Còn 2 ngày để “chốt” hạ tầng chạy tàu đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Ban Quản lý Dự án đường sắt – Bộ Giao thông vận tải cho biết, theo kế hoạch, phần xây dựng cơ bản hạ tầng chạy tàu sẽ phải hoàn thành vào cuối năm 2016 (tức là còn 2 ngày cuối năm) bao gồm: cơ sở hạ tầng kết cấu cầu cạn, nhà ga, công trình kiến trúc trong khu Depot, đường ray…
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Kim Thành – Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt – thông tin, đến nay, tất cả phần xây dựng cơ bản hạ tầng chạy tàu đã cơ bản hoàn thành, đảm bảo tiến độ đã đề ra. Trên dự án còn một vài vị trí, kết cấu hạng mục phụ trợ – lối lên xuống các nhà ga đang được tích cực thi công. Những vị trí này trong quá trình vừa qua khi thi công bị ảnh hưởng bởi một số công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm hoặc do cản trở (như vị trí ga La Khê, ga Văn Khê, ga Vành đai 3).
“Phần xây dựng cơ bản hạ tầng chạy tàu sẽ phải hoàn thành vào cuối năm 2016 (tức là còn 2 ngày cuối năm 2016) bao gồm: cơ sở hạ tầng kết cấu cầu cạn, nhà ga, công trình kiến trúc trong khu Depot, đường ray… Đối với các khu vực đã hoàn thành, Ban Quản lý dự án đang chỉ đạo phối hợp với các cơ quan chức năng TP Hà Nội để hoàn trả mặt đường thông suốt cho người dân như khu vực Quốc lộ 6 (Văn Khê – Yên Nghĩa) và khu vực Láng – Yên Nghĩa trước khi bước sang năm mới 2017…” – ông Thành cho hay.
Hạ tầng chạy tàu phải hoàn thành trong ngày 31/12/2017, tức là chỉ còn 2 này nữa
Theo kế hoạch, hết quý I/2017, Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ hoàn thiện toàn bộ phần xây lắp trang trí kiến trúc bao gồm các nhà ga và các công trình kiến trúc trong khu Depot. Tháng 3/2017 sẽ bắt đầu lắp đặt tuần tự các hạng mục chuyên ngành thiết bị và sẽ hoàn thành công tác lắp đặt thiết bị vào cuối tháng 7/2017. Việc kiểm tra, kiểm định và thử hệ thống đơn động được tiến hành song song, tuần tự ngay khi lắp đặt thiết bị và mục tiêu đến 1/10/2017 sẽ chạy thử liên động toàn hệ thống.
Video đang HOT
“Đối với công trình đường sắt đô thị lần đầu tiên thực hiện và sẽ đưa vào khai thác, các quy trình thực hiện từng bước là rất khắt khe, đòi hỏi chuẩn bị kỹ lưỡng. Đến 1/10/2017 dự án sẽ vận hành chạy thử liên động toàn hệ thống (căn chỉnh tổng hợp, vận hành chạy thử không tải, vận hành thử chở khách mô phỏng…) – quá trình chạy thử này từ 3 – 6 tháng phụ thuộc vào kết quả chạy thử trước khi đưa vào vận hành khai thác thương mại” – ông Thành nhấn mạnh.
Ray tàu trên tuyến chính đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông đã hoàn thành
Nói về nguồn vốn vay 250,62 triệu USD bổ sung cho dự án, Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án Đường sắt cho biết hiện Ban Đường sắt đang cùng Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính làm việc với Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank) để thống nhất các điều khoản chi tiết sớm ký kết Hiệp định vay.
Cũng theo ông Thành, do quý I/2017 có dịp nghỉ Tết Nguyên đán tương đối dài ngày nên sẽ rất khó khăn trong việc huy động nguồn lực như nhân công lao động, vật tư, vật liệu phù trợ để triển khai thi công. Ban sẽ làm việc với các nhà thầu để bố trí công việc một cách hợp lý, khoa học nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của việc nghỉ tết, đảm bảo hoàn thành tiến độ Dự án.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Bỏ chỉ dẫn bằng tiếng Trung Quốc trên tàu điện Cát Linh - Hà Đông
Bộ Giao thông Vận tải đã thống nhất phương án thiết kế nội, ngoại thất của tàu mẫu đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, trong đó yêu cầu sử dụng phát thanh chuẩn tiếng Việt, chuyển toàn bộ tiếng Trung sang tiếng Việt.
