“Cơn ác mộng” với Triều Tiên khi Hàn Quốc mua phi đội F-35 của Mỹ
Việc Hàn Quốc sở hữu 40 chiếc F-35 do Mỹ sản xuất có thể đặt Không quân Triều Tiên vào tình thế nguy hiểm bởi những tính năng vượt trội của dòng máy bay chiến đấu tối tân này.
Máy bay F-35A của Mỹ xuất hiện tại Hàn Quốc hồi tháng 3. (Ảnh: Getty)
Không quân Hàn Quốc cuối tháng 3 đã tiếp nhận 2 chiếc đầu tiên trong lô 40 máy bay chiến đấu F-35 do tập đoàn Lockheed Martin sản xuất. Đây là hợp đồng trị giá 7,4 nghìn tỷ won (6,5 tỷ USD) được Mỹ và Hàn Quốc ký hồi năm 2014. Theo kế hoạch, Washington sẽ bàn giao cho Seoul tổng cộng 10 chiếc F-35 trước cuối năm nay.
Động thái của Hàn Quốc ngay lập tức vấp phải sự phản đối dữ dội từ Triều Tiên. Trang web tuyên truyền Uriminzokkiri của nhà nước Triều Tiên chỉ trích đây là “hành động thù địch làm gia tăng căng thẳng quân sự trên bán đảo Triều Tiên và thách thức trực tiếp những nỗ lực xây dựng hòa bình trong khu vực”. Uriminzokkiri thậm chí cảnh báo Hàn Quốc nên cân nhắc đến “những hậu quả thảm khốc” nếu triển khai F-35 trong khu vực.
Câu hỏi đặt ra là liệu máy bay chiến đấu tàng hình F-35 mới được tiếp nhận có tương thích với phi đội đang hoạt động của Hàn Quốc hay không? Và F-35 có thể đóng vai trò như thế nào trong việc đối phó với không quân của Triều Tiên?
Không quân Hàn Quốc hiện vận hành một loạt máy bay chiến đấu tối tân do Mỹ sản xuất, bao gồm 100 chiếc KF-16C và khoảng 60 chiếc F-15K Slam Eagle. Máy bay KF-16C đã được trang bị đầy đủ tên lửa không đối không AMRAAM của Mỹ với hai phiên bản AIM-120C-5 và AIM-120C-7.
Theo National Interest, sự kết hợp giữa máy bay KF-16C với tên lửa AMRAAM đã giúp Không quân Hàn Quốc chiếm ưu thế hơn hẳn so với các máy bay chiến đấu mà Không quân Triều Tiên đang vận hành.
Video đang HOT
Phần lớn phi đội máy bay chiến đấu Triều Tiên gồm các biến thể MiG-27 và J-7, chỉ được trang bị các tên lửa không đối không hồng ngoại tầm ngắn. Theo đó, các máy bay KF-16C của Hàn Quốc có thể phóng tên lửa AMRAAM, sau đó quay đầu và rời đi nhanh chóng trước khi các máy bay MiG của Triều Tiên kịp khóa mục tiêu.
Mặc dù Không quân Triều Tiên cũng có các máy bay chiến đấu hiện đại hơn như MiG-23 và MiG-29, song chất lượng của radar và tên lửa trang bị trên các máy bay này vẫn thua xa so với sự kết hợp giữa KF-16 và AMRAAM của Không quân Hàn Quốc.
Trong khi đó, F-15K Slam Eagle, dòng máy bay chiến đấu được đánh giá cao với sự tập trung nhiều hơn vào các chiến dịch không đối đất, được chế tạo dựa trên mẫu F-15E Strike Eagle của Mỹ. F-15K của Hàn Quốc được trang bị “mắt thần” ngắm mục tiêu Sniper, cho phép máy bay chiến đấu này tự phát hiện mục tiêu và dẫn đường cho bom laser tiêu diệt các mục tiêu, đặc biệt các mục tiêu chiến thuật và chiến lược trên mặt đất.
MiG-29 – một trong số các máy bay chiến đấu của Không quân Triều Tiên (Ảnh: Sofrep)
Nếu Không quân Hàn Quốc đã đủ sức tấn công các mục tiêu cả trên không lẫn mặt đất như vậy rồi, tại sao nước này vẫn cần đặt mua F-35 của Mỹ?
Câu trả lời nằm ở các cảm biến của F-35. F-35 có cảm biến quang điện tử rất mạnh, được sử dụng để tấn công máy bay đối phương.
Trong cuộc tập trận Red Flag 2019, cảm biến quang học của F-35 đóng vai trò rất lớn giúp máy bay này hoạt động thành công trong môi trường tác chiến điện tử, trong khi các máy bay chiến đấu thế hệ 4 như F-16C gần như “bị mù”.
Bất kỳ kịch bản xung đột nào với Triều Tiên cũng có thể xảy ra trong môi trường tác chiến điện tử và gây nhiễu mạnh.
Các máy bay chiến đấu MiG-29 của Triều Tiên cũng được trang bị cảm biến quang điện tử, tuy nhiên các hệ thống cảm biến này có tuổi đời từ thập niên 1980 và không đủ sức để theo kịp các cảm biến hiện đại của Nga và Mỹ.
Trong vụ chạm trán ở biên giới hồi đầu năm nay, cả Ấn Độ và Pakistan đều tuyên bố sử dụng tác chiến điện tử để giành lợi thế trong cuộc không chiến. Ấn Độ cho biết nước này đã gây nhiễu toàn bộ radar của máy bay chiến đấu Pakistan trong vụ đụng độ hôm 26/2, trong khi truyền thông đưa tin máy bay MiG của Ấn Độ bị bắn rơi do Pakistan gây nhiễu đường truyền liên lạc giữa máy bay và sở chỉ huy.
