Cơn ác mộng về cướp biển Somali đang tan dần?
Ngày nay, sự chú ý của giới truyền thông đang tập trung vào vấn đề khủng bố nhiều hơn là nạn cướp biển. Mặc dù trong khoảng 10 năm trước, các báo cáo xuất hiện gần như hàng tuần về những con tàu mới bị cướp biển Somali bắt giữ và nhiều triệu đô la tiền chuộc mà các chủ tàu phải trả cho bọn chúng.
Tuy nhiên, cho đến nay, câu chuyện “ bệnh dịch Somali” – ám chỉ nạn cướp biển – chỉ là chủ đề của nhiều thuyết âm mưu khác nhau. Lý do vì sao họ lại ngừng nói về nó như vậy?
Từ cuộc cách mạng kinh doanh
Theo thống kê, vào năm 2003 các sự cố lớn đầu tiên chỉ bắt đầu xảy ra ở gần bờ biển Somali. Bọn cướp biển đã thực hiện khoảng 445 cuộc tấn công vào các tàu khác nhau và 121 vụ (gần 1/4) diễn ra ở ngoài khơi Indonesia. Nhưng sau đó, đã không còn thấy nói về “mối đe dọa đối với thương mại thế giới” nữa.
Cướp biển Somali.
Điều này chỉ được đề cập khi người Somali bắt đầu thực hiện một nửa trong số hơn 400 các cuộc tấn công. Đỉnh điểm của các vụ cướp bóc xảy ra trong thời kỳ 2008-2011. Chỉ tính riêng trong giai đoạn này bọn cướp đã thực hiện thành công hơn 160 vụ tấn công và cố gây áp lực 100-200 lần mỗi năm.
Lý giải về hoạt động này thế nào? Trước hết, dĩ nhiên đáng phải kể đến là nghịch cảnh ở ngay Somali. Vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, đất nước này đã trải qua một cuộc đảo chính quân sự, sau đó là một cuộc nội chiến với tất cả những thuộc tính của nó, bao gồm cả nạn đói và sự hủy hoại kinh tế.
Để có được thực phẩm cho bản thân trong điều kiện nền kinh tế sụt giảm, mọi người buộc phải thực hiện những hành động tuyệt vọng nhất, kể cả phạm tội.
Ngư dân Somali, do sự gia tăng hoạt động của những kẻ săn trộm và mafia nước ngoài ở các khu vực ven biển, bắt đầu vứt bỏ những chất thải độc hại xuống Vịnh Aden.
Video đang HOT
Những người dân đã bị mất nguồn thu nhập nhanh chóng nhận ra rằng họ có thể kiếm tiền, ví dụ, bằng cách bắt giữ các tàu thuyền từ châu Á và Vịnh Ba Tư đến Địa Trung Hải qua kênh đào Suez. Điều này không đòi hỏi sự nỗ lực quá mức: một chiếc thuyền tốc độ nhanh và vũ khí là điều không quá khó.
Theo ước tính khi vụ tấn công thành công, vào lúc cao điểm của vụ cướp, một người có thể kiếm được từ 3 đến 30 nghìn USD. Chỉ trong giai đoạn 2008-2011, khoảng nửa tỷ USD đã được chi cho việc chuộc lại tàu và thủy thủ đoàn bị cướp biển Somali bắt giữ.
Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi kiểu “khai thác” bất hợp pháp của những tên cướp biển nhanh chóng được lan rộng. Trong số này có cả dân thường và những tên tội phạm, thậm chí chúng bắt đầu tổ chức ra các căn cứ cướp biển. Với sự thỏa thuận ngầm của các nhà chức trách.
Lợi dụng sự xuất hiện của những tên cướp biển trên đường thủy từ châu Âu đến châu Á và chiều ngược lại, các công ty bảo hiểm đã tăng giá đối với các gói bảo hiểm của họ. Như vậy, vào năm 2008, các công ty bảo hiểm London đã đưa Vịnh Aden vào danh sách những khu vực rủi ro quân sự và bắt đầu tính phí bảo hiểm cho các chủ tàu về việc này. Và trong năm 2009, khu vực này đã được mở rộng, bao gồm gần như toàn bộ phần phía bắc Ấn Độ Dương.
Các bên trung gian khác nhau, từ các công ty tham gia giám sát từ xa các lộ trình trên biển cho đến những công ty bảo vệ tư nhân đã hoạt động theo cách tương tự. Vì vậy mà nhiều người thậm chí đã suy luận một cách logic rằng, các công ty bảo hiểm và các “doanh nhân” khác ít nhất đã gián tiếp tham gia vào các hoạt động cướp biển.
