Cốm vùng cao
Những ngày này, trên địa bàn thành phố Hà Giang, chúng ta dễ bắt gặp hình ảnh những túi cốm xanh mướt được bán trên các trục đường.
Cốm có vị thơm, dẻo bởi được làm bằng thứ nếp cái hoa vàng của người vùng cao, được cấy ở những chân ruộng bậc thang có vị ngọt của suối nguồn, vị mát lành của sương núi, được sấy trên những bếp lò đượm than hồng. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, loại cốm này được làm ra từ thôn Hòa Sơn, xã Thuận Hòa (Vị Xuyên).
Truyền thống làm cốm ở thôn Hòa Sơn không biết có từ bao giờ, chỉ biết cứ mỗi độ cuối thu khi ánh trăng lấp ló sườn non và bông lúa nếp cong cong lưỡi liềm tỏa hương thơm, thì khi ấy ở Hòa Sơn lại rộn lên tiếng chày giã cốm.
Thôn Hòa Sơn có hơn 100 hộ sinh sống thì có hơn một nửa số hộ duy trì nghề làm cốm truyền thống để bán. Để có một mẻ cốm vừa dẻo vừa thơm người làm cốm phải qua rất nhiều công đoạn.
Chọn những bông lúa mẩy nhất để làm cốm.
Video đang HOT
Bó lúa thành những bó nhỏ rồi để lên những phên tre đã đan sẵn đặt trên bếp lò đỏ lửa xấy cho đến khi hạt lúa vừa chín.
Sau mỗi mẻ sấy cho từng bó lúa kẹp vào thanh tre chuốt từng bông hoặc dùng bát úp để cạo cho hạt thóc rời ra.
Cho lúa vào loỏng giã cho đến khi những hạt cốm xanh pha sắc vàng ngọt ngào chẳng còn bám tí vỏ trấu nào là được mẻ cốm ngon.
Cốm là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người dân vùng cao Hà Giang mỗi khi thu về.
Theo người lao động
Bánh rế - món ăn đặc sản Phan Thiết
Phan Thiết - Bình Thuận là vùng đất có nhiều đặc sản nổi tiếng như nước mắm, mực một nắng, cốm, bánh rế... Trong đó, bánh rế là một sản phẩm khá đặc biệt. Không chỉ đặc biệt ở cái tên gọi mà còn từ công thức chế biến rất riêng để mang lại hương vị không lẫn vào đâu được.
Nghề làm bánh rế xuất hiện tại Phan Thiết từ hàng chục năm trước, tập trung tại các phường nội thành. Đây là nghề được lưu truyền cách sản xuất theo truyền thống gia đình nên mỗi nơi lại cho những chiếc bánh có mùi vị rất riêng. Vì là thứ bánh chủ yếu được sản xuất để phục vụ khách du lịch nên trong các dịp lễ tết, các lò bánh tại các phường Lạc Đạo, Đức Thắng, Đức Nghĩa, Phú Tài thường đỏ lửa cả ngày để sản xuất đủ số lượng cung ứng.
Bánh rế được sản xuất ở nhiều địa phương nhưng có lẽ không nơi đâu làm ra những chiếc bánh thơm ngon như tại Phan Thiết. Để tìm hiểu cách sản xuất những chiếc bánh rế độc đáo này, chúng tôi tìm đến lò bánh Hoàng Lam của hộ bà Hồ Thị Bích Hoàng, khu phố 6, Đức Nghĩa. Lò bánh Hoàng Lam có hết thảy 6 người thợ đều là nữ, đảm nhận 6 công đoạn khác nhau của quy trình chế biến bánh rế.
Nhờ chảo nhỏ có lòng sâu nên bánh cũng có hình thù như chảo và giống cái rế
Để có những sản phẩm thơm ngon, việc đầu tiên là phải chọn nguyên liệu là những củ khoai, sắn thật tươi và có độ chín thích hợp. Quy trình tiếp theo là các người thợ sẽ tiến hành lột, gọt vỏ củ khoai lang, sắn, rồi bào thành sợi. Các sợi khoai sau khi bào phải đảm bảo mỏng và dài để quấn lấy nhau. Cái độc đáo của bánh nằm ở chỗ đó. Tiếp đến, người thợ làm bánh sẽ dùng một chảo con có lòng sâu và một lò than nhỏ, chế dầu dừa vào chảo một ít, khi dầu bắt đầu sôi người ta cho vào chảo dầu chừng một nắm sợi củ mì đã được xắt nhỏ như đã nói. Sau đó, dùng một vá có cán dài, lòng vá sâu tròn và một đôi đũa, lấy đũa vạch sợi mì cho đều trong lòng chảo, rồi dùng lưng vá để đè các cọng mì sát xuống lòng chảo. Dầu làm cho mì chín kết dính vào nhau, sau trở màu vàng là đã chín. Dùng đũa vớt ra ngoài, tiếp tục chế thêm ít dầu nữa rồi chiên cái khác.
Nhờ chảo nhỏ có lòng sâu nên bánh cũng có hình thù như chảo và giống cái rế mà nông dân ta thường dùng lót các nồi niêu nên gọi là bánh rế. Chiên hết số sợi mì đã thành bánh rế xong, thì dùng một chảo khác có đường và ít nước được bắc lên lò lửa. Đường chảy ra, người ta từ từ lấy từng bánh một nhúng lưng bánh vào chảo đường rồi lấy ra làm cái khác, cho đến khi cả rổ bánh được ngào đường mới thôi.
Nhờ chiên dầu nên bánh rế vừa giòn, vừa béo, vừa thơm, vừa ngọt. Bánh cho ta một hương vị rất đặc biệt. Đó là sự hòa lẫn, quyện chặt của một hỗn hợp những hương vị: cái bùi bùi của tinh bột, cái beo béo của dầu, cái ngon ngọt của đường mật và không thể thiếu độ giòn tan. Bánh rế ngon là bánh rế giòn, không vỡ vụn và đặc biệt không ngọt quá.
Hiện nay, bánh rế Phan Thiết không chỉ có mặt trên các gian hàng đặc sản tại Phan Thiết mà được xuất bán đến nhiều nơi trên cả nước, giúp cho người thưởng thức có thêm những ấn tượng về vùng đất xứ Phan - Bình Thuận.
Theo báo Bình Thuận
[Chế biến] - Trứng cút tam sắc Các cháu mình rất thích món trứng này, các mẹ thử làm cho các bé ở nhà xem sao. Nguyên liệu: - Trứng cút: 20quả - Giò sống: 100gr - Nạc vai xay: 100gr - Cốm: 50gr - Vừng đen: 50gr - Vừng trắng: 50gr Chế biến: - Trứng cút luộc chín, bóc vỏ - Thịt nạc và giò sống quết nhuyễn -...