Với việc sở hữu dàn máy bay chiến đấu F-35A được trang bị các cảm biến và hệ thống liên lạc tối tân, Không quân Hàn Quốc có thể tránh kịch bản rơi máy bay tương tự Ấn Độ nếu xảy ra xung đột với Triều Tiên.
Hàn Quốc có thể sắp xếp để các máy bay F-35A mới bay cùng đội hình với các máy bay chiến đấu thế hệ 4 nhằm tạo góc nhìn bao quát tốt hơn về tình hình thực chiến, đồng thời bảo đảm khả năng liên lạc giữa phi công và sở chỉ huy, từ đó nâng cao năng lực tác chiến của toàn đội bay. Việc vận dụng mô hình tác chiến này sẽ giúp khắc phục một trong những điểm yếu lớn nhất của F-35, đó là khả năng mang theo lượng vũ khí hạn chế trong thân máy bay.
Ngoài ra, Không quân Hàn Quốc có thể triển khai F-35A để trấn áp hoặc phá hủy các sứ mệnh phòng không của đối phương. Năng lực tàng hình và gây nhiễu của F-35 sẽ giúp máy bay chiến đấu này có khả năng sống sót cao hơn so với các máy bay chiến đấu thế hệ 4 của Không quân Hàn Quốc khi được triển khai cùng một nhiệm vụ.
Theo DNVN
Triều Tiên cảnh báo "hậu quả thảm khốc" khi Hàn Quốc quyết định triển khai F-35
Truyền thông quốc gia Triều Tiên đã chỉ trích việc Hàn Quốc quyết định triển khai các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ năm F-35 do Mỹ sản xuất vào cuối năm nay, cho rằng đây là một động thái làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Các máy bay chiến đấu của Mỹ và Hàn Quốc trong một cuộc tập trận chung năm 2017. (Ảnh: AP)
Cuối tháng trước, Hàn Quốc đã nhận bàn giao hai máy bay chiến đấu F-35A do Mỹ sản xuất mặc dù Seoul vẫn chưa quyết định thời điểm chính thức triển khai các máy bay này.
Theo kế hoạch, Mỹ sẽ bàn giao tổng cộng 10 máy bay chiến đấu tàng hình F-35A do tập đoàn Lockheed Martin sản xuất cho Hàn Quốc trước cuối năm nay. Năm 2014, Hàn Quốc đã quyết định mua 40 chiếc F-35A để triển khai cho đến năm 2021 với giá trị hợp đồng lên đến 7,4 nghìn tỷ won (6,5 USD).
Tuy nhiên, theo Yonhap, động thái này đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt của Triều Tiên. Hãng tin Uriminzokkiri, một trang web chuyên truyền đạt các thông tin từ hãng thông tấn Triều Tiên KCNA, ngày 7/4 chỉ trích: "Đây là một hành động thù địch làm gia tăng cương thẳng quân sự trên bán đảo Triều Tiên và thách thức trực tiếp những nỗ lực xây dựng hòa bình trong khu vực".
Uriminzokkiri cảnh báo, Hàn Quốc nên cân nhắc đến "những hậu quả thảm khốc" nếu triển khai các máy bay F-35 trong khu vực.
Cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên rơi vào bế tắc sau khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai hồi cuối tháng 2 giữa Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump không đạt được bất cứ thỏa thuận hay tuyên bố chung nào do bất đồng về lệnh trừng phạt.
Hàn Quốc được cho là đang nỗ lực để nối lại các cuộc đàm phán Mỹ - Triều trong thời gian tới. Về phía Mỹ, giới chức nước này vẫn để ngỏ khả năng tiến hành hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần ba song cũng cảnh báo sẽ duy trì trừng phạt cho đến khi Bình Nhưỡng giải trừ hạt nhân. Tuần trước, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan cho biết, Mỹ sẽ không giảm các cuộc tập trận với Hàn Quốc nhằm đảm bảo an ninh và củng cố cam kết với đồng minh.
Theo DNVN
Tàu tấn công đổ bộ Mỹ chở chiến đấu cơ F-35 tới Biển Đông Tàu tấn công đổ bộ USS Wasp của Hải quân Mỹ mang theo 10 máy bay chiến đấu F-35 đã đi qua vùng biển tranh chấp ở Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng đang diễn ra với Trung Quốc, tờ National Interest đưa tin. Tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp của Hải quân Mỹ USS Wasp chở gấp đôi số lượng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bất ngờ vì láng giềng của Dải Ngân hà đang bị xé toạc

