Cơn ác mộng chơi game tại Việt Nam
Chơi game là một cách hữu hiệu để giải trí, chính vì thế mà ngành công nghiệp này phát triển như vũ bão kể từ khi nó chào đời. Thế nhưng tại Việt Nam, để thưởng thực được món ăn tưởng chừng như rất đỗi bình dân ấy, gamer lại phải chịu đựng nhiều nỗi khổ “truyền kỳ” hết năm này sang năm khác. Hãy cùng điểm qua những cơn ác mộng chưa dứt như thế.
Chỉ sợ game hay rơi vào tay NPH… nhiều hack
Có thể khẳng định rằng, ở bất cứ tựa game online nào trên mảnh đất hình chữ S, đặc biệt là nhập vai, người chơi sẽ luôn gặp phải tình trạng cheat/hack. Không nói đi đâu xa, Đột Kích (Cross Fire) có thể xem là một trong những tựa game bắn súng hút khách nhất của nước ta (Và cũng đang là game bắn có nhiều người chơi nhất tại Trung Quốc) nhưng tình trạng hack có thể nói là thường xuyên, như cơm bữa.
Số lượng người “dọa” nghỉ chơi game vì chán ghét hacker trên các diễn đàn là rất nhiều. Không khó để bắt gặp các ý kiến kiểu như: chán lắm rồi, sẽ nghỉ game… trên các diễn dàn ngay cả những game đang hot nhất. Hiện tại, do đã quen với hiện tượng hack nên chính họ cũng cảm thấy bình thường và không ít người còn thấy… nhớ nếu hacker bị truy quét hết.
Thậm chí, hiện tại nhiều người còn hồi hộp lo lắng khi biết một MMO “đỉnh” về nước vì chỉ sợ nó rơi vào tay một NPH yếu kém trong khâu chống gian lận.
Chất lượng dịch vụ tồi tệ vẫn phải… cày
Đã quá quen thuộc và dường như, đây cũng là một trong những nét “văn hóa” rất riêng của làng game online Việt. Lag thường xuyên, lag triền miên và disconnect không báo trước đã là chuyện bình thường mà những lúc đấy, gamer Việt chỉ còn biết trút cơn giận của mình vào con chuột tội nghiệp đang cầm trên tay.
Đó là chưa kể NPH vì nhiều lý do khác nhau cung cấp dịch vụ khá tệ hại, các trường hợp oan khuất, bức xúc xảy ra khá thường xuyên trong game.
Có thể lấy ví dụ điển hình như tựa game Gunbound là một trong những GO có nhiều fan nhất Việt Nam từ trước tới nay nhưng quá khứ bị cung cấp một dịch vụ tồi tệ đặc biệt là chức năng bảo mật khiến cho chuyện mất tài khoản hay mất đồ lúc bấy giờ xảy ra như cơm bữa.
Thậm chí, cả những chuyện rất đơn giản như thông báo bảo trì server trước 1 hôm để người chơi còn biết để tránh mà NPH cũng “lười” không thèm làm. Có lẽ, các NPH Việt cũng thích chơi những trò có yếu tố bất ngờ, giật gân với gamer để tạo thêm chút… hứng thú?
Video đang HOT
Chơi game trong điều kiện… khổ cực
Với điều kiện cơ sở hạ tầng đặc biệt tại các điểm dịch vụ khá thấp, việc các game thủ không tận hưởng được các yếu tố hấp dẫn của game là điều không tránh khỏi. Việc các quán game không có tai nghe, không có loa hay thậm chí bàn phím “lung lay” là điều quá dỗi bình thường. Thậm chí, có những quán game bàn phím còn… thiếu nút. Rõ ràng, để chơi game trong những điều kiện như vậy là không dễ dàng.
Tuy vậy, với game thủ Việt Nam thường bỏ qua các chi tiết này. Thông thường, trừ các game như Audition, game thủ không mấy khi cần tai nghe. Thậm chí cả những tựa game bắn súng (nơi mà tiếng chân là rất quan trọng) thì các game thủ cũng có thể… chơi chay mà không cần đến các thiết bị hỗ trợ.
Hơn nữa, không phải ai cũng chịu được những sự bức bách, khó chịu từ các cửa hàng dịch vụ game khi nơi này thường nóng bức, không khí bị ô nhiễm bởi khói thuốc… nhưng họ vẫn hi sinh tất cả vì niềm vui chơi game.
