Combo ngũ quả “Mãng cầu vàng, dừa, đu đủ, xoài, sung…”, anh nông dân Hậu Giang bán chạy như tôm tươi
Nông dân Bùi Văn Thức ( Hậu Giang) còn linh hoạt cho ra thị trường combo ngũ quả “ Mãng cầu vàng, dừa, đu đủ và xoài, sung… đều tạo dấu ấn thư pháp”. Hiện nay, combo được bán theo đơn đặt hàng với giá khoảng 600.000-700.000 đồng.
Trái với dự tính ban đầu của nhiều nhà vườn ở tỉnh Hậu Giang, hiện nay các loại trái cây tạo hình hút hàng khi bước vào cao điểm tết. Tuy nhiên, nguồn cung lại khan hiếm.
Trái cây tạo hình hút hàng
Nhiều năm nay, sản phẩm trái cây tạo hình của tỉnh Hậu Giang đã vang danh khắp nơi. Qua bàn tay khéo léo, khả năng sáng tạo, nông dân Hậu Giang đã không ngừng cải tiến mẫu mã để cho ra thị trường những trái lạ, kiểu dáng độc đáo, bắt mắt phục vụ nhu cầu thị trường Tết Nguyên đán hàng năm.
Nông dân Bùi Văn Thức, ấp Phú Hòa, xã Đông Phú (huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) linh hoạt cho ra thị trường combo “ngũ quả” phục vụ nhu cầu chưng tết.
Huyện Châu Thành được xem là nơi có sản lượng trái cây lớn nhất tỉnh, đồng thời cũng là nơi “khai sinh” ra trái bưởi hồ lô trứ danh hàng chục năm nay.
Qua bàn tay khéo léo của những nông dân đã cho ra đời sản phẩm xoài thư pháp, đào tiên hồ lô, dưa hấu thỏi vàng… phục vụ nhu cầu chưng tết, biếu, tặng. Nhưng năm nay, do ảnh hưởng của tình hình dịch Covid-19, sản lượng trái cây tạo hình mà nông dân sản xuất giảm mạnh.
Từ loại trái thông thường, giá trị kinh tế không cao, ông Võ Hồng Quốc, ở ấp Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành (Hậu Giang), đã tìm hiểu, học hỏi và biến quả đào tiên đơn thuần thành đào tiên hồ lô in chữ vang danh trên thị trường nhiều năm nay.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ban đầu do lo ngại ảnh hưởng của dịch bệnh nên số lượng ông Quốc tạo hình giảm 50% so với năm trước.
“Năm nay, tôi chỉ làm khoảng 250 trái đào tiên hồ lô. Nhưng đến lúc này, nhu cầu thị trường lại hút hơn và có khả năng cung không đủ cầu. Tới ngày 18 tháng Chạp, tôi đã thu hoạch bán khoảng 1/2 lượng trái đào hồ lô trong vườn. Giá bán vẫn tương đương với các năm trước. Chất lượng trái tốt, mẫu mã đẹp hơn do thời vụ thuận lợi”, ông Quốc cho biết.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, nếu tết năm trước, toàn huyện có khoảng 5.700 trái tạo hình, thư pháp phục vụ thị trường thì năm nay số lượng giảm đáng kể.
Theo thống kê của địa phương đến thời điểm đầu tháng 1, toàn huyện có khoảng 1.500 trái tạo hình các loại, trong đó có khoảng 500 trái bưởi tạo hình, 80 trái đu đủ thư pháp, 250 trái đào tiên hồ lô, 500 trái xoài thư pháp và 200 trái dừa chưng tết. Riêng bưởi hồ lô tạo hình và đu đủ thư pháp đã hết hàng từ đầu tháng 1.
Theo ông Nguyễn Văn Trương, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành (Hậu Giang), lượng trái cây tạo hình mà nông dân sản xuất trên địa bàn giảm gần một nửa so với năm trước.
Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên bà con thận trọng cân nhắc số lượng khi tạo hình trái. Tuy nhiên, theo khảo sát, tới thời điểm này trái cây tạo hình rất hút hàng, nhiều nhà vườn không đủ nguồn cung ứng cho thị trường.
Không ngừng học hỏi, đổi mới cách làm trái cây tạo hình
Xoài cát hồng Vĩnh Trung, ở huyện Vị Thủy (Hậu Giang), đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Hợp tác xã hiện có 11 thành viên chính thức. Dự kiến từ nay đến Tết Nguyên đán, toàn hợp tác xã sẽ cung ứng cho thị trường khoảng 10 tấn xoài cát hồng và xoài Đài Loan.
Để đa dạng sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường, ngoài trái xoài thông thường, năm nay anh Nguyễn Thanh Nhàn, Giám đốc Hợp tác xã xoài cát hồng Vĩnh Trung, ở xã Vĩnh Trung, thử tạo hình in chữ thư pháp trên trái xoài cát hồng.
Để tạo ra một sản phẩm nông sản mang tính nghệ thuật, người nông dân này đã bỏ nhiều tâm huyết, tìm tòi, học hỏi với mong muốn trong tương lai sẽ đưa ra thị trường những sản phẩm độc đáo, kiểu dáng bắt mắt.
