Cơn ác mộng của kiều nữ giết người tình giàu có
Xinh đẹp nên Quế được nhiều thanh niên tán tỉnh, trong đó có một chàng trai rất giàu có. Thế nhưng lối sống không định hướng đã biến cô thành kẻ giết người.
Những ngày trong trại giam, Quế luôn mơ thấy nạn nhân, mơ thấy những lời nhắn nhủ trước khi ra pháp trường của người yêu để rồi khóc trong sợ hãi.
Tự làm mình thành kẻ bạc phận
Người ta hay nói “hồng nhan bạc phận”, ám chỉ những cô gái xinh đẹp số phận thường đa đoan, vất vả. Song với Nguyễn Thị Quế, sinh năm 1990, phạm nhân đang cải tạo án chung thân tại Trại giam Ninh Khánh về tội giết người thì chẳng có hoàn cảnh nào xô đẩy mà chính do tay cô tự gây ra. Thế nên giờ đây, không những phải trả giá bằng năm tháng tươi đẹp nhất của cuộc đời, đêm đêm, Quế lại phải đối diện với sự cật vấn của lương tâm. Từ ngày vào trại giam tới giờ, nước mắt của Quế chưa đêm nào ngừng rơi. Cô khóc cho thân phận mình thì ít mà tiếc thương hai người đàn ông vì cô mà thiệt mạng, để lại bao hoài bão, ước mơ chưa thực hiện được.
Xét về hình thức, Quế khá toàn diện với dáng người dong dỏng, khuôn mặt thanh tú, đường nét xinh xắn và làn da trắng trẻo. Thượng đế đã quá ưu ái khi cho Quế một nhan sắc nhưng lại lấy đi của cô sự đoan trang đáng có của một cô gái thôn quê. Nếu như giữ được nếp sống bình dị, có lẽ giờ này Quế đã có một việc làm ổn định mà biết đâu đấy, với nhan sắc của mình, cô đã dễ dàng tìm được một bến đậu vững chắc và an bình. Bố mẹ cô đã từng mong như vậy, đã từng nhủ thầm rằng con gái xinh của mình sẽ được một “đại gia” giàu có nhìn tới và cuộc sống sẽ không phải chân lấm tay bùn như thế hệ trước.
Chẳng ai ngờ rằng, chính sự hy sinh tất cả vì con của gia đình nông dân này, chính mong muốn con gái bằng bạn bằng bè, có việc làm nơi thành phố đã là cơ hội đẩy Quế đến với những ham muốn tầm thường. Lao theo vòng quay của cuộc sống thực dụng, chỉ biết hưởng thụ, Quế không ngờ có ngày mình trở thành kẻ giết người mà bi kịch thay nạn nhân là một người yêu Quế tha thiết còn kẻ đồng phạm với cô trong vụ giết chết chàng trai kia cũng là một chàng trai trẻ, vì mê gái đẹp mà trở thành công cụ để Quế sai khiến.
Theo hồ sơ phạm nhân, sau khi học xong cấp ba, Quế ra thành phố Nam Định học trường cao đẳng nghề. Thời gian trọ học, cô ta được nhiều chàng trai tới tán tỉnh trong đó có anh Triệu Quốc Việt, SN 1984, ở Đồng Phù, Nam Mỹ, Nam Trực (Nam Định). Anh Việt là con trai độc nhất một gia đình khá giả nên lần nào đến tán Quế cũng mang theo chiếc ví “nặng” tiền. Vì muốn chiếm đoạt số tiền lớn của anh Việt và cũng là để “xù” món nợ mà Quế đã một vài lần vay của người đàn ông này, chiều ngày 25/11/2008, cô ta gọi Đoàn Văn Duy, người yêu thời phổ thông, tới bàn chuyện. Theo đó, chúng đi mua rượu, bỏ thuốc ngủ vào rồi dàn dựng lý do để Quế mời anh Việt uống.
