Cơn bão “hạ bệ” mẹ chồng, mẹ vợ trong phim Việt: Cực đoan, quá quắt đến vô lý
Hết xây dựng mẹ chồng tai quái, các bà mẹ vợ trong phim Việt cũng được xây dựng quá lố khiến khán giả chùn chân khi nghĩ đến chuyện lập gia đình.
Sau “ Sống chung với mẹ chồng”, các bộ phim “ Cả một đời ân oán”, “Gạo nếp gạo tẻ” là những bộ phim lấy đề tài gia đình nối tiếp lên sóng.
Tuy nhiên, thay vì khai thác các yếu tố chân thật, giản đơn thể hiện tình cảm gia đình, phim Việt lại sa đà vào các tình tiết cực đoan khi xây dựng hình tượng các bà mẹ chồng mẹ vợ theo kiểu chẳng giống ai.
Bà Phương của Sống chung với mẹ chồng và những câu thoại kinh điển.
Bắt đầu từ cơn sốt “Sống chung với mẹ chồng”, nhân vật bà Phương gây bão bởi những câu khẩu quyết khó nghe, nhẫn tâm mà không phải ai cũng dám nói: “ Vợ cũng chỉ là một đứa con gái xa lạ ở tận đẩu tận đâu về. Không lấy đứa này thì lấy đứa khác!“.
Đây chỉ là một trong số rất nhiều câu nói gây tranh cãi, một thời gian dài khi bộ phim lên sóng.
Tiếp sau đó, bộ phim Cả một đời ân oán dựa trên nội dung kịch bản Cô dâu bạc triệu nổi tiếng của Đài Loan cũng gây nên nhiều ý kiến trái chiều.
Nhân vật bà Lan được xây dựng là người chủ gia đình nhưng lại trực tiếp đẩy cả ba đứa con trai vào cảnh vợ chồng ly tán chỉ vì tính cách độc đoán.
Đi qua hai phần với thời lượng hơn 50 tập, khán giả vẫn phải đặt ra câu hỏi: Không biết bao giờ bà Lan mới thôi thù ghét các cô con dâu.
Hình ảnh bà Lan của Cả một đời ân oán gắn với gương mặt khó chịu.
Video đang HOT
Ngay cả khi cô con dâu là Dung đã ly hôn với Đăng suốt 20 năm, khi tình cờ gặp lại, việc đầu tiên bà Lan làm vẫn là nhiếc móc, xúc phạm cô con dâu này thậm tệ.
Chỉ một lần lỡ lấy nhầm chồng của Dung mà bị bi kịch trở thành khắc tinh của Vũ gia đeo đẳng suốt cả cuộc đời, bảo sao khán giả không ngán ngẩm mà bỏ theo dõi.
Đến tình tiết gần đây nhất khi bà Lan mờ mắt nhận nhầm cháu mà không cần thử ADN, nhưng lại nhất quyết cấm cho con trai quay lại cô con dâu vô sinh, không cho nhận con nuôi vì “khác máu tanh lòng” lại càng khiến nhân vật này trở nên khó hiểu trong mắt người xem: “ Gia tộc Vũ Gia đến lúc này vẫn nguyên huyết thống mà cũng loạn hết cả rồi còn gì? Thôi tạo nghiệp đi bà Lan ơi…“.
Bà Mai trong Gạo nếp gạo tẻ hành từ con ruột đến con rể.
Cơn bão hạ bệ hình tượng các bà mẹ tiếp tục lấn sân sang cả nhà các bà mẹ vợ qua hình tượng bà Mai trong Gạo nếp gạo tẻ.
Dù xuất thân là một giáo viên đã về hưu, những hành động của thiếu nhân văn của bà Mai luôn khiến người xem ám ảnh. Hành hạ từ con đẻ đến con rể chưa đủ, bà còn hành cả ông thông gia chỉ vì gia cảnh thấp kém hơn so với nhà mình.
Thử hỏi trên đời có bà mẹ nào hám tiền đến mức chỉ mong con mình ly hôn như bà Mai?
Tình tiết bà lấy lý do thương cô con gái Hoa hậu của mình mà khuyên con rể bỏ vợ chính là một trong những lời thoại gây tranh cãi nhất của Gạo nếp gạo tẻ những ngày gần đây: “ Nếu cậu thực sự thương nó thì hãy buông tha cho nó, để nó đi kiếm hạnh phúc mới. Cậu có thể coi tôi là bà mẹ vợ độc ác nhưng thật lòng đó, ly dị con gái tôi đi“.
