Còn 3 người Việt kẹt trong bão tuyết ở Nepal
Còn 3 người Việt đăng ký leo đỉnh Annapurna trong thời gian xảy ra bão tuyết kinh hoàng ở Nepal, ngoài chị Võ Thị Mỹ Linh, người may mắn thoát chết.
Còn 3 người Việt kẹt trong bão tuyết ở Nepal
Theo danh sách chị Linh nhận được từ Cục Du lịch Nepal, danh tính 3 người Việt gồm: Nguyen Thi Anh Thuy, sinh năm 1984, nhà ở TP.HCM, bắt đầu leo ngày 9/10, tuyến Jomsom – Muktinath; Lai Thi Cam Phan, sinh năm 1984, bắt đầu leo ngày 22/9; Tran Thi Minh Hang, sinh năm 1984, bắt đầu leo ngày 5/10.
Hiện tại chị Linh chỉ nhận thông tin cụ thể (nơi ở, điện thoại người thân) về người tên Nguyen Thi Anh Thuy, còn hai người là Phan và Hang chưa có thông tin.
“Điều này cũng có nghĩa ba người này đang nằm trong danh sách bị nghi là đã thiệt mạng trong trận bão tuyết vừa qua”, chị Linh cho biết.
Sáng 21/10, PV liên lạc với người thân của Nguyen Thi Anh Thuy (người nhà xác nhận tên là Thúy) thì được biết hiện gia đình vẫn chưa có thông tin gì của Thúy. Người nhà của chị Thúy xác nhận chị Thúy có đi Nepal.
Khi hỏi về thời gian chị Thúy đi Nepal, người nhà của chị Thúy nói: “Không rõ thời gian. Từ đó đến nay Thúy cũng không liên lạc về. Giờ gia đình cũng không có thông tin. Mong báo giúp gia đình tìm công ty nào tổ chức tour sang Nepal để chúng tôi liên lạc. Tôi được biết thời gian đó có rất nhiều người Việt đi sang Nepal qua tour này”.
Trước đó, sau khi vụ bão tuyết xảy ra, báo chí nước ngoài và Nepal đưa nhiều thông tin khác nhau liên quan đến người Việt thiệt mạng.
Video đang HOT
Chị Linh cho biết trong ngày hôm nay (21/10) sẽ liên hệ với Cục Du lịch Nepal để tìm hiểu thêm thông tin về người Việt đăng ký leo núi.
Hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu người mất tích trong thảm họa được cho là tồi tệ nhất ở Nepal. Ít nhất 39 người thiệt mạng và gần 400 người đã được giải cứu, theo BBC. Trong khi hãng tin AFP cho biết có ít nhất 43 người chết.
BBC cho biết hiện có ba danh sách khác nhau về số người chết và người sống sót. Đó là danh sách của Quân đội, Bộ Nội vụ và Hiệp hội leo núi Nepal. Chính quyền Nepal cho hay họ đang nỗ lực đưa ra một danh sách duy nhất.
Trong số những nạn nhân thiệt mạng có người Nepal, Nhật Bản, Canada, Ấn Độ, Slovak, Ba Lan và một người Việt Nam vẫn chưa rõ danh tính, theo BBC.
Một chuyên gia leo núi cho BBC biết cơn bão tuyết xảy ra vào ngày 15/10 thuộc hàng tồi tệ nhất trong vòng một thập niên qua, khiến cho tuyết rơi dày 1,8 m trong vòng 12 giờ sau đó.
Nguồn Thanhnien.com.vn
Người sống sót kể chuyện 'bị lừa' giữa cơn bão tuyết Nepal
Elitan Edan, người sống sót sau cơn bão tuyết dữ dội ở khu vực Annapurna Circuit, Nepal, vẫn còn rất giận dữ khi kể lại chuyện của những người phải chết oan vì bị một chủ quán trà bỏ mặc giữa cơn cuồng phong.
Tuyến leo núi nổi tiếng Annapurna Circuit (khoanh tròn). Ảnh: AFP
Elitan Edan, 31 tuổi, nhân viên xã hội người Israel, có 4 người bạn thiệt mạng trong thảm họa bão tuyết lần này. Edan cho biết anh đang leo núi cùng một nhóm khoảng 100 người, chủ yếu đến từ Israel và Ba Lan, trên tuyến đường nổi tiếng ở Annapurna, hướng tới đèo Thorung La thì cơn bão Hudhud kéo đến và nhấn chìm mọi vật vào bóng tối.
Họ cố gắng đi và bắt gặp một quán trà nhỏ bên đèo ở độ cao khoảng 5.500 mét. Cả nhóm vui mừng vì tin rằng đã đến được nơi trú ẩn an toàn. Tuy nhiên, cửa hàng lúc này chật kín người và ông chủ thì làm khó, không cho bất kỳ ai tá túc lại với lý do sắp phải đóng cửa.
Khi mọi người cố thuyết phục rằng điều kiện thời tiết bên ngoài quá nguy hiểm cho tính mạng của họ thì chủ cửa hàng dọa tất cả rồi cũng sẽ chết nếu không rời đi sớm và gợi ý đưa du khách tới nơi an toàn nếu nhận được 2.000 USD.