Anh Nguyễn Thanh Nhàn, Giám đốc Hợp tác xã Xoài cát hồng Vĩnh Trung, cho biết: “Việc thử nghiệm xoài cát hồng thư pháp là một trong những hướng đi mới. Tôi tuyển chọn những trái to, da đẹp, kích cỡ đồng đều để bao trái.
Do đây là năm đầu tiên thử nghiệm nên số lượng không nhiều. Riêng trái xoài thông thường, đợt tết này toàn hợp tác xã sẽ cung ứng khoảng 10 tấn trái phục vụ thị trường.
Anh Nhàn cho rằng đợt dịch Covid-19 vừa qua là thách thức với nông dân, cũng đồng thời tạo ra cơ hội thích ứng mới. Qua đây có thể thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu và xây dựng sản phẩm theo hướng an toàn, tiêu chuẩn và liên kết sản xuất hàng hóa.
Hợp tác xã sẽ tiếp tục tìm lối đi cho trái xoài theo hướng chế biến để đa dạng sản phẩm phục vụ thị trường; thích ứng linh hoạt, ứng dụng tiến bộ công nghệ vào quản lý và sản xuất.
Mỗi sản phẩm tạo hình là một nghệ thuật. Người làm ra nó là những nông dân linh hoạt, sáng tạo, khéo léo với năng khiếu thẩm mỹ cao.
Tiên phong khai sinh ra trái xoài thư pháp ở huyện Châu Thành, năm nay nông dân Bùi Văn Thức, ở ấp Phú Hòa, xã Đông Phú, tiếp tục cho ra đời những trái xoài in chữ thư pháp tài lộc, chào 2022, phát lộc, phát tài; xoài thư pháp in hổ, biểu tượng của năm Nhâm Dần…
Anh Thức chia sẻ: “Năm nay, do lo ngại đầu ra trong mùa dịch nên ban đầu chỉ tạo hình cho khoảng 500 trái. Nhưng cận tết, nguồn cung không đủ, thương lái đặt hàng thêm khoảng 700 trái xoài thư pháp nên tôi mới bổ sung thêm”.
Chưa dừng lại ở đó, năm nay nông dân Bùi Văn Thức còn linh hoạt cho ra thị trường combo ngũ quả “Mãng cầu vàng, dừa, đu đủ và xoài, sung…đều tạo dấu ấn thư pháp”. Toàn bộ những loại trái này đều được anh Thức tuyển chọn với chất lượng, kiểu dáng đạt tiêu chuẩn riêng. Hiện nay, combo được bán theo đơn đặt hàng với giá khoảng 600.000-700.000 đồng.
Trồng thứ cây ra lá quen, tới mùa cuốc một nhát bật lên vô số củ lạ, nông dân Hậu Giang lãi 25 triệu/công
Tận dụng những diện tích đất trống quanh nhà, thời gian qua nhiều hộ nông dân ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã trồng cây khoai lùn (cây củ lùn).
Khoai lùn (hay còn gọi là củ lùn) là loại cây dễ trồng, nhẹ chăm sóc, vốn đầu tư thấp nhưng cho hiệu quả kinh tế khá.
Theo kinh nghiệm trồng khoai lùn (củ lùn) của nông dân huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang thì cây khoai lùn được trồng trên đất cát pha sẽ cho năng suất cao hơn trên đất thịt.
Khoai lùn hay còn gọi là năng tàu, cây củ lùn. Cây khoai lùn mọc thành bụi cao khoảng 1m, lá màu xanh dài khoảng 20-30cm, cuống lá đứng thành bẹ bao phủ thân.
Khoai lùn có hình tròn, cuống dài kết thành từng chùm, vỏ mỏng màu vàng nhạt. Ruột củ khoai lùn màu trắng trong, phần nhân màu trắng đục chứa nhiều tinh bột.
Khoai lùn có thời gian sinh trưởng trên 9 tháng, khi thấy lá cây khoai lùn tàn, héo rũ xuống là đến mùa thu hoạch.
Năm nay năng suất khoai lùn trồng ở huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) ổn định ở mức 1,5-2 tấn/công.
Hiện tại thương lái vào tận rẫy thu mua củ khoai lùn với giá 20.000 đồng/kg, giảm gần 10.000 đồng/kg so với đầu vụ, nhưng trừ hết các khoản chi phí đầu tư, bà con nhà vườn trồng khoai lùn vẫn đạt lợi nhuận 25 triệu đồng/công.
Sen lụa là sen gì mà giáp tết giá bán tăng bất ngờ gấp đôi, cứ 1 công nông dân Hậu Giang lãi 30 triệu? Sen lụa là loại sen già, vỏ chuẩn bị chuyển sang khô và đen lại. Sen lụa được thương lái thu mua trên địa bàn huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) rồi tách vỏ lấy hạt làm mứt hoặc phụ gia trong thực phẩm. Hiện nay, thương lái vào tận nơi trồng sen trên địa bàn huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) thu...