Trung Quốc sẽ dùng đất mặt trăng để in gạch xây căn cứ tại đây

Nga phát động cuộc tấn công mùa xuân mới khi Ukraine tái xâm nhập vùng Belgorod

Ngoại trưởng Nga, Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận nỗ lực thúc đẩy ngừng bắn tại Ukraine

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Ngành dược phẩm đứng trước sóng gió hay cơ hội?

Từ đối đầu sang đối thoại với Mỹ: Vì sao Lãnh tụ Tối cao Iran đổi ý?

Tổng thống Donald Trump để ngỏ việc miễn trừ đối với một số quốc gia

Đàm phán hạt nhân Mỹ - Iran: Cơ hội cho hoà bình bền vững

Lực lượng Hamas hi vọng 'bước tiến thực chất' trong đàm phán ngừng bắn

Kharkiv 'nóng' trở lại: Ukraine cảnh báo Nga chuẩn bị tấn công lớn

Giới tài phiệt công nghệ muốn Tổng thống Trump biến Greenland thành 'thành phố tự do'

WHO đạt thỏa thuận 'về nguyên tắc' cách ứng phó với đại dịch tương lai
Có thể bạn quan tâm

Trúc Anh (Mắt Biếc) có tình mới sau 1 tháng lộ chuyện chia tay bạn trai đạo diễn?
Sao việt
23:58:30 12/04/2025
Sốc: Sơn Tùng bị fan cuồng lao thẳng vào người khi đang trên sân khấu, để lộ vết xước gây xót xa
Nhạc việt
23:55:05 12/04/2025
573 nhãn hiệu sữa giả, 11 công ty và doanh thu gần 500 tỷ đồng
Pháp luật
23:51:47 12/04/2025
Không chỉ "chủ tịch showbiz", các nghệ sĩ nam này từng công khai ủng hộ băng vệ sinh cho chị em phụ nữ
Sao âu mỹ
23:41:39 12/04/2025
Động thái của Matic sau màn chế nhạo Onana
Sao thể thao
22:47:59 12/04/2025
Em gái của nàng công chúa đẹp nhất Châu Âu chọn lối đi riêng, không theo con đường của chị gái
Netizen
22:47:45 12/04/2025
Nhà sản xuất cacao hàng đầu thế giới đe dọa tăng giá để đáp trả thuế quan của Mỹ