Hôn nhân trong phim Việt chẳng mấy khi bình yên bởi các ông bố bà mẹ tai quái.
Hình ảnh ông bố của Kiệt lếch thếch lên thành phố thăm con cháu nhưng lại bị bà Mai đuổi về, còn không được vào nhà uống cốc nước khiến nhiều khán giả ngán ngẩm: “ Người tốt như Kiệt mà kết hôn còn chẳng ra sao, còn khổ cả người nhà mình. Ở vậy cho nhanh“.
Không thể phủ nhận những nhân vật bà mẹ chồng mẹ vợ được xây dựng đầy kịch tính trên phim sẽ giúp tạo nên hiệu ứng cao trào, khiến khán giả chú ý hơn.
Nhưng “cố quá thành quá cố” nếu các câu chuyện và tình huống cực đoan phản nhân văn, phản giáo dục được lồng ghép vào những bộ phim gia đình một cách tràn lan, chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ và quan điểm của giới trẻ.
Theo Trí Thức Trẻ
Đâu chỉ "Gạo Nếp Gạo Tẻ", ba phụ nữ này của "Cả Một Đời Ân Oán" cũng đáng thương mà... thương không nổi!
Dù có số phận đáng thương nhưng trong "Cả Một Đời Ân Oán", ba người phụ nữ này lại khiến khán giả không thể thương nổi.
Trong bất cứ bộ phim truyền hình Việt Nam nào cũng sẽ luôn có một số tuyến nhân vật tiêu biểu như "nhà giàu hống hách chèn ép người khác", "người thấp cổ bé họng luôn chịu điều bất công", "hay là những kẻ ích kỉ và vụ lợi",... Họ giống như những mảnh ghép làm cho bộ phim thêm phần kịch tính, hấp dẫn; đồng thời phản ảnh sự chân thật của cuộc sống. Nhưng dường như có đôi lúc, sự "drama hóa" của các nhân vật này được các biên kịch đẩy lên hơi quá đà, khiến cho khán giả không thể thông cảm hay thương nổi dù có rất nhiều lý do khiến họ nên được khán giả... thương!
Nếu như trong Gạo Nếp Gạo Tẻ, khán giả ghét cay ghét đắng Hân nhưng đồng thời càng xem càng hiểu được tại sao cô nàng lại quá quắt, hay dù anh chồng Kiệt bị mẹ vợ và vợ hạch sách đủ điều nhưng anh cũng quá nhu nhược thì trong Cả Một Đời Ân Oán cũng có đến 3 kiểu phụ nữ dù số phận rất đáng thương nhưng thực sự là không thể thương nổi!
Người mẹ cay nghiệt vì thiếu thốn tình thương
Nhân vật điển hình cho việc vì thiếu tình cảm nên đã o ép người khác phải theo ý mình, đó là bà Lan (Mỹ Uyên). Mục đích của nhân vật này không hề xấu, chỉ là muốn những người xung quanh mình hạnh phúc, thế nhưng hướng đi thì lại hoàn toàn sai lệch.
Với bà Lan, vẫn hiểu bà vì thương hai đứa con trai và cháu nội nên mới hành xử một cách quá đáng vậy. Nhưng nhìn trên một phương diện khác, thì bà chỉ đang cố làm tròn bổn phận một người con dâu Vũ gia, đó là nối dõi và giúp con trai kế nghiệp chồng.
Nếu như bà Lan san sẻ một chút tình thương con trai sang con dâu, thì mọi chuyện đã khác. Dung (Hồng Diễm) là một người con dâu tốt, trong cách nói chuyện thì Ngọc (Đan Lê) cũng không quá quắt gì, nhưng có lẽ vì chịu quá nhiều sự o ép nên cả hai mới phải rời đi. Cái cảnh tuổi già phải lủi thủi ăn một mình, sống một mình đã nhiều khán giả cho rằng là một sự trả giá công bằng với bà Lan dù thực chất, bà là một người rất đáng thương.
