Còn 6 công dân Việt “đi nhờ” chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội vẫn trốn tại Hàn Quốc
Trong phiên họp báo Chính phủ vừa diễn ra tối nay, 5/11, trước câu hỏi về 9 người đi cùng chuyên cơ theo đoàn Chủ tịch Quốc hội sang Hàn Quốc rồi bỏ trốn ở lại vào tháng 12/2018.
Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc cho biết hiện cơ quan điều tra đang phối hợp với các cơ quan chức năng Hàn Quốc để điều tra vụ việc. Đã có 3 công dân về nước, còn 6 công dân vẫn đang ở Hàn Quốc.
Ngày 23/9, các cơ quan báo chí của Hàn Quốc đưa tin về việc có 9 người trong số các thành viên đi cùng phái đoàn công tác của Quốc hội Việt Nam vào tháng 12/2018 đã bỏ trốn ở lại Hàn Quốc.
“Trong quá trình điều tra, nếu phát hiện hành vi sai phạm thì sẽ xử lý theo quy định và thông tin cho báo chí”, Thứ trưởng Ngọc khẳng định.
Trước đó, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra vào ngày 2/10, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Trung cho biết, Bộ đang phối hợp với các cơ quan chức năng đã thẩm tra các nhân thân của những người đi nhờ chuyên cơ của đoàn Quốc hội rồi bỏ trốn, ở lại Hàn Quốc.
Ông Trung nhận định: “Sự việc này nghiêm trọng nhưng việc họ bỏ trốn như vậy là không thể lường trước được”.
Được biết, hơn một tháng trước, các cơ quan báo chí của Hàn Quốc đã đưa tin về việc có 9 người trong số các thành viên đi cùng đoàn công tác của Quốc hội Việt Nam vào tháng 12/2018 đã bỏ trốn ở lại Hàn Quốc.
Về vụ việc này, Tổng Thư ký, Người Phát ngôn của Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc giải thích, sở dĩ có việc này là vì để thuận tiện cho việc tham dự Diễn đàn Đầu tư và Thương mại Việt Nam – Hàn Quốc, đoàn doanh nghiệp này đã đi nhờ chuyên cơ của đoàn công tác của Quốc hội Việt Nam. Trước khi đoàn này về nước, các cơ quan hữu quan đã phát hiện có 9 người bỏ trốn, cố ý ở lại Hàn Quốc trái pháp luật.
Video đang HOT
Theo viettimes
Hội thảo chuyên đề giữa Quốc hội Lào và Quốc hội Việt Nam
Thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa hai Quốc hội Việt Nam và Lào, sáng 27/9, tại thủ đô Viêng Chăn (Lào) .
Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đồng chủ trì Hội thảo chuyên đề về "Chính sách pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm" và "Công tác phối hợp xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo giữa các cơ quan Quốc hội và Chính phủ và các bộ, ngành liên quan".
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Pany Yathotou đồng chủ trì Hội thảo. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Theo đặc phái viên TTXVN, tham dự có các Phó Chủ tịch Quốc hội Lào; các Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải. Đại diện lãnh đạo một số Ủy ban của Quốc hội, các bộ, ngành hữu quan Việt Nam và Lào cùng đông đảo chuyên viên hai nước cũng đã tham dự hội thảo này.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou thay mặt Quốc hội và các báo cáo viên của Lào đến từ Quốc hội, Hội đồng nhân dân thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Bolikhamxay, tỉnh Viêng Chăn, các bộ ngành liên quan của Lào nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đồng chí trong đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm Lào và tham dự Hội thảo với chủ đề "Thực hiện vai trò giám sát giáo dục nghề nghiệp và xem xét đơn thư khiếu nại tố cáo".
Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou cho rằng đây là đề tài có ý nghĩa quan trọng phù hợp với yêu cầu thực tiễn của nhân dân trong điều kiện mở rộng phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, có liên hệ trực tiếp với hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung pháp luật, việc giám sát thực hiện pháp luật của các cơ quan hành pháp và tư pháp trong quản lý, giải quyết các vấn đề trong xã hội, nhất là giải quyết vấn đề việc làm, giáo dục, nâng cao tay nghề người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong và ngoài nước, đảm bảo giải quyết tranh chấp trong xã hội một cách đúng đắn, theo pháp luật, công bằng, an toàn trật tự xã hội được đảm bảo.
Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou nhấn mạnh, tiếp tục truyền thống của mối quan hệ hợp tác và sự đoàn kết giữa Quốc hội Lào và Việt Nam đi vào chiều sâu trên tinh thần "hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa", trong thời gian qua hai Quốc hội Lào và Việt Nam coi hình thức cùng tổ chức hội thảo là một hoạt động thiết thực, hiệu quả nhằm trao đổi bài học kinh nghiệm lẫn nhau trong việc thực hiện vai trò lập pháp ngày càng vững mạnh.
