Cơn ác mộng với những người mất nhà vì thảm họa cháy rừng ở Mỹ
Vụ cháy rừng ở California, Mỹ khiến 12.000 công trình bị phá hủy đang gây ra cơn ác mộng cho những người mất nhà vì giá thuê tăng vọt.
12.000 công trình đã bị thiêu rụi trong thảm họa cháy rừng ở bang California (Ảnh: AFP).
Los Angeles đã đối mặt với cuộc khủng hoảng về khả năng chi trả cho nhà ở trước khi cháy rừng thiêu rụi cả khu dân cư vào tuần trước. Thảm họa xảy ra càng là.m tìn.h hình thêm trầm trọng.
Số lượng cuộc gọi tới LA Estate Rentals, công ty quản lý và cho thuê nhà ở một số khu phố đắt đỏ nhất khu vực, đã tăng vọt lên 500 cuộc mỗi ngày, gấp hơn 10 lần so với trước các vụ cháy, theo ông Patrick Michael, chủ của công ty.
Ông gần đây đã môi giới cho một người thuê nhà trả 35.000 USD mỗi tháng để thuê một căn nhà ở Beverly Hills với hợp đồng 12 tháng. Sau khi các vụ cháy rừng xảy ra nhưng trước khi giao dịch hoàn tất, người chủ nhà đã tăng giá thuê lên 40.000 USD.
“Những gì đang diễn ra trên thị trường bất động sản thật kinh khủng. Mọi người đang lợi dụng tình hình để tăng giá vô tội vạ. Thị trường này giờ chẳng khác nào (sàn thương mại điện tử) eBay, một cuộc chiến đấu giá”, ông cho biết.
Khu vực đô thị lớn thứ 2 của Mỹ từ lâu đã là một trong những thị trường mua và thuê nhà đắt đỏ.
Hiện tại, áp lực càng gia tăng khi các vụ cháy rừng khiến ít nhất 24 người thiệ.t mạn.g và phá hủy hơn 12.000 công trình, trong đó có nhiều căn nhà.
Thảm họa đã khiến hàng nghìn người, ở mọi mức thu nhập, không còn nơi nào để ở, gây ra cơn ác mộng với họ.
“Bất kỳ ai lợi dụng sự tuyệ.t vọn.g hiện tại đều đáng xấu hổ”, Thị trưởng Los Angeles Karen Bass phát biểu hôm 14/1, đồng thời cho biết bà đã thảo luận về việc tăng giá bất hợp lý với các công tố viên quận và thành phố. Họ cam kết sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình.
Hàng nghìn ngôi nhà ở California bốc cháy sau thảm họa cháy rừng .
Trước các vụ cháy, chỉ khoảng 5% căn hộ tại Los Angeles là còn trống, với giá thuê trung bình 2.299 USD mỗi tháng, theo dịch vụ bất động sản CoStar Group.
Thị trường ở các khu vực chịu ảnh hưởng bởi cháy rừng còn khan hiếm hơn. Tỷ lệ trống là 3,8% ở Pasadena, gần đám cháy Eaton, và 2,1% tại phía tây hạt Los Angeles, nơi đám cháy Palisades đang hoành hành.
Vì những người sơ tán thường tìm nhà ở gần khu vực tài sản bị cháy, nên cạnh tranh trở nên gay gắt nhất ở những khu vực vốn đã thiếu hụt. Nhu cầu về các bất động sản có nội thất, thường có giá cao hơn, đã tăng vọt vì nhiều người thuê mất toàn bộ tài sản trong đám cháy.
“Nhu cầu quá lớn. Tôi có hai hợp đồng thuê, mỗi cái nhận được 20 đơn ứng tuyển”, ông Aaron Kirman, giám đốc điều hành của Christie’s International Real Estate Southern California, cho biết.
Các công ty bất động sản đang nghiên cứu các quy trình mới để phát hiện tình trạng tăng giá nhà ở bất hợp lý, nhằm đối phó với tình hình.
Quảng cáo cho các căn nhà cho thuê đang xuất hiện trên nền tảng trực tuyến. Những người tự nhận là đại diện cho các bất động sản sẽ đăng quảng cáo. Những người gọi tới thường được thông báo rằng căn nhà đã có người thuê. Sau đó, họ được giới thiệu một căn nhà khác với giá cao hơn.
Công ty của ông Micheal có 200 căn nhà cho thuê trước vụ cháy rừng. Giờ đây, ông đang cạn kiệt nguồn cung. “Không còn căn hộ nào có chất lượng trong khoảng giá 10.000 đến 20.000 USD ở Santa Monica hoặc Brentwood”, ông cho biết.
Với những người thu nhập thấp và trung bình, vụ cháy rừng gây ra cơn ác mộng to lớn. Nhiều người dân Los Angeles đã mất nhà và hầu hết tài sản, và thường không có khoản tiết kiệm lớn để cạnh tranh trên thị trường nhà ở ngày càng đắt đỏ.