Nàng dâu chỉ biết sống vì bản thân mà bất chấp hại chồng, hại bạn
Còn ai khác ngoài cô Diệu (Lan Phương)!? Sống vì mình thì không sai, nhưng sống vì mình mà chà đạp lên hạnh phúc người khác thì sai lắm! Diệu là một cô gái mồ côi sống cùng sự ghẻ lạnh của chú dì, luôn mang trong mình một ước nguyện rằng sau này con mình phải có cả bố và mẹ, con mình phải sống trong giàu sang.
Thế nhưng đồng tiền là đồng bạc, thực chẳng dễ dàng có được nó nếu không phải tự tay mình làm ra. Vì ám ảnh về cuộc sống không có bố mẹ nên Diệu luôn tìm cách giữ chân Phong (Hồng Đăng), ghen tuông mù quáng. Đó cũng chính là một phần lý do mà Diệu mất tất cả về sau. Thật tréo ngoe khi cô nàng vì muốn chuẩn bị tốt cho tương lai đến nỗi không từ thủ đoạn, kể cả làm hại bạn mình, chồng mình nhưng rốt cuộc đổi lại là một cuộc sống đơn thân với cô con gái.
Nàng dâu nhu nhược gọi dạ bảo vâng, tưởng đáng thương nhưng càng coi càng đáng bực!
Còn cái tên nào xứng đáng hơn để đứng vào vị trí này hơn Dung (Hồng Diễm)? Chịu biết bao tủi cực và ép uổng từ phía bà Lan, nhưng Dung không những không lên tiếng bảo vệ bản thân, mà còn luôn nói tốt cho bà đến mức khán giả phải thấy bức xúc dùm. Thậm chí, mẹ ruột của Dung còn phải hét lên rằng: "Mày có nói tốt cho họ thì họ cũng chẳng cho mày cái gì đâu!".
Suốt cả phần 1, ấn tượng về Dung chỉ là những câu "Dạ vâng con biết rồi ạ", "con xin lỗi mẹ", "con sẽ làm lại ngay ạ" nghe vài lần thì thấy thương nhưng nghe nhiều quá đâm ra mệt. Là con dâu cả nhà họ Vũ danh giá, nhưng Dung chỉ vì không muốn mẹ chồng phật lòng mà tự biến mình thành... giúp việc, càng tạo điều kiện cho mình bị xem thường. Không phải cứ nhẫn nhịn, chịu nhục, chịu đựng là tốt đâu!
Lúc nào Dung cũng phảng phất nỗi buồn
Trước nỗi đau mất con, Dung chỉ chịu đựng một mình, rồi lại một mình suốt 20 năm trời nuôi Bình (Anh Tuấn) khôn lớn. Vẫn biết việc đoạn tuyệt này xuất phát từ câu chuyện năm xưa, nhưng có lẽ nào Dung đang tước đi của con sự hạnh phúc khi sống với người bổ đẻ của mình hay không ?
Lại nói, tất cả những nhân vật trên tuy đáng thương, nhưng lỗi trước hết là ở chính họ. Bà Lan nếu không quá hà khắc thì sẽ chẳng bao giờ phải chịu cảnh cô đơn khi tuổi già đến, hai người con trai bà cũng được hạnh phúc và vui vầy bên vợ con. Về phần những người bước chân ra đi khỏi Vũ gia, thay vì chọn cách ra đi trong im lặng rồi chịu mọi thiệt thòi như Dung, như Ngọc, họ có thể nói với bà Lan những gì họ thấy là không nên, không phải. Nhưng thế vừa giúp mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu tốt đẹp hơn, gia đình cũng trở nên hoà hợp nữa.
Những tình tiết thú vị vẫn còn chờ ở phía trước, hãy cùng đón xem bộ phim Cả Một Đời Ân Oán vào lúc 21h40 mỗi thứ tư, thứ năm hàng tuần.
Theo Trí Thức Trẻ
Hai chàng rể của 'Gạo nếp gạo tẻ': Hai bức tranh tương phản nhưng đều mang gam màu buồn tẻ Nếu như nhiều người đồng cảm và thấy thương cho số phận của Kiệt thì ngược lại, đối với nhân vật Công, đó là sự coi thường, khinh miệt vì anh tham mê tiền bạc, nhan sắc của nhân tình mà quên đi sự vất vả, lam lũ của người vợ trong những năm tháng khó khăn cùng anh. Có thể nói đến...