“Con bài” khôn ngoan của Iran, Cuba để Mỹ phải nể
Chuyến công du châu Âu của Tổng thống Iran Hassan Rouhani và Chủ tịch Cuba Raul Castro đều có tác động của bước đột phá mở ra thời kỳ quan hệ mới cho Iran và Cuba với EU nói chung và với những thành viên của EU nói riêng.
Chủ tịch Cuba Raul Castro trước tượng đài Chiến sĩ Vô Danh ở Paris ngày 1.2.2016.
Ông Rouhani tới thăm Italia, Toà thánh Vatican và Pháp. Ông Raul Castro thăm Pháp sau khi đã gặp Giáo hoàng Francis ở Toà thánh Vatican hồi năm ngoái. Ông Rouhani có chuyến đi châu Âu đầu tiên kể từ khi có được thỏa thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran giữa nước này với 5 nước ủy viên thường trực HĐBA LHQ – gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp – và Đức.
Đây là chuyến công du đầu tiên của một nguyên thủ Cuba từ 21 năm qua. Hoạt động ngoại giao này đánh dấu sự bình thường hóa quan hệ giữa La Habana với châu Âu.
Iran xem Italia, Cuba coi Pháp là cửa ngõ quan trọng và quyết định nhất để tiếp cận EU và châu Âu, để thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương và tận dụng các mối quan hệ song phương này làm tiền đề và động lực, đòn bẩy và chất xúc tác cho gây dựng và đẩy mạnh quan hệ của họ với EU và với những thành viên khác của EU.
Và hiển nhiên, cả Iran và Cuba còn dùng những cặp quan hệ trong EU để làm đối trọng cho quan hệ của họ với Mỹ. Tác động của việc chơi “con bài” đối trọng này không hề nhỏ bởi tuy vấn đề hạt nhân của Iran đã được giải quyết nhưng quan hệ giữa Mỹ và Iran vẫn chưa được bình thường hoá và tuy quan hệ giữa Mỹ và Cuba đã chính thức được bình thường hoá nhưng Mỹ vẫn chưa chịu dỡ bỏ hoàn toàn mọi biện pháp trừng phạt Cuba.
Video đang HOT
Hay nói cách khác, cả 3 nước này vẫn còn cần thêm không ít thời gian và còn phải cùng nhau vượt qua không ít trở ngại thì mới có thể đạt được mức độ quan hệ như hiện tại đang có giữa Iran và Cuba với EU và nhiều thành viên của EU.
Cho nên đi trước Mỹ và những đối tác khác thì sẽ tạo dựng được cho mình lợi thế và ưu thế so với Mỹ và những đối tác kia. Iran và Cuba hiện có nhu cầu rất lớn về phát triển kinh tế xã hội ở trong nước và hội nhập quốc tế sau thời gian dài bị Mỹ và Phương Tây thù địch, bao vây cấm vận và trừng phạt. Cả hai đều cần có đối tác mới để hợp tác kinh tế, tranh thủ vốn đầu tư và trao đổi thương mại. EU và nhiều thành viên EU, đặc biệt là Pháp và Italia, đều phát hiện ở trong nhu cầu ấy của Iran và Cuba rất nhiều cơ hội mới về ảnh hưởng chính trị và lợi ích kinh tế, đầu tư và thương mại.
Họ thậm chí còn không thể không sy thức được về tính cấp thiết của việc phải kịp thời nắm bắt và tận dụng những cơ hội mới được mở ra ấy trong quan hệ với Iran và Cuba bởi chừng nào Mỹ còn chần chừ và nội bộ Mỹ còn bất đồng quan điểm về chính sách đối với Iran và Cuba thì chừng đó EU và những thành viên của EU còn có thể tranh thủ được thời gian để tạo lợi thế và củng cố ưu thế.
Cũng chính vì vậy mà trước khi ông Rouhani và ông Castro đi châu Âu, EU và các thành viên EU đã có nhiều đoàn cấp cao đến Iran. Năm ngoái, tổng thống Pháp Francois Hollande còn là tổng thống đầu tiên của Pháp và người đứng đầu nhà nước đầu tiên của các nước Phương Tây tới Cuba. Câu lạc bộ Paris đã nhanh chóng giải quyết ổn thỏa vấn đề nợ cũ của Cuba. EU cũng không chần chừ với việc dỡ bỏ ngay những biện pháp trừng phạt Iran liên quan đến vấn đề hạt nhân của Iran.
Việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran và bình thường hoá quan hệ giữa Mỹ và Cuba còn làm thay đổi cả cục diện quan hệ ở khu vực Trung Đông và vùng Vịnh (xung quanh Iran) cũng như khu vực Mỹ Latinh (láng giềng của Cuba), mở ra thời kỳ mới cho hai khu vực này và những đối tác coi trọng và quan tâm tới hai khu vực này.
Theo Danviet
Thêm sức mạnh hàn gắn quan hệ Mỹ - Cuba
Sự kiện Chủ tịch Cuba Raul Castro tới Mỹ tham dự Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững của Liên hợp quốc (LHQ) thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế...
... Vì đây là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của người đứng đầu Cuba trong 56 năm qua, khẳng định thêm xu thế hòa giải giữa hai nước cựu thù thời Chiến tranh Lạnh.