Tuy nhiên, trên thực tế, nếu suy nghĩ một cách logic thì họ không cần khuyến khích các hoạt động của bọn cướp vì chỉ thêm kích thích sự cường điệu trên các phương tiện truyền thông. Rốt cuộc thì các nhà báo đã tạo ra một bầu không khí sợ hãi, mà hiếm khi đề cập tới việc có đến 99,8% tàu thuyền đi qua Vịnh Aden, bằng mọi cách đã tránh đối mặt với bọn cướp biển.
Vì vậy, điều tự nhiên là vấn đề về “bệnh dịch Somali” đã biến mất hoàn toàn khỏi chương trình truyền thông ngay sau khi các biện pháp an ninh trong khu vực được tăng cường.
Đến yếu tố địa chính trị
Suy nghĩ vấn đề về bản chất của cướp biển Somali, chúng ta không nên quên những thời điểm liên quan đến chính trị. Thứ nhất, sự bất ổn trong khu vực kênh đào Suez đã vi phạm trật tự thông thường về việc giao hàng ở các thị trường châu Á và châu Âu, chủ yếu là nguồn năng lượng. Vì vậy, nó tạo ra áp lực cả ở các quốc gia phát triển và đang phát triển ở phương Đông.
Thứ hai, sự bất ổn ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình ở Trung Đông, khu vực mà cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng vẫn đang tiếp tục cho đến ngày nay. Đặc biệt, sự xuất hiện của cướp biển Somali chắc chắn đã ảnh hưởng đến mức độ vận chuyển hàng trên kênh đào Suez.
Trong năm 2009 có 17.115 tàu đã đi qua tuyến đường này, ít hơn 20% so với năm 2008 từng có 21.000 tàu đi qua đường thủy. Do đó, Ai Cập, nước thụ hưởng chính của việc quá cảnh qua kênh đào đã thâm hụt gần 1 tỷ đô la doanh thu.
Cuối cùng, điều quan trọng nhất cần lưu ý là cuộc chiến chống lại cướp biển Somali được cộng đồng thế giới tuyên bố rút cuộc đã dẫn đến việc quân sự hóa khu vực. Về mặt pháp lý điều này phù hợp với nghị quyết của Liên Hợp Quốc được thông qua năm 2008. Do đó, Mỹ và các đồng minh, bao gồm NATO, Úc, Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc, Nga, Thụy Điển, Nhật Bản và các quốc gia khác đã tận dụng cơ hội để “thắp sáng” lực lượng quân sự của họ ở Vịnh Aden và Đông bắc Ấn Độ Dương.
Ngày nay dễ thấy rằng, khác với những đội quân thường trực của Mỹ và NATO, các công ty quân sự tư nhân hoạt động trên bờ biển đã chấm dứt được nạn cướp biển ở Somali.
Chẳng hạn, vào năm 2010 khi bị bọn cướp ngăn cản việc kinh doanh và đe dọa trực tiếp đội tàu chở dầu, Quốc vương Abu Dhabi Al Nahyan đã dùng đến dịch vụ của mình. Ông đã thuê một đội gồm 1.000 người dùng thuyền và máy bay trực thăng và trong hai năm có thể tiêu diệt khoảng 300 tên cướp biển.
Thực tế, Hội đồng tư vấn quản lý dự án đã hoạt động ở Somali trước đó. Như một kết quả hợp lý, từ năm 2012 không còn nghe gì đến cướp biển Somali. Chỉ có một lần trong năm 2017, bọn chúng đã cố gắng chiếm giữ một tàu chở dầu mới nhưng không thành công.
Bích Nguyễn (theo News.ru)
Theo CAND
Hoạt động quân sự của Mỹ ở Trung Đông đẩy căng thẳng với Iran leo thang
Gần đây một nhóm tác chiến tàu sân bay hướng tới Vịnh Ba Tư, "pháo đài bay" B-52 hạ cánh xuống các căn cứ trên sa mạc, Lầu Năm Góc đưa tên lửa Patriot và tàu đổ bộ đến Trung Đông. Những diễn biến dồn dập này khiến Iran không thể ngồi yên.