Đúng như kịch bản đã định, khoảng 18h chiều 25/11, Quế nhắn tin cho anh Việt là đang ở nhà một mình, rất buồn, cần người nói chuyện. Tưởng “ người đẹp” có tư tình với mình, anh Việt vội vàng phóng đến nhà trọ của Quế tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Năng Tĩnh trong tâm trạng mừng khấp khởi. Tại đây, Quế vừa trò chuyện với anh Việt vừa mở rượu ra để uống và người đàn ông này đã tỏ ra nghĩa hiệp, uống hết cả phần rượu của Quế. Đến khoảng 20h, thấy anh Việt nói chuyện rời rạc, Quế biết thuốc ngủ đã có tác dụng liền rủ anh ra khu vực đoạn cống vắng gần nhà để “tâm sự” và trong lúc 2 người đang có vẻ rất tình tứ thì ở đằng sau, Duy cầm tuýp sắt đập mạnh vào đầu “đối phương”.
Cú đánh mạnh khiến anh Việt choàng tỉnh và trong giây phút ngắn ngủi vì dứt ra khỏi cơn mê man vì thuốc ngủ, người đàn ông vô tội hiểu ra cơ sự liền cất tiếng van xin nhưng 2 kẻ giết người không mủi lòng. Chúng bóp cổ rồi dìm anh Việt xuống mương nước gần đó đến khi thấy không cử động nữa mới dừng tay. Sau đó, Quế móc túi nạn nhân lấy chìa khóa xe còn Duy tháo dây chuyền, lắc, nhẫn vàng, điện thoại di động của nạn nhân, ngay trong đêm đó, chúng bê xác anh Việt lên xe máy rồi đem vứt xuống sông Đào (thuộc địa phận xã Tân Thành, huyện Vụ Bản). Điện thoại và đồ trang sức của nạn nhân được chúng bán tại thành phố Nam Định còn những tài sản có giá trị lớn như xe máy, lắc vàng, chúng đem lên Hà Nội tiêu thụ để tránh bị phát hiện. Cứ tưởng hành vi tàn ác chỉ có trời hay, đất biết ấy sẽ không bị phát hiện nhưng cả Quế và Duy không ngờ chỉ 2 ngày sau thì bị bắt.
Và nước mắt vẫn rơi hàng đêm
Không còn mái tóc tém lấc cấc ngày mới bị bắt, Quế giờ đẹp nền nã hơn với mái tóc đen dài quá ngang lưng. Vẫn khuôn mặt ấy, nước da ấy nhưng ánh mắt Quế đã không còn những tia nhìn sắc lạnh thuở 19 mà chứa đựng nhiều suy tư, u uẩn. Quế dè dặt khi nói chuyện, đôi tay lóng ngóng khi gấp những cánh hoa giấy. Đã 3 năm nay kể từ khi vào trại Ninh Khánh thụ án, cô từ chối tất cả các cuộc thăm gặp cho dù trong số họ có cả những người ruột thịt. Quế sợ phải đối diện với sự thật, sợ phải đối diện với chính mình nên cứ im lặng một mình chịu đựng. Cô rất ít tâm sự về chuyện của mình với các bạn cùng buồng giam nhưng đêm đêm trong khi các bạn say giấc thì Quế lại thao thức để rồi nước mắt lại ướt đẫm gối.
Nước mắt của sự ân hận, nhớ thương người yêu và cả sự sám hối. Theo lời cán bộ quản giáo thì từ ngày vào trại cải tạo, Quế chấp hành tốt nội quy nhưng luôn u sầu, chẳng bao giờ bộc lộ suy nghĩ của mình. Quế không gặp gỡ bất cứ một ai cho tới mãi gần đây, được cán bộ động viên, phân tích, bạn cùng đội, cùng buồng khuyên giải, Quế mới ra gặp mẹ. Từ ngày gặp mẹ, Quế đã có nhiều biểu hiện tâm lý tốt hơn, tâm trạng cũng bớt âu sầu nhưng vẫn chưa tự tin lắm. Một cô gái mới lớn, 19 tuổi bàn tay đã dính máu người, mang án chung thân chẳng biết ngày trở về như Quế, đúng là trải qua nhiều biến cố quá sốc, không phải ai cũng chịu đựng được.