Giá cả nhà đất thường tăng vọt sau các thảm họa thiên nhiên, dù chỉ trong thời gian ngắn, theo ông Jay Lybik, giám đốc quốc gia phụ trách phân tích bất động sản đa gia đình của CoStar. Hai ví dụ điển hình: Bão Katrina ở New Orleans năm 2005 và bão Harvey ở Houston năm 2017.
Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn hiện nay là các căn nhà bị ngập lụt ở khu vực bờ biển vùng vịnh có thể được khôi phục dễ dàng hơn so với những căn nhà ở Los Angeles đã bị thiêu rụi hoàn toàn và cần được xây dựng lại, ông lưu ý.
Thống đốc bang California đối diện nguy cơ bị bãi nhiệm do thảm họa cháy rừng
Thảm họa cháy rừng ở Los Angeles dường như trở thành một cuộc chiến về mặt chính trị đối với 2 thành viên đảng Dân chủ - Thống đốc bang California Gavin Newsom và Thị trưởng Los Angeles Karen Bass khi cả hai đang đối mặt với phản ứng của người dân trong việc xử lý, đối phó với tình trạng hiện nay.
Trong ảnh: Lực lượng cứu hỏa nỗ lực khống chế đám cháy rừng tại Plumas, California, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Các vụ cháy rừng tại Los Angeles dường như đang nhấn chìm nhiều khu vực tại thành phố lớn thứ 2 của Mỹ trong biển lửa. Vào cuối tuần qua, lực lượng cứu hỏa đã đạt được những tiến triển mới trong việc dập tắt đám cháy, nhưng dự báo bất lợi về thời tiết trong tuần này lại đang đặt các khu dân cư từ Brentwood đến Encino trong tình cảnh bất an. Với ít nhất 24 người thiệ.t mạn.g và hàng nghìn công trình bị phá hủy, các đám cháy không chỉ trở thành thảm họa vật lý đối với cư dân mà còn là cuộc khủng hoảng chính trị đối với đảng Dân chủ ở cấp bang và cấp thành phố ở đây.
Những người ch.ỉ tríc.h cho rằng các quan chức chính quyền không chỉ "vụng về" trong việc ứng phó với đám cháy mà còn không có sự chuẩn bị tốt trước thảm họa.
Đã có nhiều thông tin về việc các họng vòi cứu hỏa cạn nước và ít nhất 1 hồ chứa của bang California khô cạn trong giai đoạn nguy cơ cháy rừng ở mức cảnh báo cao - thời tiết nóng, khô và nhiều gió bất thường hơn ở Nam California. Các chính sách quản lý về nguồn nước và rừng của bang cũng là tâm điểm của sự ch.ỉ tríc.h, đặc biệt đến từ đảng Cộng hòa.
Những lời ch.ỉ tríc.h nhắm tập trung vào thống đốc bang và thị trưởng Los Angeles. Ngoài ra, trước vụ cháy rừng, tại bang California cũng đã xuất hiện những yêu cầu đề nghị bãi nhiệm các chính trị gia không còn được cử tri ủng hộ. Chính những điều trên đã cộng hưởng, dẫn đến những lời bàn tán từ Sacramento đến Beverly Hills về việc liệu các nhà lãnh đạo Bass hay Newsom có giữ được chức vụ sau khi các đám cháy được kiểm soát hay không.
Thống đốc bang California, ông Newsom sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1/2027, trong khi Thị trưởng Los Angeles, bà Bass đang trong năm thứ 2 của nhiệm kỳ 4 năm đầu tiên của mình. Bà Bass đã tuyên bố ý định tái tranh cử vào năm 2026.
Tại bang California, bất kỳ quan chức được bầu nào đều cũng có thể bị cử tri bãi nhiệm trước khi hết nhiệm kỳ. Quy định này áp dụng với cả quan chức tại bang như thống đốc cũng như quan chức tại các địa phương như thị trưởng.
Các nỗ lực nhằm bãi nhiệm các lãnh đạo đảng Dân chủ tại California
Đến nay, tại bang California đã có một cuộc phát động nhằm chính thức hóa việc tìm cách bãi nhiệm Thống đốc Newsom. Trong khi đó, một bản kiến nghị trực tuyến khác với hơn 100.000 chữ ký đã được thực hiện để yêu cầu bà Bass từ chức.
Ông Randy Economy, người đang dẫn dắt một nỗ lực bãi nhiệm ông Newsom, đã đưa ra những ch.ỉ tríc.h liên quan đến vai trò cũng như những bình luận của thống đốc California trong tái thiết khu vực Pacific Palisades sau thảm hỏa cháy rừng. Ông đán.h giá ông Newsom không phải là một lãnh đạo "có chiều sâu" và tiết lộ rằng đang thực hiện các bước đi để chính thức bãi nhiệm ông Newsom.
