“Cơn ác mộng” của Không quân Mỹ
Các loại tên lửa không-đối-không tầm xa thế hệ mới của Nga đang thực sự trở thành mối đe dọa thật sự với chiến đấu cơ của Mỹ.
Chuyên gia quân sự Mỹ nhận định các tiêm kích của Nga như MiG-31 hay Su-57 được trang bị tên lửa không-đối-không tầm xa sẽ trở thành cơn ác mộng đối với Không quân Mỹ.
Tiêm kích MiG-31 mang tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal. Ảnh: RIA Novosti
Các loại tên lửa không-đối-không tầm xa thế hệ mới của Nga đang thực sự trở thành mối đe dọa thật sự với chiến đấu cơ của Mỹ, đặc biệt là máy bay cảnh báo sớm ( AWACS) – thành phần rất quan trọng trong hoạt động tác chiến hiện nay của Không quân Mỹ, theo bài phân tích của chuyên gia quân sự Dave Majumdar trên National Interest.
“Những loại tên lửa tầm xa này khi được kết hợp với máy bay ném bom phù hợp có thể ngăn cản hoàn toàn khả năng triển khai các chiến dịch trên không của Mỹ tại cả châu Âu lẫn châu Á”, theo chuyên gia Dave Majumdar.
Các loại tên lửa được nhắc đến trong bài viết của National Interest bao gồm tên lửa không-đối-không tầm xa R-37 và biến thể RVV-BD, cùng tên lửa KS-172 với tầm phóng từ 300 km đến hơn 400 km.
Khi được trang bị cho tiêm kích MiG-31 và tiêm kích đa nhiệm Su-57 (còn được biết đến với tên gọi T-50 hoặc PAK FA), những vũ khí này hoàn toàn có thể hạ gục các loại máy bay cảnh báo sớm của Mỹ như Boeing E-3 Sentry AWACS hoặc Northrop Grumman E-8 JSTARS, cũng như các loại máy bay tiếp liệu Boeing KC-135 hoặc KC-46.
Tổng biên tập tạp chí Quân sự Moscow Mikhail Barabanov giải thích khi các loại tiêm kích như MiG-31 được trang bị tên lửa R-37, R-37M hoặc RVV-BD sẽ tiếp cận các mục tiêu với tốc độ cực cao, sau đó phóng loạt tên lửa không-đối-không mang theo. Những tên lửa này đủ sức tấn công và vô hiệu hóa chiến cơ hiện NATO đang sở hữu.
Video đang HOT
Ngoài ra Nga có thể sử dụng các loại tên lửa hiện đại với tầm phóng xa hơn như KS-172 với tầm phóng lên đến 460 km so với tầm phóng 370 km của RVV-BD. Tạp chí National Interest nhận định rằng việc các tiêm kích thế hệ thứ 5 của Nga mang theo những tên lửa này sẽ là vấn đề lớn mà Bộ Quốc phòng Mỹ phải đối mặt.
Theo VOV
Uy lực siêu tên lửa Nga xuyên thủng mọi lá chắn Mỹ trong 10 phút
Siêu tên lửa Kh-47M2 Kinzhal là một trong bộ 3 vũ khí mới mà Tổng thống Nga Vladimir Putin giới thiệu hồi đầu tháng này, với khả năng tấn công mục tiêu ở tốc độ 12.000km/giờ và có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Tiêm kích MiG-31 phóng tên lửa Kh-47M2 Kinzhal thế hệ mới.
Theo Military Today, Bộ Quốc phòng Nga mới đây công bố video tiêm kích MiG-31 Foxhound phóng siêu tên lửa Kh-47M2 Kinzhal thế hệ mới. Đây là một trong bộ 3 vũ khí mới nhất của Nga, được ông Putin nói là đủ khả năng xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ của Mỹ.
Theo chuyên gia quân sự Dave Majumdar, đoạn video được làm mờ để giấu đi những thành phần quan trọng của tên lửa. Nhưng Kinzhal dường như là mẫu tên lửa đạn đạo hơn là tên lửa sử dụng động cơ phản lực tĩnh siêu âm (scramjet).
"Phi công lái MiG-31 đã phóng thành công tên lửa Kinzhal với độ chính xác cao vào mục tiêu giả định, trong một đợt huấn luyện chiến đấu", Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố. "Tên lửa siêu thanh phóng đi đúng theo cơ thế hoạt động của hệ thống Kinzhal".