Nguyễn Thị Quế đang làm công việc gấp hoa (ảnh lớn) và ngày bị bắt (ảnh nhỏ).
“Em hận mình lắm, những dòng gửi gắm của Duy như hàng ngàn lưỡi dao đâm vào tim em. Nếu hôm đó em biết dừng lại thì người đàn ông kia sẽ không chết, em không phải vào đây và Duy không phải đền mạng. Chỉ vì những toan tính tầm thường mà em đã đẩy Duy vào chỗ chết” – Quế chậm rãi nói như thể đang tâm sự với chính mình.
Sinh ra trong một gia đình nông dân lại được cha mẹ cho ăn học đầy đủ nên ngày còn ở nhà Quế được mọi người đánh giá là cô gái tốt người, tốt nết. Cũng một vài người tán tỉnh song Quế chỉ chơi thân với Duy rồi tình yêu chợt đến sau khi hai người học hết phổ thông. Vì yêu nên khi Quế được cha mẹ cho ra thành phố học, Duy cũng theo ra, cả hai cùng học một trường. Dự định sau này có việc làm ổn định, cả hai sẽ lấy nhau đã không thành hiện thực khi cô gái làng thay đổi cách sống. Những bộ cánh giản dị dần bị cất vào góc tủ, thay vào đó là những bộ đồ hợp thời trang, sành điệu.
Video đang HOT
Từ một cô gái khiêm tốn trở thành kẻ đua đòi là một khoảng cách quá ngắn khiến nhiều người không nhận ra, nhất là với cô gái trẻ vừa bước qua thời áo trắng như Quế. Lao vào cuộc sống đua đòi, Quế liên tục nghĩ ra những khoản đóng góp để vòi tiền cha mẹ. Tiền hàng tháng không đủ chi, Quế nói dối chung vốn làm ăn với bạn bè để vay mẹ 5 chỉ vàng nhưng số tiền này cũng chỉ giúp cô chi tiêu một thời gian. Hết tiền, Quế đánh liều hỏi vay anh Việt và nhiều bạn bè khác, tới khi không có khả năng chi trả đã tìm cách giết anh Việt để khỏi phải trả nợ. Sau khi bị bắt, Quế bị kết án chung thân còn Duy bị tuyên án tử hình. Cô bặt tin Duy từ đó cho tới ngày nhận được lá thư Duy viết, trước khi ra pháp trường trả án.
Quế biết cái giá mà mình phải trả, so với Duy vẫn còn may mắn vì còn cơ hội sống, nhưng cô thấy phải sống đối diện với lương tâm thật là kinh khủng. Mỗi khi màn đêm buông xuống, Quế lại nhớ tới cảnh cô cùng Duy chở xác anh Việt đem đi phi tang. Cô không thể quên được hình ảnh người thanh niên vô tội ấy, trên đường đi đã tỉnh lại rồi khi nghe cô nói chở đến bệnh viện cứu chữa đã tin tưởng đắm chìm vào giấc ngủ để rồi mãi mãi không thể trở dậy. Đã rất nhiều đêm cô tự sỉ vả mình, tự hỏi bản thân rằng tại sao đến lúc đó rồi mà còn không cho anh ta cơ hội sống… rồi thấy sợ chính con người mình. Cô bảo hình như lúc đó trong cô chỉ là tâm hồn của một con quỷ, được sự khích lệ của Duy nên chẳng còn biết thế nào là tình người nữa. Quế sợ hãi khi nhớ lại đôi mắt người chết lúc khẩn khoản nhìn cô cầu cứu; sợ hãi khi mỗi đêm sau giấc ngủ mệt nhoài vì những khóc lóc, ân hận, là hình ảnh Duy nhìn cô đăm đắm. Cô lại giật mình thổn thức tới sáng.