Ông Economy cho biết nhóm của ông đã có kế hoạch khởi xướng việc bãi nhiệm ông Newsom từ trước khi xảy ra thảm họa cháy rừng. Ông nhấn mạnh rằng sự tàn phá gần đây của thảm họa cháy rừng đã khiến nhóm của mình rút ngắn thời gian thực hiện và đã lên kế hoạch chính thức gửi yêu cầu bãi nhiệm thống đốc sớm nhất trong tuần này. Ông Economy cho biết Thống đốc Newsom là trọng tâm chính của liên minh Saving California mới thành lập và nhóm này không phản đối các nỗ lực bãi nhiệm bà Bass.
Trong khi đó với tuyên bố gửi tới tờ Newsweek vào ngày 13/1, người phát ngôn của ông Newsom, ông Nathan Click cho biết thống đốc đang tập trung 100% vào các vụ cháy với những nỗ lực cứu hộ, tái thiết phục hồi và đó không phải vấn đề chính trị. Ông Click cũng nói rằng nhiều nhóm ủng hộ ông Trump trên cả nước đã tiến hành 6 nỗ lực bãi nhiệm các thống đốc khác nhau kể từ khi ông Newsom nhậm chức, nhưng các nỗ lực trên đều thất bại thảm hại.
Quy trình bãi nhiệm quan chức tại bang California
Các quy trình bãi nhiệm ở bang California được xem xét tiến hành sau khi một cá nhân hoặc nhóm nộp thông báo về kế hoạch đề nghị bãi nhiệm một quan chức nhà nước. Sau đó, những người ủng hộ việc bãi nhiệm cần thu thập đủ số lượng chữ ký cần thiết từ những cử tri trong vòng 5 tháng.
Đối với vị trí thống đốc, số lượng chữ ký cần đạt hoặc vượt quá 12% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử trước. Hơn 10 triệu người ở bang California đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử thống đốc gần đây nhất, vì vậy cần khoảng 1,3 triệu chữ ký để có thể thực hiện nỗ lực bãi nhiệm vị thống đốc bang. Tuy nhiên, ông Economy rất tự tin khi nói: "Mỗi ngày có khoảng 9.000 chữ ký. Điều đó không có vấn đề gì".
Với Thị trưởng Los Angeles, hiện nay chưa rõ chính xác cần có bao nhiêu chữ ký để kích hoạt việc bãi nhiệm bà Bass vì con số này phụ thuộc vào quy mô của khu vực bầu cử trước đó và không có số liệu cụ thể cho thành phố này. Tuy nhiên, theo một số ước tính sơ bộ với quy mô cuộc bầu cử trong tháng 7 vừa qua, những người đề nghị bãi nhiệm cần phải vận động đủ khoảng 99.000 chữ ký trong khoảng thời gian 5 tháng để kích hoạt việc bãi nhiệm Thị trưởng Bass.
Sau khi thu thập và xác minh đủ chữ ký theo yêu cầu, một cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm sẽ được lên kế hoạch để cử tri quyết định có nên bãi nhiệm quan chức đó hay không. Nếu đa số phiếu bầu ủng hộ việc bãi nhiệm, quan chức nayf sẽ bị bãi nhiệm và sẽ bầu ra một người kế nhiệm khác.
Thống đốc Newsom từng bị bỏ phiếu bãi nhiệm
Mặc dù được đán.h giá là một ngôi sao đang lên của đảng Dân chủ nhưng ông Newsom đã từng phải đối mặt với thách thức bãi nhiệm trong quá khứ. Người dân California đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử bãi nhiệm vào tháng 8/2021 trong thời gian xảy ra đại dịch Covid-19. Tuy vậy, hơn 60% cử tri đã phản đối việc bãi nhiệm.
Ông Newsom từng có thời gian giữ cương vị Thị trưởng San Francisco. Sau đó, ông được bầu giữ chức vụ thống đốc bang California vào năm 2018.
Ông John Pitney, Giáo sư chính trị tại Đại học Claremont McKenna và là cựu quan chức của Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa, đã có những phân tích liên quan đến nỗ lực bãi nhiệm các nhà lãnh đạo trên của đảng Dân chủ. Ông nói rằng những nỗ lực bãi nhiệm có thể không phải là ưu tiên hàng đầu của những người bị ảnh hưởng từ thảm họa cháy rừng. Tuy nhiên, điều này có thể trở thành tâm điểm để họ có thể "trút giận" sau khi vừa mới trải qua thảm họa. Việc ngăn chặn hoàn toàn các đám cháy rừng được dự báo trùng với thời gian thu thập chữ ký cho các nỗ lực đề nghị bãi nhiệm.
Theo dữ liệu từ Cal Fire, tính đến sáng sớm ngày 13/1 (theo giờ địa phương), đám cháy Eaton đã thiêu rụi hơn 5.600 ha và mới chỉ khống chế được khoảng 33%.
Chi phí tái thiết sau cháy rừng ở Los Angeles ước tính hàng chục tỷ USD Ngày 13/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết chi phí tái thiết sau các vụ cháy rừng thiêu rụi nhiều khu vực ở thành phố Los Angeles trong tuần qua sẽ lên đến hàng chục tỷ USD. Cảnh tàn phá do cháy rừng tại Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: AP/TTXVN Phát biểu tại một cuộc họp báo với các quan chức phụ...