Tiền lúc nào cũng có thể… mất trắng
Do những biến động của thị trường, trong khoảng hơn 1 năm trở lại đây, có một sự thật là nhiều tựa game được phát hành tại dải đất hình chữ S mà không ai biết nó… thật hay lậu! Nỗi khổ ấy vẫn đeo bám gamer nội địa đến nỗi họ phải miễn cưỡng chấp nhận hoặc đoán mò để chọn lựa được sản phẩm đúng ý mình.
Biết là nguy hiểm nhưng đa phần game thủ Việt không còn lựa chọn nào khác là nạp tiền vào những trò chơi không chính thống. Trong khi các hãng game “nửa chính thống” cứ thế mọc lên thì đội ngũ tạo dựng server lậu cũ cũng vẫn hoạt động mạnh, mà dĩ nhiên máy chủ lậu thì đóng cửa bất ngờ là chuyện bình thường.
Không có bất kỳ cơ chế nào công nhận giá trị tiền ảo, vì thế một khi game đóng cửa thì chắc chắn gamer sẽ mất trắng. Với các trường hợp game không rõ NPH thì rõ ràng dù có muốn kêu oan hoặc đòi đền bù cũng chẳng thể làm được.
Trò chơi trực tuyến bị coi như… ma túy
Gần đây, nếu theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng chúng ta đều giật mình vì những tác hại mà game online đem lại. Nào là giết người, cướp tiền, ngất vì cày game, dọa nạt cha mẹ, mất hết ý thức… tất cả đều làm dư luận một phen xôn xao với tác hại của loại hình giải trí này. Có lúc món ăn giải trí hàng ngày bị coi như Bạch phiến số.
Và thế là giới game thủ vốn hiếm khi làm hại ai cũng phải chịu tiếng xấu, những người làm trong ngành game bị vạ lây vì vô hình chung đang giúp sản phẩm độc hại này ra thị trường. Các phong trào cộng đồng vì thế mà lắng xuống.
Vẫn biết những cơn ác mộng bên trên không còn lạ gì, nhưng làm sao để chúng biến mất vẫn là bài toán quá khó giải tại Việt Nam.
Theo Game Thủ
Ngược đời khi ghét game mới về Việt Nam
Năm 2012 mới chỉ trôi qua những ngày đầu, thế nhưng "cơn ác mộng" webgame đã lại tiếp tục ám ảnh giới trẻ Việt Nam. Chỉ cần kể sơ sơ cũng đã có tới 4, 5 webgame gốc Trung Quốc sắp phát hành, đơn cử nhưLục Mạch Thần Kiếm, Hùng Bá Thiên Hạ, Thần Giới, Kungfu Bóng Đá... Vẫn biết game trên trình duyệt không có gì là xấu, nhưng với gamer đã quá bội thực thể loại này thì chẳng dễ chịu gì.
Đã có không dưới 5 đầu webgame tới từ đúng một NPH Trung Quốc về Việt Nam.
Gamer ngán ngẩm
"Ngán ngẩm mỗi lần thấy có game mới về Việt Nam", đó là phản ánh của đa phần game thủ khi càng ngày webgame về nước càng nhiều. Thậm chí họ còn chẳng buồn theo dõi tin tức hoặc tỏ ra sốt sắng mỗi lần NPH nội địa chuẩn bị ra mắt dự án mới, dễ dàng thấy được các bài viết theo kiểu "lại game Trung Quốc à", "mua về làm gì lắm thế"... trên diễn đàn.
Mọi chuyện gần như lên đến đỉnh điểm khi hàng loạt các webgame nhập vai từ duy nhất một NPH tại Trung Quốc là cổng 4399 được mua về Việt Nam. Từ Nhất Kiếm, Tiên Kiếm, Võ Lâm Chi Mộng tới Hùng Bá Thiên Hạ, Lục Mạch Thần Kiếm, và chúng chưa hề có dấu hiệu dừng lại. Điểm cốt yếu là các tựa game này cứ na ná nhau, khác chăng chỉ là ở phong cách đồ họa hoặc vài tính năng nhỏ lẻ.