“Trong thư Duy dặn em nếu có cơ hội trở về hãy sống để trở thành người tốt, sống cả cho phần của Duy những năm tháng sau này…”. Nói xong, cô không kìm được nước mắt. Một đóa hoa đẹp không phải bị cuộc đời vùi dập mà chính lối sống buông thả đã khiến Quế phải trả giá bằng những năm tháng đẹp đẽ nhất của đời con gái. Nếu không vướng vào vòng lao lý, có lẽ giờ đây cô đã có cuộc sống yên bình trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Từ ngày vào trại Ninh Khánh cải tạo, công việc của Quế là gấp những bông hoa giấy. Đã ba năm nay, Quế không nhớ nổi mình đã gấp được bao nhiêu bông hoa, hoàn thành bao lẵng hoa. Những giỏ hoa do cô làm ra cứ mỗi ngày một nhiều như thông điệp chuyển lời sám hối của một tâm hôn tội lỗi. 22 tuổi với mức án chung thân, phải còn rất lâu nữa Quế mới được trở về và những cánh hoa như lời hối lỗi muộn màng của cô, cứ thế trải dài theo thời gian.
Theo ANTD
Vào khu biệt giam nghe sát thủ vụ "xác không đầu" trải lòng
Sát thủ "xác chết không đầu" Nguyễn Đức Nghĩa đang thi hành bản án "chết" cho lương tâm và đếm ngược từng ngày cho cuộc đời.
Chiều cuối thu hanh hao, khi vào khu biệt gian của trại giam công an thành phố Hà Nội, trong đầu tôi không có gì dành cho sát thủ máu lạnh Nguyễn Đức Nghĩa ngoài sự phản cảm bởi phiên tòa gần nhất , bị cáo này đã tìm mọi cách bao biện cho hành vi giết người man rợ của mình.
Và tôi cũng chuẩn bị tinh thần để đối diện với thái độ tiêu cực, thậm chí bất nhã của một tử tù đang hoảng loạn bởi nghe tử thần "đếm ngược thời gian". Nhưng, Nguyễn Đức Nghĩa đã khiến tôi bất ngờ. Bất ngờ vì tôi nhận ra phần người còn lại trong sát thủ ghê rợn này qua sự hối hận, thức tỉnh và những giọt nước mắt sám hối sau một năm rưỡi đối mặt với sự khủng khiếp nhất: Cái chết!
Giọt nước mắt muộn màng
Tôi không chỉ giết chết một người....
Bản án tử hình dành cho Nguyễn Đức Nghĩa (sinh năm 1984, HKTT tổ 7, phường Lãm Hà, quận Kiến An, TP Hải Phòng) sát thủ máu lạnh giết người yêu cũ một cách man rợ hồi đầu tháng 5/2010 dường như vẫn gây sự chú ý và theo dõi của dư luận. Tôi từng gặp và trực tiếp trò chuyện với Nguyễn Đức Nghĩa tại phiên tòa sơ thẩm hồi đầu tháng 7/2010.
Cũng như nhiều người có mặt trong phiên tòa hôm đó, tôi đã phần nào vợi đi nỗi căm phẫn đối với sát thủ mệnh danh máu lạnh, bởi cảm nhận được sự phục thiện, sám hối dù có thể chỉ là chút sĩ diện cuối cùng trong một con người được gắn hai từ: Có học. Vậy mà ở phiên tòa phúc thẩm, Nghĩa lại một lần nữa thổi bùng lên dư luận ngọn lửa phẫn nộ khi hắn cố tìm mọi lý do để bao biện cho hành vi giết người man rợ của mình trong khi hơn ai hết hắn hiểu điều đó chỉ gây thêm nỗi bất bình, phản cảm....
Tử tù Nguyễn Đức Nghĩa được đưa đến gặp tôi tại trại giam Công an TP. Hà Nội hôm 19/10 không còn là chàng trai cường tráng với khuôn mặt bầu bĩnh trắng mịn như con gái ở phiên toàn sơ thẩm mà trở thành người đàn ông từng trải, gầy sọp và trắng xanh.