Tàu USS Abraham Lincoln khi di chuyển qua Kênh đào Suez tại Ai Cập. Ảnh: AP
Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết ngày 5/5, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan đồng ý điều động nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln tới Trung Đông. Cùng ngày, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton nói "Mỹ không muốn chiến tranh với Chính quyền Iran nhưng chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để đáp trả bất cứ cuộc tấn công nào".
Ngoài hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln, nhiều máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã hạ cánh tại Qatar và một số địa điểm ở Tây Nam Á trong những ngày gần đây. Ngày 10/5, Lầu Năm Góc tuyên bố đưa tên lửa Patriot quay trở lại Trung Đông, đồng thời cử tàu đổ bộ USS Arlington thực hiện hành trình tương tự.
Trên thực tế, trước cả khi Mỹ triển khai lực lượng lớn gây chú ý như trên, Washington đã duy trì một mạng lưới rộng lớn các căn cứ quân sự khắp Vịnh Ba Tư từ năm 1991 - thời điểm xảy ra Chiến tranh Vùng Vịnh. Sự hiện diện này luôn khiến Iran dè chừng.
Tình hình những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước khiến Tổng thống Mỹ khi đó Jimmy Carter ban hành Học thuyết Carter, trong đó nhấn mạnh Mỹ sẽ dùng lực lượng quân sự để bảo vệ lợi ích của quốc gia này tại Vịnh Ba Tư.
Đến năm 1990, khi Iraq đưa quân đánh quốc gia hàng xóm Kuwait, Mỹ đã thống nhất thỏa thuận quốc phòng với nhiều quốc gia Arab Vùng Vịnh dẫn đến việc thiết lập hàng loạt căn cứ quân sự tại khu vực. Trong vụ khủng bố ngày 11/9/2001, thủ lĩnh al-Qaida là Osama bin Laden đã lấy việc quân đội Mỹ hiện diện tại Saudi Arabia làm cái cớ để chỉ trích.
Việc Mỹ đưa quân đến Iraq năm 2003 và sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ngày càng khiến Washington tin vào sự hiện diện của các căn cứ trong khu vực.
Hạm đội số 5 của Hải quân Mỹ có căn cứ tại Bahrain với hơn 7.000 binh sĩ. Bên cạnh đó, Kuwait là nơi đồn trú của 13.000 binh sĩ Mỹ. Bên cạnh đó, tại UAE còn có 5.000 binh sĩ Mỹ, phần lớn đồn trú tại căn cứ không quân Al Dhafra ở Abu Dhabi.
Căn cứ không quân Al Udeid của Qatar cũng có khoảng 10.000 binh sĩ Mỹ. Trong khi đó, nhiều thành viên lực lượng đặc nhiệm Mỹ cũng hoạt động tại Yemen tham gia chiến dịch do Saudi Arabia dẫn đầu. Mỹ cũng tiến hành chiến dịch không kích bằng máy bay không người lái kéo dài nhiều năm nhằm vào al-Qaida tại Bán đảo Arab.
Về phần Iran, quốc gia này luôn nghi ngờ sự hiện diện của quân đội Mỹ tại các nước trong khu vực. Điểm khiến Iran đặc biệt để mắt là Eo Hormuz, nơi được coi là tuyến đường biển vận tải quốc tế huyết mạnh. Lực lượng Mỹ thường xuyên xuất hiện tại Eo Hormuz bất chấp nhiều lần đối mặt căng thẳng với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran. Iran cho rằng hành động này sẽ giống như việc Tehran cử chiến hạm tới Vịnh Mexico.
Theo giới quan sát, mọi hoạt động quân sự của Iran, và tất nhiên cả những động thái phô trương sức mạnh và điều động lực lượng của Mỹ tại Trung Đông, những năm qua đều tiềm ẩn các nguy cơ làm bùng phát xung đột và đẩy quan hệ giữa Tehran và Washington leo thang căng thẳng.
Theo Hà Linh/Báo Tin tức
Nghị sĩ Nga cáo buộc Mỹ làm nóng vấn đề Iran để tăng hiện diện quân sự Một nghị sĩ cấp cao của Nga đã xâu chuỗi các sự việc trong căng thẳng ở vùng Vịnh suốt thời gian qua và cáo buộc rằng đây là kế hoạch của Mỹ nhằm mở rộng hiện diện quân sự ở Trung Đông. Tàu sân bay USS Abraham Lincoln của Mỹ, vũ khí đã được điều tới Trung Đông "nắn gân" Iran trong...