Hội thảo chuyên đề lần này tập trung vào hai chủ đề lớn, đó là việc giáo dục nghề nghiệp và tạo việc làm; xem xét, xử lý các đơn thư khiếu nại tố cáo. Hai chủ đề này liên hệ trực tiếp đến quyền lợi của công dân, liên hệ trực tiếp đến trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cả Quốc hội và Hội đồng nhân dân, từ đó đặt ra yêu cầu phải cùng nhau tham gia vào việc giải quyết những vấn đề trên của nhân dân một cách phù hợp và đúng pháp luật, bảo đảm quyền cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, Quốc hội Việt Nam cùng với Quốc hội Lào tiếp tục tổ chức hội thảo chuyên đề để cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm và bài học thực tiễn trong công tác quản lý của mỗi nước. Trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa 14 của Việt Nam và Khóa 8 của Lào, Quốc hội của hai nước đến nay là 8 lần tổ chức hội thảo chung, trong đó hai Chủ tịch Quốc hội hai nước đã cùng nhau đồng chủ trì 4 cuộc.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ: "Có thể nói quan hệ hợp tác nghị viện đặc biệt đó chỉ có thể có được giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào. Điều này càng thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của Quốc hội hai nước đối với những vấn đề quan trọng của đất nước và là biểu hiện sinh động của quan hệ hợp tác ngày càng thiết thực, hiệu quả giữa Đảng, Nhà nước Việt Nam và Lào".
Chủ tịch Quốc hội cho biết, vấn đề giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm ở Việt Nam đã được quy định trong các bản Hiến pháp của Việt Nam, trong đó Hiến pháp năm 2013 quy định "Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc" (Điều 35, khoản 1). Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Luật Việc làm năm 2013, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 đã thể chế hóa quy định này của Hiến pháp thành các quy định của pháp luật.
Việt Nam luôn xác định chính sách về việc làm là một trong những chính sách quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngay từ sau đổi mới, Việt Nam đã có nhiều chương trình, kế hoạch và đầu tư ngân sách cho hoạt động này. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam có Chiến lược việc làm giai đoạn 2011-2020, Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm; Quỹ hỗ trợ việc làm...
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tiến hành triển khai đồng bộ thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, chính sách trợ cấp mất việc làm, bảo đảm an toàn việc làm; chính sách hỗ trợ việc làm cho các đối tượng yếu thế trong xã hội... Cùng với đó, việc đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ phát triển kinh tế cũng được Nhà nước quan tâm đầu tư và tạo điều kiện để người dân được đào tạo nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm có thu nhập.
Hiện nay, cùng với việc triển khai đồng bộ thực hiện chính sách việc làm và giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật, Việt Nam đang đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tăng cường phân cấp trong quản lý nhà nước về lao động - việc làm; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về chính sách, chế độ đối với người lao động và người sử dụng lao động nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, nhất là trong bối cảnh ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với phát triển kinh tế toàn cầu ngày càng lớn như hiện nay.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, cùng với quá trình phát triển đất nước, tính dân chủ ngày càng được mở rộng thì việc người dân có đơn, thư khiếu nại, tố cáo gửi đến các cơ quan Nhà nước cũng ngày càng nhiều và đòi hỏi việc xử lý ngày càng cao, công khai, minh bạch.
Xác định rõ công tác xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, với tinh thần "lấy dân làm gốc", tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý nhà nước theo tinh thần "Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra", tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền làm chủ, đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và cá nhân, năm 1998 lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật khiếu nại, tố cáo trên tinh thần kế thừa các quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các văn bản dưới luật nhằm mục đích để việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, của tổ chức và cơ quan.
Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung đến năm 2011, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Khiếu nại và năm 2018 đã ban hành Luật Tố cáo. Với việc đổi mới này càng khẳng định tư tưởng của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong quá trình giải quyết xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo phải gắn thực hiện "công bằng, dân chủ" trong đường lối phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chia sẻ, hiện nay tại Việt Nam, các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ có sự phối hợp khá chặt chẽ, nhịp nhàng trong vấn đề này, mặc dù công tác xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo là công việc hết sức khó khăn, phức tạp, có mặt nhạy cảm, cần nỗ lực hơn nữa để ngày càng đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Pany Yathotou chụp ảnh lưu niệm với đại biểu hai nước đến dự hội thảo. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Tại khai mạc hội thảo, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Quốc hội Việt Nam trân trọng và chúc mừng trước những thành tựu mà nhân dân các dân tộc Lào đã đạt được trong thời gian qua; đồng thời tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của đảng Nhân dân Cách mạng Lào do đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Bounnhang Vorachith đứng đầu, nhân dân các dân tộc Lào anh em sẽ đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Đại hội X đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã đề ra.
Trong không khí trang trọng và thắm tình hữu nghị, thay mặt Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định Quốc hội Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Quốc hội Lào, tiếp tục kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, kết quả hợp tác, tích cực góp phần củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, gắn bó tin cậy và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Quốc hội Lào cùng bày tỏ tin tưởng, trong một ngày diễn ra hội thảo, các đại biểu Quốc hội, lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương, các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Việt Nam và Lào sẽ tập trung trao đổi kinh nghiệm thực tiễn và làm sáng tỏ những vấn đề cùng quan tâm liên quan đến hai chủ đề của hội thảo; chúc hội thảo thu được nhiều kết quả, các đại biểu chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý giá, góp phần vào công cuộc phát triển mỗi nước.
Tiếp theo, với sự chủ trì của hai Chủ tịch Quốc hội hai nước, các đại biểu đã nghe báo cáo, trao đổi kinh nghiệm về chính sách pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm.
Theo chương trình, chiều cùng ngày, các đại biểu sẽ trao đổi kinh nghiệm về công tác phối hợp xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo.
Theo Hoàng Thị Hoa (TTXVN)
9 người bỏ trốn tại Hàn Quốc : Ai phải chịu trách nhiệm? Luật sư Nguyễn Thị Minh Châu cho rằng hành vi này vi phạm vào Điều 349 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội "Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép". Hành khách tại sân bay Incheon, phía tây Seoul, Hàn Quốc, ngày 31/1/2019. (Ảnh: Yonhap/ TTXVN) Vụ việc 9...