Tuy vậy, nét điển trai và cặp kính cận vẫn giữ cho Nguyễn Đức Nghĩa dáng vóc thư sinh. Dương như nhận ra tôi sau cuộc gặp tại Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội hơn một năm về trước, Nghĩa cười và lễ phéo chào. Tôi đang ngỡ ngàng vì thái độ bình thản, điềm tĩnh đến lạ của một tử tù đang chờ ngày thi hành án thì Nghĩa đã đan bàn tay vào nhau, chủ động nói trước, như thể khéo léo ngăn chặn tôi đừng khai thác gì ở hắn hôm nay: " Tôi bất ngờ quá, mọi khi, nếu gặp nhà báo tôi đều được thông báo trước để chuẩn bị tinh thần".
Và, với cách nói năng khúc triết, mạch lạc của một con người từng chạm vào kho tàng tri thức, Nghĩa tiếp: " Với tôi, khi nói điều gì, tôi đều suy nghĩ. Hôm nay tôi không chuẩn bị để nói được điều gì với nhà báo". Vậy khi tàn nhẫn cướp đi mạng sống của người con gái từng là người yêu của mình, Nghĩa có suy nghĩ không?
Nguyễn Đức Nghĩa tái mặt trước câu hỏi của tôi, cười nhạt, cúi xuống tránh cái nhìn thẳng chiếu từ người đối diện. Nghĩa ngồi câm lặng tới dăm phút rồi rướn cặp kính 10 đi - ốp nhìn tôi. Đôi mắt Nghĩa thật buồn. Rồi, sự trầm lắng căn phòng nhỏ được xua đi khi Nghĩa bắt đầu mở lòng, sự mở lòng có chừng mực, như chính sự khôn khéo trong con người của hắn: " có lẽ không riêng chị mà rất nhiều người đều tăng tâm phần ác cảm với tôi tại phiên tòa phúc thẩm.
Tại phiên xử sơ thẩm, tôi đã nói tôi không làm đơn kháng cáo vì tôi nhận thức được tội lỗi của mình và đã chập nhận. Nhưng, trước sự đau khổ và yêu cầu của những bậc sinh thành, tôi còn biết làm gì khác ngoài việc ký vào lá đơn kháng cáo để bố mẹ tạm yên tâm và ước nguyện chỉ là ước nguyện.
Lúc này đây tôi không bao biện, nhưng tôi muốn nói rằng không phải bây giờ mà ngay từ khi Linh gục xuống tắt thở, tôi bừng tỉnh và mọi sự tốt đẹp với tôi đã hết và cái tồi tệ đang bắt đầu. Tôi biết tôi không chỉ giết một mình Linh sau án mạng này.
Tôi hoảng loạn và chính sự hoảng loạn đã biến tôi hành động như một con thú. Tôi không bất ngờ khi bị đẩy lên chiếc xa như cái hòm kín mít với những chấn song không lọt bàn tay, rồ ga rú còi đưa tôi vào cái nơi mà bất cứ ai cũng sợ: Trại tạm giam Hỏa Lò. Quan chấn song nhỏ hẹp, tôi thấy chiếc xe chở tôi đi đến đâu người ta đều ngoái lại nhìn thảng thốt, ghê sợ.
Và tôi cũng biết, nếu lúc đó cửa xe mở ra, tôi sẽ chết bởi sự căm phẫn của người đời. Trước kia, tôi được sống, được quan tâm dạy dỗ một cách nghiêm túc nên khi đậu Đại học Ngoại Thương và sống ở Hà Nội, mỗi lần nhìn thấy chiếc xe đặc chủng đó, tôi thường thở ra thật mạnh, cảm thấy cuộc sống sạch hơn vì thêm con vi khuẩn gậy hại bị phát hiện, gom về đúng chỗ và tiêu hủy.
Trong đầu tôi lúc đó chỉ có một hình dung là sự tột cùng của bố mẹ, của chị gái tôi và cả người thân Linh nữa. Tôi đã gào lên thật to, nhưng có lẽ chỉ mình tôi nghe được giữa ồn ào đông đúc: Sao tôi lại hành động như vậy? tôi đã từng rất yêu Linh. Tôi căm thù chính mình. Tôi hối hận vô cùng sự ngang tang, sĩ diện trong tôi. Thường, người ta không nhìn thấy mọi chuyện của đời mình là do mình mà ra.
