản xuất dầu tại Mỹ cho biết họ không muốn – hoặc không thể thúc đẩy sản xuất vì thiếu hụt các nguồn lực cần thiết.
Tại Canada, sản lượng đang tăng cao. Theo Thủ hiến của bang Alberta, Jason Kenney, tổng sản lượng dầu của cả nước Canada có thể tăng gần 1 triệu thùng/ngày, nhưng điều này vẫn chưa xảy ra. Tại Brazil, sản lượng cũng đang tăng lên nhưng cho đến nay vẫn chưa tạo ra được sự khác biệt về giá cả.
Tất nhiên, lý do lớn nhất dẫn đến tình trạng mất cân bằng cung cầu hiện nay là các lệnh trừng phạt nhắm vào Nga, quốc gia xuất khẩu dầu và nhiên liệu lớn nhất thế giới. Lý do thứ hai là việc Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) không thể sản xuất nhiều như cam kết vì các vấn đề kinh niên của họ.
Trong khi đó, hai thành viên của OPEC có đủ công suất dự phòng để bù đắp lượng dầu bị mất đi của Nga là Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) lại tỏ dè dặt trong việc bơm thêm dầu.
Tuy nhiên, điều gây ngạc nhiên lớn nhất, cũng khó lường nhất với các nhà phân tích, chính là tốc độ phục hồi nhu cầu trở lại. Càng ngạc nhiên hơn khi thị trường phục hồi với tốc độ rất nhanh ngay cả khi giá dầu thế giới đã cao hơn nhiều so với mức trung bình các năm trở lại đây.
Sự đi “chệch hướng” của những yếu tố tưởng như có thể kiểm soát được
Giá xăng dầu được niêm yết tại trạm xăng ở Millbrae, California, Mỹ, ngày 16/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Tất nhiên, các phân tích và dự báo được xây dựng dựa trên những giả định có thể thay đổi bất cứ lúc nào, và khi có sự xuất hiện của yếu tố bất ngờ, các giả định nhanh chóng trở nên vô giá trị. Trong trường hợp này, yếu tố bất ngờ đó là cuộc xung đột Nga-Ukraine. Mặc dù vậy, ngay cả những yếu tố tưởng chừng như rõ ràng trước đó cũng đã tạo ra bất ngờ.
Sản lượng của dầu của Mỹ đã không tăng nhanh hoặc tăng nhiều như một số người mong đợi. Trong khi đó, xu hướng điện khí hóa giao thông gần như không tác động đến nhu cầu dầu bởi quá trình này đang diễn ra chậm hơn rất nhiều so với dự kiến. Và yếu tố có lẽ quan trọng hơn cả là việc OPEC và các đồng minh (OPEC ) có nhất trí tăng sản lượng dầu để cứu lấy nền kinh tế hay không?
Tất cả điều này đã trở thành yếu tố cần thiết tạo nên một “cơn bão dầu” hoàn hảo, thêm vào đó là sự cố ngừng hoạt động ở mỏ dầu lớn mới nhất tại Libya. Thông tin mới nhất từ Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, là họ sẽ đưa ra các giới hạn về xuất khẩu. Điều này chắc chắn dẫn đến giảm giá xăng dầu trong nước nhưng đẩy giá quốc tế tiếp tục tăng cao.
Trong khi đó, nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới là Trung Quốc lại đang tăng cường tích trữ dầu thô trong khi sản lượng từ các nhà máy lọc dầu giảm. Điều này khiến nhiều người tự hỏi liệu có phải tích trữ là giải pháp thông minh để đương đầu với cơn bão này hay không?
Công bố danh sách những người giàu nhất hành tinh, thứ hạng tỷ phú Phạm Nhật Vượng gây bất ngờ
Forbes chính thức công bố danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2022, qua đó vị trí của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng được công bố.
Vào chiều ngày 17/6 vừa qua, Forbes chính thức công bố danh sách top tỷ phú giàu nhất thế giới trong năm 2022. Theo đó, vì đại dịch, những xung đột chiến tranh và diễn biến khó lường trên thị trường toàn cầu đã ảnh hưởng nhiều đến các tỷ phú.
Trong bảng xếp hạng năm nay, Forbes có 2668 người, ít hơn 87 người so với 1 năm trước. Tổng giá trị của các cá nhân này đạt 12,7 nghìn tỷ USD, thấp hơn 400 tỷ USD so với năm 2021. Qua đó, CĐM cũng vô cùng tò mò về thứ hạng của ông Phạm Nhật Vượng - Chu tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Vingroup.
Với tài sản được định giá 6,2 tỷ USD, ông Phạm Nhật Vượng đứng thứ 411 trong danh sách những người giàu nhất thế giới, tụt 67 bậc so với vị trí 344 của năm 2021. Theo Forbes, tài sản của ông Vượng đã giảm từ 7,3 tỷ USD vào năm 2021 xuống còn 6,4 tỷ USD trong năm nay.
Không chỉ có ông Phạm Nhật Vượng, mà các tỷ phủ ở tại các quốc gia khác cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Qua đó, Nga là nơi số lượng tỷ phú và tài sản của họ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Cụ thể, lượng tỷ phú USD của Nga giảm 34 người so với năm ngoái. Trung Quốc cũng lâm vào cảnh tương tự. Việc siết chặt các quy định quản lý đã khiến danh sách năm nay ít hơn 87 người so với năm ngoái.
Mặt khác, Forbes cũng tìm ra hơn 1000 tỷ phú giàu hơn năm trước. Cụ thể, có 236 người bước chân vào danh sách này trong năm qua, bao gồm một số tỷ phú USD đầu tiên đến từ Barbados, Estonia, Uruguay, Bulgaria,...
Điểm qua một số cái tên tỷ phú đang đứng top, không nằm ngoài dự đoán, Elon Musk vẫn là người giàu nhất thế giới với khối tài sản là 219 tỷ USD, tăng mạnh so với năm 2021 là 151 tỷ USD. Jeff Bezos đứng thứ 2 với tài sản 171 tỷ USD, Benard Arnault và gia đình đứng thứ 3 với tài sản 158 tỷ USD. Bill Gates đứng thứ 4 với 129 tỷ USD. Warren Buffett đứng thứ 5 với 118 tỷ USD.
Từ vị trí thứ 6 đến thứ 10 bao gồm những cái tên: Larry Page với 111 tỷ USD; Sergey Brin với 107 tỷ USD, Larry Ellison với 106 tỷ USD, Steve Ballmer với 94 tỷ USD và Mukesh Ambani với 90,7 tỷ USD.
EU tung "vũ khí" làm khó Nga xuất khẩu dầu ra thế giới Ngoài bổ sung lệnh cấm vận với dầu nhập khẩu từ Nga, Liên minh châu Âu (EU) cũng có bước đi khác nhằm khiến Moscow gặp khó khăn trong việc đưa dầu đi ra thị trường toàn cầu. Một cơ sở lọc dầu của Nga (Ảnh: Reuters). Trong gói trừng phạt thứ 6 chống lại Nga vì chiến dịch quân sự ở Ukraine,...