Chủ tịch Cuba Raul Castro ngày 26/9 phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh LHQ về Phát triển bền vững tại thành phố New York (Mỹ).
Trong bài phát biểu tại New York, Chủ tịch Raul Castro đã hoan nghênh việc tái lập quan hệ với Mỹ là một "tiến bộ quan trọng", song nhấn mạnh rằng lệnh cấm vận vẫn còn là vấn đề dang dở, cần được giải quyết trong thời gian tới. Theo ông, đó là "vật cản chính" đối với sự phát triển kinh tế của La Habana.
Đề cập tới một nghị quyết của LHQ kêu gọi chấm dứt lệnh cấm vận kéo dài nhiều thập kỷ qua đối với Cuba, ông nhấn mạnh: "Chính sách như vậy, vốn bị 188 nước thành viên LHQ phản đối, cần phải được dỡ bỏ".
Giới phân tích nhận định Cuba và Mỹ đang nỗ lực cùng nhau khép lại một chương đen tối trong lịch sử quan hệ song phương, tiếp nối những diễn biến tích cực sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Raul Castro đạt được thỏa thuận tái thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 12/2014.
Hai nước đã nhanh chóng triển khai hàng loạt bước đi nhằm đẩy nhanh quá trình này. Mỹ và Cuba đã tiến hành 4 vòng đàm phán lần lượt tại thủ đô của hai nước với những tiến triển trong nhiều vấn đề quan trọng. Trung tuần tháng 7 vừa qua, Washington và La Habana chính thức mở đại sứ quán tại mỗi nước. Mỹ cũng dần dỡ bỏ các rào cản trong quan hệ thương mại hai nước như nới lỏng các hạn chế về đi lại và thương mại, giúp mở ra những lĩnh vực hợp tác song phương mới.
Ngay trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Raul Castro, chính quyền của ông Obama thông báo đang cân nhắc việc bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết hàng năm của LHQ chỉ trích các biện pháp bao vây cấm vận Cuba. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử quan hệ hai nước.
Nếu bỏ phiếu trắng, đây sẽ là lần đầu tiên chính quyền Washington không phản đối một nghị quyết trực tiếp chỉ trích và yêu cầu chấm dứt lệnh cấm vận do chính nước Mỹ áp đặt chống Cuba cách đây 54 năm, đẩy Quốc hội nước này vào một cuộc đối đầu với chính quyền của Tổng thống Obama và phần còn lại của thế giới.
Có thể nói, lệnh bao vây cấm vận là rào cản cuối cùng trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Mỹ - Cuba. Trong hơn nửa thế kỷ qua, "bức tường" mà Mỹ dựng lên nhằm cô lập Cuba với thế giới bên ngoài đã gây thiệt hại to lớn cho La Habana. Lệnh phong tỏa của Mỹ đã gây tổn thất hơn 1.000 tỷ USD cho Cuba. Tuy nhiên, bất chấp sự chống phá và sức ép của lệnh bao vây cấm vận, Cuba vẫn đứng vững và tiếp tục phát triển.
Trong khi đó, chính nước Mỹ cũng phải trả giá đắt vì cuộc cấm vận. Các công ty Mỹ bị thiệt hại hàng tỷ USD vì không làm ăn được với Cuba, chưa kể những cơ hội kinh doanh lớn ở đảo quốc xinh đẹp này trong tương lai, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
Ngoài ra, xét về mặt chính trị, chính sách cấm vận chống Cuba cũng khiến Washington mất vị trí ngay tại khu vực từng được coi là "sân sau" của Mỹ, là chướng ngại vật lớn nhất trên con đường cải thiện quan hệ giữa Mỹ với các nước Mỹ Latinh.
Chính vì vậy, dỡ bỏ lệnh cấm vận phi lý này là điều tất yếu để khép lại một chương đen tối trong lịch sử quan hệ Mỹ-Cuba, mang lại lợi ích cho cả hai nước. Dù còn tồn tại những khác biệt về một số vấn đề, nhưng các nhà lãnh đạo của hai cựu thù thời Chiến tranh Lạnh đều chia sẻ nhận thức chung rằng trong các quan hệ quốc tế ngày nay, xu thế đối đầu đã trở nên lỗi thời và cần được thay thế bằng xu thế hòa giải nhằm mang lại lợi ích cho người dân của mỗi nước, thay vì phục vụ ý chí chính trị của một bộ phận chính khách bảo thủ tại các nước lớn.
Những nỗ lực thực tế cùng tuyên bố gợi mở của chính quyền Tổng thống Obama về lệnh cấm vận Cuba và sự có mặt lần đầu tiên của nhà lãnh đạo La Habana tại quốc gia đối địch trong hơn nửa thế kỷ qua đã khẳng định xu thế tất yếu này.
Theo TTXVN/baotintuc.vn
Chủ tịch Cuba Raul Castro lần đầu tiên đến Mỹ Chủ tịch Cuba, ông Raul Castro sẽ đến Mỹ để tham dự cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào cuối tháng 9; đây là chuyến đi Mỹ đầu tiên của ông Castro trên cương vị chủ tịch Cuba. Chủ tịch Cuba sẽ đến Mỹ vào cuối tháng này - Ảnh: AFP Chủ tịch Cuba, ông Raul Castro sẽ có chuyến công...