Tôi cũng vậy. Chỉ đến khi phải trả giá mới nghiệm ra tất cả thì đã quá muộn. Tôi nghe rất rõ tiếng gọi của thần chết cùng chiếc vạc dầu sôi sung sục mà tôi từng biết đến qua truyện cổ tích. Đêm đêm với tôi là nỗi sợ. Hình ảnh Linh mặc váy trắng toát luôn hiện về ám ảnh tôi...", Nghĩa lặng đi trong sự day dứt.
Những cơn ác mộng hành hạ, đeo bám
Tôi đang cố gắng ghi lại trong đầu những lời sám hối của kẻ tử tù đang chờ ngày xử tử thì Nghĩa ngừng nói, mắt nhìn chăm chăm vào người đối diện, như thể chờ đợi phản ứng gì đó nơi tôi sau những điều hắn vừa bộc lộ.
Thấy tôi im lặng, Nghĩa tiếp: " sau gần một năm rưỡi trong tù và sau hai lần nhận bản án tử hình, quá đủ cho tôi ngẫm nghĩ lại những gì đã xảy ra. Tôi nghĩ mỗi người đều có một số phận và số phận của tôi phải có được định đoạt như vậy. Tôi đã cố quên, cố cầu nguyện, sám hối cho những ngày, mà không phải thế, nói cho đúng là những giờ phút còn lại của cuộc đời.
Nhưng mỗi tối khi tôi nằm xuống lại thấy Linh hiện về cứ xoay xoáy nhìn tôi không chớp. Đôi mắt ấy muôn trạng lắm. Có lúc tha thiết yêu thương như những ngày tôi và Linh mới quen nhau. Có lúc lại long lên những tia giận dữ. Tôi thấy cơ thể như bị tảng đá lớn đè nặng, kêu lên không thành tiếng khi gặp đôi mặt ấy cứ trợn ngược nhìn tôi rồi dại đi trong bê bết máu, hệt như tôi nhìn thấy sau lúc lưỡi dao sắc lạnh găm ngập khiến người con gái từng là của tôi gục xuống.
Trong nỗi sợ khủng khiếp, tôi muốn bỏ chạy nhưng xung quanh là bốn bức tường lạnh ngắt nhưng cái gông đang cùm trái tim tôi tội lỗi. Những cảm giác hay giấc mơ khủng khiếp đó lặp lại từng đêm gần một năm rưỡi qua khiến cái đầu tôi muốn vỡ tung và từng nghĩ đến việc tự kết thúc đời mình.
Nhưng khi hình dung ra mẹ, ra chị, ra di ảnh bố, tôi bình tâm lại và thấy rõ tất cả những gì ở thực tại và phải sống cho dù chỉ còn một giờ. Thật ra, tôi không nặng nề về bản án tử hình vì tôi có chết trăm lần cũng không bù đắp được nỗi đau mà tôi đã gây ra cho người thân của tôi và gia đình Linh mà điều đau đớn nhất đối với tôi chính là khi nhận được tin bố tôi mất.
Bố mẹ tôi là những người tuyệt vời và đã tạo cho chị em tôi hành trang gồm hai từ tử tế để bước vào cuộc sống. Vậy mà tôi đã gián tiếp giết chết bố tôi. Trong các giấc mơ ám ảnh, tôi mong mỏi có đêm sẽ thấy bố về. Những tôi chờ mãi, chờ mãi mà không một lần gặp mặt. Tôi biết bố tôi giận tôi lắm".
Nói đến bố mẹ, giọng nghĩa nghẹn lại, ngửa mặt để những giọt nước mắt khỏi trào ra nhưng không ngăn được. Lần thứ hai tôi chứng kiến kẻ mệnh danh sát thủ máu lạnh khóc tức tưởi sau tội ác man rợ gây tiếng xấu muôn đời. Trên ghế băng cỡ nhỡ, Nguyễn Đức Nghĩa như co rúm lại. Tôi hiểu giờ đây hắn đang thấm thía, đã thấy đau đớn đến tận cùng khi nhận ra tất cả đã biến mất ở giây phút đầu tiên hắn lao theo bước chân quỷ dữ.