Tàu mẫu Cát Linh - Hà Đông sau hơn 1 tháng trưng bày đã nhận được nhiều ý kiến chê màu sắc - Ảnh: M.H
Với nội thất tàu, phương án thiết kế điều chỉnh chuẩn hóa lại toàn bộ nội dung tiếng Anh và tiếng Việt trên biển báo, chỉ dẫn hành khách trên tàu và chuẩn hóa lại toàn bộ tên nút bấm điều khiển của lái tàu trong buồng lái. Đặc biệt, các nút bấm, vặn sử dụng tiếng Trung trong thiết kế mẫu sẽ phải chuyển thành tiếng Việt. Nội dung phát thanh trên tàu sử dụng giọng đọc nữ cho mềm mại, giọng đọc chuẩn tiếng Việt với tốc độ vừa phải để hành khách thuận tiện, dễ nghe.
Tàu cũng sẽ bổ sung thêm 3 tay nắm ở mỗi hàng dọc phía ghế trên ngồi, đảm bảo ít nhất 6 người ngồi ghế và 9 người đứng bám tại vị trí gần ghế. Đồng thời, lắp đặt sẵn các mấu chờ, lắp tay nắm để trường hợp khi gia tăng hành khách có thể lắp bổ sung tay nắm. Tăng số chỗ ngồi ưu tiên (màu cam vàng) từ 1 lên 2 chỗ ở mỗi ghế. Điều chỉnh bản đồ LED phía trên cửa ra vào cho rõ ràng hơn, sáng hơn để giúp hành khách dễ đọc.
Về phương án thiết kế ngoại thất sẽ tăng kích thước, độ dày nét chữ của biểu tượng Khuê Văn Các và dòng chữ Cát Linh - Hà Đông để đảm bảo nổi bật, dễ nhìn, dễ đọc. Bộ GTVT yêu cầu Ban Quản lý dự án đường sắt phối hợp với Tổng thầu Trung Quốc rà soát lại hợp đồng và làm rõ nội dung hạng mục vật tư cung cấp kèm vật liệu dự phòng; công cụ phục vụ công tác duy ty bảo dưỡng, sửa chữa trước mắt cũng như sau này; đảm bảo tàu vận hành ổn định, liên tục trong quá trình vận hành.
Đối với công tác chế tạo đoàn tàu, để trước khi vận chuyển tàu sang Việt Nam đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, Bộ GTVT yêu cầu Ban Quản lý dự án đường sắt làm việc với Tổng thầu, tham mưu Bộ Giao thông Vận tải thành lập đoàn công tác gồm các chuyên gia của các cơ quan, đơn vị chuyên môn trong nước sang Trung Quốc kiểm tra, nghiệm thu các bộ phận chi tiết quan trọng của khung, gầm, giá chuyển... trước khi tiến hành lắp đặt tổng thể đoàn tàu và chạy thử tại cơ sở sản xuất.
Bộ cũng yêu cầu, trong quá trình sản xuất, chế tạo các chi tiết chính, chi tiết quan trọng của bộ phận giá chuyển hướng, khung, gầm... nhà sản xuất phải dập ký tự riêng đặc trưng cho dự án để làm cơ sở kiểm tra, nghiệm thu, đáp ứng yêu cầu.
Mai Hà
Theo Thanhnien
Công nhân rơi từ đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã tử vong Sau gần 3 ngày nhập viện cấp cứu do bị đa chấn thương, chấn thương sọ não vì rơi từ công trường đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông xuống đất, nam công nhân đã tử vong tại Bệnh viện Quân y 103. Hình ảnh công nhân nằm dưới lòng đường sau cú ngã (Ảnh cắt từ clip do người dân...