Cơn bão có đường đi lạ gần biển Đông
Bão Man-yi vào rạng sáng 26-11 đã quay trở lại Khu vực trách nhiệm Philippines (PAR) với sức gió lên đến 135 km/giờ và di chuyển với tốc độ nhanh hơn.
Trước đó, bão Man-yi (Philippines gọi là Tomas), tiến vào PAR lần đầu tiên vào chiều tối ngày 23-11 (giờ địa phương) trước khi rời đi vào sáng 24-11.
Trong bản tin sáng 26-11, Cục quản lý Khí quyển, Địa Vật lý và Thiên văn Philippines (PAGASA) cho biết Tomas cách TP Aparri, tỉnh Cagayan 1.410 km về phía Đông. Bão này hiện di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ 25 km/giờ, so với mức 10 km/giờ trước đó.
Trước khi quay trở lại PAR, bão này có sức gió lên đến 160 km/giờ.
Đường đi của bão Man-yi. Ảnh: PAGASA
Chuyên gia Aldczar Aurelio của PAGASA giải thích bão Tomas suy yếu do tương tác với không khí khô lạnh từ cơn gió mùa Đông Bắc. Ông này cũng dự báo bão sẽ suy yếu hơn nữa khi di chuyển trên biển Philippine trong những ngày tới.
Video đang HOT
Tomas dự kiến rời PAR lần nữa vào ngày 28-11, không đổ bộ vào Philippines và không ảnh hưởng trực tiếp đến nước này. Đây là bão thứ 20 của Philippines từ đầu năm đến giờ, qua đó đạt mức bình quân hàng năm dù vẫn còn hơn một tháng nữa mới hết năm.
Trong khi đó, theo PAGASA, gió mùa Đông Bắc dự kiến tiếp tục ảnh hưởng đến phía Bắc đảo Luzon.
P.Võ (Theo Rappler, Philstar.com)
Theo nld.com.vn
Philippines nhận tàu tuần tra thứ 10 từ Nhật Bản
Cảnh sát biển Philippines (PCG) ngày 20.8 đã tiếp nhận chiếc tàu tuần tra lớp Parola dài 44 m do Nhật Bản đóng, đây là chiếc tàu cuối cùng trong lô 10 chiếc Nhật Bản đóng cho nước này.
Tàu MRRV thứ 10 do Nhật đóng, cập cảng Nam, Manila ngày 20.8 CẢNH SÁT BIỂN PHILIPPINES
Theo thông tin từ PCG, một buổi lễ đón tiếp chiếc tàu mang tên BRP Engao (số hiệu 4411) đã được tổ chức tại cầu tàu số 13, cảng Nam ở Manila. Engao cũng là tên 1 ngọn hải đăng ở đảo Palaui, Santa Ana, tỉnh Cagayan. 9 chiếc tàu cùng loại trước đó đều mang tên các ngọn hải đăng ở Philippines.
Tàu tuần tra lớp Parola này dài 44 m, sức chở 25 người CẢNH SÁT BIỂN PHILIPPINES
Đây là loại tàu tuần tra đa năng phản ứng nhanh (MRRV) lớp Parola (phát triển từ tàu lớp Raizan của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản), dài 44 m, ngang 7,5 m, lượng choán nước 280 tấn. Tàu trang bị 2 động cơ diesel MTU 12V 4000 M93L công suất 2.580 kw, tốc độ tối đa 25 knot (46 km/giờ), tầm hoạt động tối đa 1.500 hải lý (2.778 km) với tốc độ hành trình 16 knot (30 km/giờ). Tàu biên chế 25 thuỷ thủ (5 sĩ quan), cùng các thiết bị hàng hải và liên lạc hiện đại, camera quan sát đêm, thiết bị phát hiện lửa, buồng lái gắn kính chống đạn. Mỗi tàu có 3 súng phun nước, vũ khí gắn thêm có thể có pháo 20 mm.
Tàu còn có bảng chữ điện tử bên hông để phát thông báo CẢNH SÁT BIỂN PHILIPPINES
Tàu do công ty Japan Marine United (JMU) tại Yokohama (Nhật) đóng, trong khuôn khổ chương trình cho vay ưu đãi ODA của Chính phủ Nhật Bản dành cho Philippines ký kết năm 2013 nhằm nâng cao năng lực bảo đảm an toàn hàng hải của Philippines. Riêng số tiền cho vay để đóng mới 10 tàu tuần tra là 8,8 tỉ peso (khoảng 189 triệu USD). Chiếc đầu tiên về Philippines vào tháng 8.2016.
Lớp tàu tuần tra Raizan của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản LỰC LƯỢNG BẢO VỆ BỜ BIỂN NHẬT BẢN
Tàu tuần tra loại MRRV chủ yếu dùng thực hiện các nhiệm vụ thực thi pháp luật trên biển, bảo đảm an toàn hàng hải, cứu hộ cứu nạn, chống hải tặc...
Tàu tuần tra cỡ nhỏ loại 24 m Philippines nhận từ Pháp ngày 8.8 CẢNH SÁT BIỂN PHILIPPINES
Ngoài ra trong năm nay Cảnh sát biển Philippines dự kiến nhận thêm 2 tàu tuần duyên loại lớn của Nhật (dài 92 m), 5 tàu tuần tra của Pháp gồm 1 chiếc loại lớn (dài 82 m) và 4 tàu tuần tra dài 25 m (chiếc đầu tiên đã nhận hôm 8.8).
Theo TNO
Tổng thống Duterte lại gây choáng váng với phát ngôn báng bổ Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bị gán mác "xấu xa" và "tâm thần" sau khi ông một lần nữa gây phẫn nộ vì gọi thượng đế là "ngu ngốc" và "con hoang" ở quốc gia Công giáo lớn nhất Châu Á. Tổng thống Rodrigo Duterte. Ảnh: Reuters Trong một bài phát biểu trên truyền hình hôm 22.6, ông Duterteđặt câu hỏi vì sao...