Có thể, cái trạng thái nửa u mê, nửa tỉnh táo của con người nào đó trong Nguyễn Đức Nghĩa lúc đo đẩy hắn tới hành động như vậy?
Nghĩa tiếp: " Nói đến nhà tù, nhất là buồn biệt giam lạnh lẽo, tĩnh lặng, người ta sởn ra gà vì sợ hãi. Nhưng với tôi bây giờ, yên tĩnh lại là sự ưu ái đặc bệt. Tôi thấy sự yên tĩnh giúp cho con người ta tĩnh trí, nhìn kỹ hơn, dù là quá muộn, dù chỉ còn sự hối tiếc những gì khuất lấp trong quá khứ mà xưa kia, cuộc sống hối hả, gấp gáp cứ ào ào chuyển động, trào qua như sông, nhấn chìm người ta xuống, không cho ai một cơ hội nhận rõ đâu là đen, đâu là trắng.
Giờ đây, khi số phận đã được định đoạt nên không muốn nói đến hai từ giá như. Điều đó là không tưởng và nếu lúc đó nhận thức được mình đang là ai và hậu quả thì không một ai hành động điên rồ. Tôi vô cùng ân hận vì những gì mình đã làm. Tôi có tội với Linh, có tội vơi gia đình Linh và có tội với gia đình mình.
Tôi đã xác định chấp nhận tất cả mọi sự trừng phạt và đó là lý do tôi trở nên binh thản. Tuy nhiên, tôi vẫn hy vọng mong manh. Thực lòng, tôi không nghĩ gì cho tôi nữa, nhưng nếu được sống, tôi sẽ là tôi khi còn ở gia đình và sống cho mẹ, người sinh thành còn lại của tôi".
Nguyễn Đức Nghĩa những ngày trong trại tạm giam HN
Điều bình dị bỗng chốc trở thành giấc mơ... xa xỉ
Mặt trời ngả dần về phía bức tường cao ngất nhằng nhịt thép gai bao quanh toàn khu trại. Trong căn phòng nhỏ gần nơi biệt giam, khuôn mặt điển trai nhưng lạnh lùng của Nguyễn Đức Nghĩa bỗng trở nên...hiền khô. Thật lạ là lúc đầu gặp tôi, Nguyễn Đức Nghĩa không muốn bộc bạch những suy nghĩ của mình, nhưng rồi, khi nói về sự sám hối và nhắc đến người thân của mình, Nghĩa tự dưng nói liền một mạch: " tất cả mọi nỗi đau, mất mát với gia đình Linh, gia đình tôi và cả gia đình Yến (người yêu của Nghĩa tại thời điểm gây án) đều do tôi gây nên.
Vì một phút sĩ diện, một phút không kiềm chế, tôi đã phạm tội tày trời và gieo nỗi đau cho bao nhiêu người. Đến giờ phút này tôi cũng không thể giải thích được rằng tại sao lúc đó tôi lại có thể hành động như một con thú như vậy. Tôi cầu mong Linh được siêu thoát và xin được tạ tội với tất cả mọi người. Tôi nhớ lắm lắm thời thơ ấu.
Thời ấy chưa xa mà sao tôi không còn cơ hội quay trở lại dù là tìm về một dấu chân kỉ niệm. Tuy chiều chị em tôi, nhất là tôi nhưng bố mẹ tôi lại rất nghiêm khắc và luôn hướng cho tôi đi tới tương lại bằng con đường học vấn. Lúc nào bố mẹ cũng coi tôi như một đứa trẻ và dặn dò đủ điều. Trước, mỗi lần về nhà, tôi hay chui vào giường của bố thấy mình ngủ ngon hơn.