"Lúc đó là khoảng 2 hay 3 giờ chiều, chủ quán cho biết ông ta chuẩn bị đóng cửa, tất cả mọi người phải rời khỏi đó ngay lập tức", Telegraph dẫn lời Edan, hiện đang được chăm sóc tại bệnh viện Kathmandu, kể lại. Ông ta nói rất am hiểu tình trạng ở đó. Mọi người đang ở độ cao 5.400 mét, không khí loãng, lượng oxy ít nên rất nguy hiểm. Ông ta đảm bảo là tường tận địa hình và đường đi lối lại ở vùng này nên sẽ dẫn tất cả đến nơi an toàn với điều kiện mỗi người phải trả 1.000 rupee (hơn 10 USD).
Mọi người bắt đầu mặc cả và thống nhất sẽ trả một nửa số tiền trước, phần còn lại thanh toán nốt sau khi họ tới được Muktinath, nơi có đội cứu hộ đang chờ sẵn. Cứ thế hắn cùng Pasang Tamang, phu khuân vác, 45 tuổi, dẫn đoàn người lên đường.
Theo một số người Israel sống sót sau thảm họa, Tamang thỏa thuận với chủ quán trà chia đôi số tiền kiếm được nhưng ông này đã chết vì ngạt thở và kiệt sức trong trận bão.
Tuy nhiên, Laxman Ghimire từ đại lý du lịch Swissa Trekking, ông chủ của Tamang, lại cho biết, người ta chỉ tìm thấy trong túi ông khoảng 22.500 rupees (hơn 200 USD) và 100 USD. Đây là số tiền Tamang kiếm được từ lần đưa khách đi leo núi trước đó.
"Ông ấy có thể sống sót. Ông đã cứu được hai cô gái người Israel. Trong lúc giải cứu những người khác thì ông ấy bỏ mạng... Nhiều người đề nghị đưa tiền để ông giúp họ nhưng Tamang đã chết trước khi kịp nhận chúng", Ghimire nói. "Thường thì phu khuân vác nghèo và luôn cần tiền. Ông ấy vừa muốn cứu người vừa muốn kiếm tiền... Nếu ông không giúp người xung quanh thì có lẽ đã sống".
Báo chí địa phương ca ngợi Tamang tận tâm vì ông đã cứu được ít nhất 18 người. Nhưng theo những người Israel sống sót ở bệnh viện Kathmandu, ông ấy chỉ cố gắng một mình bước đi trong suốt hành trình và bị kiệt sức bởi mang quá nhiều túi nặng. Họ còn gặp một phụ nữ Ấn Độ đang kêu gào mong được giúp đỡ nhưng chủ quán trà nói chân của cô ấy "mất rồi" và "cuộc đời cô ta đến đây là hết".
"Chúng tôi lại tiếp tục hành trình xuống núi nhưng dừng lại giữa đường một lúc. Chủ quán bảo chúng tôi đi về phía tay trái và leo xuống. Mọi người răm rắp làm theo. Khi quay lại nhìn thì ông ta đã biến mất", Eitan Edan khẳng định.
Lúc đó, nhóm chỉ còn 30 đến 40 người nhưng đã là 11 giờ đêm, sau 9 giờ đi bộ, Etan ngã vật xuống tuyết, không thể nhấc nổi đôi chân lên. Anh đinh ninh rằng mình sẽ chết ở nơi này.
"Tôi hoàn toàn kiệt sức. Gió thì vẫn thổi mạnh. Tôi bảo các bạn hãy tiếp tục đi khi vẫn còn khỏe, tôi sẽ nằm lại và chết ở đây. Nhưng rốt cuộc 4 người bạn của tôi lại mất mạng. Họ đều mới chỉ từ 20 đến 30 tuổi", Edan nói.
Sau khi đắp chăn, ngủ một giấc ngắn trên nền tuyết lạnh và ăn một thanh kẹo, Edan lấy lại chút sức lực và miệt mài tiếp tục bước đi, hướng về Muktinath.
Mặc dù sống sót, anh cảm thấy vô cùng bất bình trước cái chết của những người bạn. Anh cho rằng chính chủ quán và người khuân vác đã đặt mạng sống của họ vào nơi nguy hiểm để kiếm tiền.
"Họ khiến chúng tôi nghĩ rằng phải đi nếu muốn sống, nhưng tất cả những ai ở lại quán đều thoát chết", anh nói. "Họ chỉ tập trung vào tiền bạc, Tamang và chủ quán trà là đồng phạm".
Một người leo núi bị thương được các binh sĩ Nepal chuyển tới nơi an toàn. Ảnh:EPA
Vũ Hoàng
Theo Telegraph
38 người chết vì bão tuyết trên dãy Himalaya Nepal hôm 18/10 thông báo họ tiếp tục phát hiện thêm 9 thi thể sau cơn bão tuyết mạnh xảy ra ở khu vực vùng núi Himalaya, nâng con số người thiệt mạng lên 38. Binh sĩ Nepal chuyển nạn nhân của cơn bão tuyết đến nơi an toàn. Ảnh: BI Một chiếc trực thăng cứu hộ hôm 18/10 phát hiện thêm 9...