MMO client bặt vô âm tín hoặc cố tình trễ hẹn sang sau Tết.
Trong khi đó các dự án MMO cài đặt chính thống thì bị lùi ngày ra mắt xa dần, điển hình như việc World of Tanks của VTC Game phải đợi tới sau Tết Nguyên Đán, Tam Giới, Giáng Long Chi Kiếm hay Tinh Thần Biến cũng thế. Nói cách khác, vết xe đổ của năm 2011 đang hiển hiện rõ ràng trước mắt cộng đồng giới trẻ nội địa.
Theo một số nguồn tin đáng tin cậy, ngay sau Tết, sẽ còn ít nhất 2, 3 đầu webgame mới nữa cập bến và chúng đều tới từ một số NPH non trẻ tại Việt Nam. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp vẫn trung thành với thể loại này, "muốn có game client thì phải đợi tới Hè", đó là tâm sự từ nhiều đại diện NPH trong nước.
Vẫn kiếm tiền tốt
Không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt hãng game chọn webgame để phát hành, dù họ biết rằng xu hướng này bắt đầu bão hòa. Bên cạnh lý do tới từ việc ít rủi ro hơn, ít tốn kém hơn thì còn tới từ chính tâm lý người chơi. Có một sự thật là số lượng gamer ca thán rằng họ chán webgame chỉ chiếm phần rất nhỏ trong số hàng vài triệu người chơi nội địa.
Webgame dù bão hòa vẫn dễ kiếm tiền và có lời.
Thông thường các webgame gốc Trung Quốc được mua về Việt Nam có giá dao động trong khoảng ít hơn 20.000 USD, ít hơn nhiều so với game client chất lượng cao. Vì thế chỉ cần một game đông người chơi là NPH đã đủ để bù lỗ cho 2, 3 dự án khác, đơn cử như năm vừa rồi là Tam Quốc Truyền Kỳ hoặc Ngạo Kiếm...
Gamer Việt trong thời đại này thường sẵn tính có mới nới cũ, họ cứ gắn bó bới một webgame khoảng vài tuần cho tới vài tháng rồi lại "nhảy" sang trò chơi khác. Tuy nhiên mỗi lần như thế chắc chắn lại tốn không ít tiền của để đua top (ngay tới các server lậu thì số lượng người ném tiền vào nâng cấp trang bị cũng không nhỏ), vì thế vô hình chung khiến các NPH vừa lòng với doanh thu của họ. Và họ sẵn sàng mở thêm game mới với gameplay... y hệt như cũ để tạo cảm giác mới lạ mà thôi.
Đến bao giờ?
Câu hỏi được đặt ra là liệu đến bao giờ làn sóng MMO client mới quay trở lại như xưa, nhiều tin đồn cho rằng phải tới Hè 2012 vì hết quý 1 năm nay quy chế quản lý game online ra đời. Thế nhưng thực tế chúng ta đã nghe thấy rất nhiều lần đồn đại như thế trong năm 2011 mà rồi mọi chuyện vẫn chẳng tới đâu.
Hiện nay, số lượng MMO được mua về rồi nằm "đắp chiếu" chờ thời đã có không dưới 7, 8 cái tên, trong đó có cả game 2D lẫn 3D. Chính vì thế nếu chúng không được tung ra sớm thì chắc chắn sẽ trở nên lỗi thời so với nước ngoài khi mà còn chưa kịp tới tay game thủ Việt. Có lẽ chẳng ai muốn chơi một game bản Việt mà phiên bản tiếng Anh đã ra từ cách đó cả năm.
Chúng ta hãy cùng chờ xem liệu hết quý 1 này game online có được cấp phép hay không, nếu chưa, chắc chắn cơn ác mộng webgame sẽ còn kéo dài thêm nữa.
Theo Game Thủ
Tru Tiên Việt sẽ hồi sinh với chiến dịch Bàn Tay Sắt 2? Trên thực tế thì đại bộ phận game thủ Tru Tiên đều không tin tưởng lắm vào chiến dịch chống hack sắp tới của NPH. Từ trước tới nay, Tru Tiên vốn luôn bị coi là một trong những tựa game có... nhiều hack nhất và có lẽ, ở thời điểm hiện tại, MMO nhập vai này có lẽ chỉ thua kém mỗi...