Giờ, tôi vẫn thèm được ngủ chung với bố, thèm vòi vĩnh mẹ những món ăn mình thích nhưng đó chỉ là giấc mơ xa xỉ. Điều đó không xa xỉ sao được khi tôi đã trở thành kẻ tử tù bị xã hội lên án, bố tôi đã chết vì suy nghĩ khi trên đường tới thăm tôi.
Tôi nhớ, hồi còn nhỏ, có lần tôi bị cảm, mẹ tôi vừa chạy tất tả, vừa nước mắt ngắn dài đi tìm nắm lá nhọ nhồi đắp lên trán tôi trong khi tôi nằng nặc gạt ra. Rồi mẹ đổ nước nhọ nhồi vào miệng tôi đang cắn chặt khiến những giọt nước chảy xuống hai bên mép xanh lét.
Thấy mẹ nhăn nhó bất lực, rơm rớm nước mắt tôi mới hé răng. Giờ tôi mong cũng không được nữa. Tôi thường nằm mơ thấy mẹ. Có lần tôi mơ thấy trước di ảnh bố, mẹ ngồi thụp xuống, tiếng khóc vỡ ra. Tôi nhòn mẹ, khuôn mặt xộc xệch, nhòe nhoẹt nước. Tôi lao tới ôm mẹ nhưng mẹ vùng chạy, chạy tới nghĩa trang có nhiều ngôi mộ hình chữ thập có tên và không tên.
Nơi đó bố tôi đang năm, một giấc ngủ chưa yên. Lúc đó là giữa đêm, choàng tỉnh, tôi ngơ ngẩn lấy tay bịt chặt hai tai để khỏi nghe những âm thanh rờn rợn, nhắm mắt lại nhưng không sao ngủ sâu được. Tôi lại thấy mẹ tôi đứng cạnh di ảnh bố.
Tôi nghe thấy rõ mẹ tôi xin bố hãy cười lên một lần. Nhưng, bố tôi không cười. Vâng, bố cười làm sao được khi có đứa con tội lỗi là tôi. Những giấc mơ như thế cứ đeo bám tôi hằng đêm".
Hết giờ quy định, cánh cửa sắt lạnh ngắt mở ra đưa Nghĩa trở lại buồng biệt giam. Khuôn cửa kín và tôi. Tôi thấy Nghĩa ngoại lại để nhìn ra ngoài kia, những giọt nắng cuối cùng dần tắt/
Mong manh chút liêm sỉ cuối cùng?
Nghe những gì Nguyễn Đức Nghĩa nói hôm nay, tôi hiểu thời gian qua, sự tĩnh lặng đã giúp hắn mở mắt để nhận ra rõ chính mình. Nhưng khi mọi thứ đã quá muộn, tức là khi cuộc sống đã được định đoạt bằng bản án tử hình thì dù Nghĩa có cố gắng cầu nguyện sám hối đến đâu, chúa cũng không thể gột bỏ, rũ đi được tội lỗi trong con người hắn.
Tôi chợt nhớ tới lời nhận xét của một cán bộ điều tra khi nói về vụ án của Nguyễn Đức Nghĩa vừa bộc lộ với tôi không phải là sự lột xác mà chỉ là một sự pha trộn rất nhỏ nào đó giữa thiện và ác, chắp vá nên con người hắn trước mặt tôi hôm nay. Và có lẽ, ngay cả sự khôn khéo, điềm tĩnh, mạch lạc hay những lời sám hối tôi vừa nghe cũng chỉ là để sát thủ máu lạnh Nguyễn Đức Nghĩa bảo vệ chút liêm sỉ cuối cùng?
Theo Giáo Dục VN
"Nữ đạo chích" với vỏ bọc... du học sinh Thời gian gần đây, hội sinh viên Việt Nam du học tại Melbourne (Úc) đang xôn xao câu chuyện một cô bạn du học sinh thực chất là một... "đạo chích" chuyên nghiệp. K (người viết xin được viết tắt tên nhân vật), chủ nhân Facebook K.B.B, là một du học sinh Việt ở Melbourne (Úc), đang học tại một ngôi trường danh...