Theo Bộ Quốc phòng Nga, tên lửa Kinzhal có thể tấn công cả mục tiêu di động trên mặt đất và trên biển. "Hệ thống Kinzhal được thiết kế để tiêu diệt cả mục tiêu trên mặt đất và mục tiêu trên biển. Kết hợp với tính năng chiến đấu vượt trội của tiêm kích MiG-31, tên lửa Kinzhal hoàn toàn không có đối thủ trên thế giới".
Kh-47M2 Kinzhal gắn trên tiêm kích MiG-31.
MiG-31 là máy bay phù hợp nhất để trang bị tên lửa Kinzhal vì tầm hoạt động, khả năng mang tên lửa cỡ lớn và tầm cao vượt trội. Máy bay có thể khai hỏa ở độ cao tới 20.000 mét, trong khi bay với tốc độ tối đa 3.500 km/giờ.
Tốc độ cao giúp MiG-31 dễ dàng đưa tên lửa Kinzhal vào vị trí phóng, tăng động năng cho tên lửa.
Theo các chuyên gia quân sự, Kinzhal thực chất chính là tên lửa đạn đạo Iskander, vốn có thể tự động thay đổi hành trình và quỹ đạo bay để né tránh hệ thống phòng thủ của đối phương.
Hiện chưa có bất kỳ một quốc gia nào khác trang bị tên lửa đạn đạo gắn trên chiến đấu cơ, nên tuyên bố của Nga nói Kinzhal không có đối thủ là hoàn toàn có cơ sở.
So với Iskander phóng từ mặt đất, Kinzhal có tầm bắn xa hơn, lên tới 2.000km. Tên lửa dùng để trấn áp hệ thống phòng thủ đối phương, vô hiệu hóa mục tiêu quan trọng và có thể dùng để tấn công cả tàu sân bay.
Kinzhal là biến thể của tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander.
Các chiến đấu cơ tàng hình Su-57 hay máy bay ném bom chiến lược Nga được cho là có thể mang theo Kh-47M2 Kinzhal. So với những tên lửa hành trình như Kh-55SM, Kh-101, Kinzhal vượt trội nhờ đạt tốc độ tối đa tới 12.000 km/giờ.
Tên lửa chỉ cần 10 phút để tấn công mọi mục tiêu trong phạm vi tấn công, chưa kể tầm hoạt động của tiêm kích MiG-31. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ hay các tổ hợp tên lửa đánh chặn.
Kinzhal cũng có thể được trang bị đầu đạn nổ thông thường, hoặc đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ. Tên lửa Nga hiện tại tấn công mục tiêu chính xác nhờ vào hệ thống dẫn đường tiên tiến bằng vệ tinh.
Tronng video mô phỏng tính năng chiến đấu, Nga cũng cho thấy khả năng của Kinzhal khi bắn trúng tàu chiến giả định ở góc 90 độ.
Tên lửa Kh-47M2 Kinzhal tạo ra mối đe dọa không nhỏ với tàu sân bay Mỹ.
Việc Nga công bố Kinzhal được cho là làm tăng sức ép đối với hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO. Mỹ và các đồng minh phải phát triển những cảm biến mới để phát hiện và xác định mục tiêu tiêu siêu thanh như Kinzhal.
Mỹ và NATO cũng có thể phải chế tạo thêm những tên lửa mới có thể ngăn chặn được Kinzhal. Sự xuất hiện của Kh-47M2 cũng là động lực để Mỹ hoàn thiện vũ khí laser và các tên lửa không đối không tầm xa.
Tuy vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis mới đây cho rằng tên lửa mới của Nga chưa thực sự ấn tượng.
"Tôi đã xem video mà ông Putin công bố. Tôi có thể nói là loại vũ khí này chưa làm thay đổi cán cân quân sự, ít nhất là trong thời điểm hiện tại", ông Mattis nói. "Người Nga đang đổ tiền vào loại vũ khí mà thực sự không làm thay đổi yếu tố quyết định trên chiến trường".
Theo Danviet
Buổi tập đánh đêm của bộ đôi tiêm kích Su-35S và MiG-31 Nga Luyện tập chiến đấu ban đêm cho phép phi công Nga vận hành máy bay trong mọi điều kiện thời tiết. Trung đoàn tiêm kích số 22 không quân Nga hôm 3/7 tổ chức buổi tập chiến đấu ban đêm trên không phận gần thành phố Vladivostok, miền đông nước này. Các phi công phải thực hiện nhiệm vụ trinh sát đường không,...